8
Đô thị -
ThứSáu24-6-2022
Trong 10 năm tới, Thủ Đức sẽ có thêm gần
8.000 căn nhà ở xã hội
TP Thủ Đức đang dẫn đầu TP.HCM về số lượng các dự án nhà ở xã hội
(NƠXH). Trong giai đoạn 2016-2020, đã có năm dự án NƠXH hoàn thành.
Trong giai đoạn 2021-2025, TP Thủ Đức sẽ khởi công xây dựng bảy dự
án NƠXH với khoảng 7.800 căn để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có
thu nhập thấp. Hiện nay, có hai dự án đã khởi công với quy mô 1.776 căn
hộ của Công ty Điền Phúc Thành (tại phường Long Trường) và Công ty cổ
phần Thủ Thiêm Group (tại phường Thạnh Mỹ Lợi).
Phước Long B…
Đáng chú ý, trong 316 dự án đã
triển khai thực hiện thì mới chỉ có
69 dự án bàn giao cơ sở hạ tầng cho
chính quyền địa phương. Còn lại 253
dự án vẫn đang “nợ” cơ sở hạ tầng,
chưa bàn giao cho Nhà nước quản lý.
Theo ông CaoThanh Bình, Trưởng
banVăn hóa -Xã hội HĐNDTP, trong
quá trình tiếp xúc cử tri hoặc qua báo
chí, vấn đề này liên tục được người
dân phản ánh. “Nếu không có giải
pháp để chế tài hoặc yêu cầu CĐT
hoàn thiện hạ tầng để bàn giao cho
Nhà nước, thì hạ tầng xuống cấp mà
không được bảo dưỡng sẽ ảnh hưởng
lâu dài đến quyền lợi cũng như chất
lượng sống của người dân trong dự
án” - ông Bình nói.
Cùng với đó, một số dự án CĐT
chỉ bồi thường phần đất kinh doanh
mà chậmhoặc không đầu tư các công
trình phúc lợi công cộng khiến người
dân trong dự án bị thiệt thòi.
Đại biểu Bình cũng thông tin thêm
một số dự án tại TP Thủ Đức chưa
hoàn tất việc bồi thường giải phóng
mặt bằng để kéo dài, gây bức xúc
cho người dân qua nhiều nhiệm kỳ.
Chẳng hạn như dự ánBắc RạchChiếc
tại phường Phước Long A và dự án
Hải Nhân tại phường Phước Long B.
Thành lập tổ công tác
kiểm tra, rà soát toàn bộ
các dự án
Các đại biểu HĐND TP cho rằng
trừ một số vấn đề ngoài thẩm quyền
thì TPThủ Đức cũng cần phải đề xuất
được các giải pháp để chấn chỉnh tình
trạng nêu trên. Cạnh đó, địa phương
cũng phải có trách nhiệm trong việc
thúc đẩy các CĐT thực hiện trách
nhiệm của mình.
Theo TP Thủ Đức, nguyên nhân
của việc CĐT chậm bàn giao cơ sở
hạ tầng chủ yếu do công tác quản lý
tại dự án. Cụ thể như diện tích đất
công viên cây xanh, giáo dục, CĐT
chưa bồi thường, chưa đầu tư. Một
số nơi đất công viên, trường học còn
bị chiếm dụng để bố trí trạm điện,
bãi xe, nhà xưởng…
Hiện nay, TP Thủ Đức đã thành
lập sáu tổ công tác để kiểm tra tất cả
dự án trên địa bàn. Nội dung kiểm
tra gồm: pháp lý dự án, nghĩa vụ tài
chính, bồi thường giải phóng mặt
bằng và san lấp, vệ sinh môi trường,
cấp giấy chủ quyền nhà đất… Trên
VIỆTHOA
T
P Thủ Đức có nhiều dự án đầu
tư hạ tầng kỹ thuật đã lâu nhưng
chủ đầu tư (CĐT) chưa thực
hiện bàn giao cơ sở hạ tầng cho Nhà
nước để quản lý, duy tu, bảo dưỡng.
Trong thời gian chưa bàn giao, các
CĐT đã không kịp thời sửa chữa
những hư hỏng phát sinh, chậm
hoặc không thực hiện duy tu, bảo
dưỡng, ảnh hưởng đến cuộc sống
của người dân trong dự án.
Thực trạng trên đã được các đại
biểu HĐND TP nêu ra tại buổi giám
sát UBND TP Thủ Đức về chương
trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016-
2025, ngày 23-6.
Chỉ 69/316 dự án bàn giao
cơ sở hạ tầng
Theo báo cáo của UBND TP Thủ
Đức, từ năm 2016 đến nay, trên địa
bàn TP có 529 dự án nhà ở với tổng
diện tích khoảng 4.311 ha, chiếm tỉ
lệ 20% diện tích toàn TP này.
Trong đó, chỉ 99 dự án đang trong
quá trình thực hiện. Có tới 112 dự
án “treo” do nhiều dự án CĐT chậm
triển khai kéo dài, không tiếp tục
thực hiện các thủ tục pháp lý để đầu
tư. “Do bỏ trống nhiều năm nên cỏ
mọc hoang, không đảm bảo vệ sinh
môi trường, phòng cháy chữa cháy,
phòng chống lụt bão, gâykhókhăn cho
chính quyền địa phương trong công
tác quản lý” - TP Thủ Đức báo cáo.
Một số dự án được “điểm danh”
như dự ánCông ty SôngĐàĐất Vàng
tại phường Tam Phú - Tam Bình, dự
án Công ty cổ phần Phương Đông
tại phường Tam Phú, dự án Công
ty Tranimexco tại phường Trường
Thọ, dự án khu nhà ở cao tầng và
công trình công cộng tại phường
NhiềunhàxưởngxâydựngtrênđấtkhudâncưtạidựánkhudâncưPhúNhuận,phườngPhướcLongB,TPThủĐức.Ảnh:VIỆTHOA
TP Thủ Đức: 253 dự án nhà ở
nợ bàn giao hạ tầng
TPThủĐức hiện có tới 112 dự án “treo” do nhiều dự án chủ đầu tư chậm triển khai, không tiếp tục thực hiện
các thủ tục pháp lý để đầu tư.
cơ sở kết quả kiểm tra, TP Thủ Đức
sẽ tổng hợp, báo cáo và đề xuất các
giải pháp tương ứng.
Cũng theo TP Thủ Đức, trên địa
bàn TP này hiện còn tồn tại một
số dự án chưa hoàn tất bồi thường
100%diện tích đất được giao, mà chủ
yếu bồi thường phần đất ở để kinh
doanh, chưa bồi thường phần diện
tích công trình giáo dục, công viên
cây xanh. Cụ thể như dự án Hồng
Long, phường Hiệp Bình Phước;
dự án khu dân cư phường Linh Tây
của Công ty Tân Hải Minh; dự án
khu dân cư Gia Hòa (phường Phước
Long B…).
“Tuy nhiên, hiện chưa có hình thức
chế tài đối với CĐT dạng dự án này
do hiện nay đa phần nền đất ở trong
dự án đã được chuyển nhượng cho
người dân nên CĐT cố tình không
tiếp tục bồi thường để đầu tư công
trình công cộng, công viên cây xanh
đúng như quy hoạch” - TPThủ Đức
giải trình.
•
Quận8đề xuấtmở rộng cầuChánhHưng, làmcầuBìnhTiên
Từ năm 2016 đến nay,
trên địa bàn TP có 529
dự án nhà ở với tổng diện
tích khoảng 4.311 ha,
chiếm tỉ lệ 20% diện tích
toàn TP này.
HĐND TP.HCM vừa có buổi giám sát theo Quyết định
313 về thực hiện chương trình phát triển nhà ở TP.HCM
giai đoạn 2016-2025 tại quận 8.
Về hạ tầng giao thông, báo cáo tại buổi giám sát, ông
Phạm Quang Tú, Phó Chủ tịch UBND quận 8, cho biết
tuyến Phạm Thế Hiển, Hưng Phú - Tùng Thiện Vương là
các tuyến giao thông chính, kết nối các tuyến này là những
cây cầu.
“Tuy nhiên, giao thông khu vực còn nhiều điểm nghẽn.
Vì vậy, quận tiếp tục kiến nghị cơ quan chức năng xem xét,
chấp thuận mở rộng cầu Chánh Hưng (nối quận 5 - quận
8)” - ông Tú nói.
Theo ông Tú, đường Phạm Hùng - Chánh Hưng là tuyến
huyết mạch nối hai quận trên thì vẫn còn điểm thắt là cầu
Chánh Hưng, cầu được xây dựng năm 2002, chỉ rộng 14 m
và hiện không đáp ứng nhu cầu lưu thông.
Ngoài ra, quận 8 cũng kiến nghị mở rộng đường Tùng
Thiện Vương - quốc lộ 50, kết nối TP.HCM với tỉnh Tiền
Giang. Đường hiện nay chỉ có lộ giới 16-20 m (trong khi
theo quy hoạch là 40 m), đang cõng lưu lượng xe rất lớn
mỗi ngày. Bên cạnh đó, quận cũng đề xuất cơ quan chức
năng xem xét thực hiện làm cầu Bình Tiên, kết nối giữa
quận 6, quận 8 và huyện Bình Chánh, dự án này bị “treo”
nhiều năm nay.
“Bức bách nữa về giao thông hiện nay là cần bổ sung,
làm nhanh đường vành đai 2 kết nối đường Hồ Ngọc Lãm
- Trịnh Quang Nghị. Còn trong nội bộ quận thì dự án xây
dựng cầu Rạch Cát nối Bình Đông - Phú Định cũng cần
được đề xuất khởi động lại” - ông Tú nói.
Về nhà ở, ông Tú cho biết thêm hiện quận 8 có 10.500
nhà ven kênh rạch, rất cần các dự án chỉnh trang đô thị kết
hợp di dời nhà ven kênh rạch.
Ông Trần Thanh Tùng, Chủ tịch UBND quận 8, cho biết
trong giai đoạn 2016-2020 quận không thực hiện được dự
án nào về chỉnh trang kênh rạch. “Quận cũng tâm huyết,
kêu gọi xã hội hóa đầu tư bờ nam kênh Đôi. Có một số nhà
đầu tư tìm hiểu nhưng không làm được do nhiều vấn đề liên
quan. Quận cũng đã có nhiều đề xuất, kiến nghị cho TP” -
ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, quận 8 đang rà soát quy hoạch vì quy
hoạch cũ, lạc hậu (quá 15 năm) để đánh giá lại và có điều
chỉnh cho phù hợp. “Quận có đến 140 ha đất nông nghiệp,
200 ha đất nằm trong quy hoạch khu nam. Vì vậy cần có
phối hợp, điều chỉnh quy hoạch để chúng ta có quỹ đất
chỉnh trang đô thị” - ông Tùng nêu giải pháp.
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Đô thị HĐND
TP.HCM, cho biết qua báo cáo của UBND quận 8, trọng
tâm là vấn đề nhà ở ven kênh rạch vì có số lượng lớn lên
đến 10.500 căn nhưng chưa có sự hấp dẫn nhà đầu tư về các
dự án chỉnh trang đô thị ven kênh rạch.
“Đề xuất UBND quận 8 cần quyết liệt hơn, có các kiến
nghị cụ thể hơn để thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị, vì
chỉnh trang đô thị là nhiệm vụ trọng tâm của chương trình
phát triển nhà ở TP” - bà Vân góp ý.
KIÊN CƯỜNG
HĐNDTP.HCMgiámsátvềthựchiệnchươngtrìnhpháttriểnnhàở
TP.HCMgiaiđoạn2016-2025tạiquận8.Ảnh:KIÊNCƯỜNG