141-2022 - page 11

11
Bụi, kể: Mới đây nhà cung
cấp nguyên liệu thông báo
tăng các loại cà phê rang
xay từ 10.000 đồng/kg, một
can dầu ăn 30 lít tăng từ
700.000 đồng lên 1,2 triệu
đồng… Mức tăng này khá
cao, buộc quán phải tính
toán lại việc tăng giá sản
phẩm bán ra.
Tuy vậy, anh Trần Kiên
thừa nhận việc tăng giá bán
chỉ là giải pháp tạm thời
để chống lại cơn bão giá
và giúp quán cầm cự. Điều
quan trọng là phải thay đổi
hình thức kinh doanh, ví dụ
tăng cường bán hàng trên
ứng dụng, sàn thương mại
điện tử, mạng xã hội.
“Bên cạnh đó, chúng tôi
chia sẻ mặt bằng của quán
với một đơn vị kinh doanh
tinh dầu thiên nhiên. Từ đầu
tháng tới nay, tôi còn tham
gia vào các nhóm của một
số chung cư quanh khu vực
và rao bán nước. Việc này
thực sự hiệu quả bởi giúp
chúng tôi gia tăng được
khách hàng ở khu lân cận,
đủ tiền duy trì được quán”
- anh Trần Kiên nói.
Tính toán lại chi tiêu
ThS Ngô Thành Huấn,
Giám đốc khối tài chính cá
nhân FIDT, khuyến nghị:
Để tránh lạm dụng chi tiêu
trong giai đoạn bão giá như
hiện nay, người tiêu dùng
nên tách bạch các chi tiêu
thành nhiều khoản khác nhau.
Trong đó có ba khoản chi
tiêu cần có gồm: Khoản chi
phí tái đầu tư (chiếm khoảng
25%), chi cho nhu cầu giải trí
(chiếm 10%-15% thu nhập)
và chi phí này nên chuyển qua
một tài khoản khác để tránh
lạm dụng vào các khoản chi
khác, thứ ba là chi phí cho
các vấn đề thiết yếu.
“Ngoài ra, cần thay đổi thói
quen tiêu dùng như không
mua hàng tích trữ hoặc gia
tăng mua hàng khuyến mãi
thông qua các chương trình
của ngành công thương hay
siêu thị, cửa hàng, nhà bán
lẻ” - ông Huấn gợi ý.
Còn theo ông Trần Bằng
Việt, Giám đốc Đông A
Solutions, bên cạnh việc
quản trị dòng tiền thì chuyển
đổi số cũng là một trong
những cách giúp nhà kinh
doanh, đơn vị bán lẻ… tồn
tại và phát triển. Đơn cử để
tăng kết nối với khách hàng,
họ có thể tận dụng các nền
tảng miễn phí hoặc chi phí
rất rẻ chỉ vài chục đến vài
trăm như chat box, contact
center… Qua đó có thể mở
rộng thị phần và tạo tính
liên kết với khách hàng.•
Tại cuộc gặp gỡ báo chí ngày 24-6, ông Phan Trần
Vạn Huy, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu (Phú Yên),
cho biết: Lễ hội tôm hùm sẽ diễn ra trong hai ngày 30 và
31-7 tại thị xã Sông Cầu, nơi được xem là thủ phủ tôm
hùm của Việt Nam. Đây là lễ hội tôm hùm đầu tiên được
tổ chức ở Việt Nam.
Lễ hội tôm hùm sẽ diễn ra với một chuỗi hoạt động
được tổ chức như lễ nghinh ông, hội thi thiết kế biểu
tượng tôm hùm Sông Cầu, trình diễn 100 món ăn được
chế biến từ tôm hùm… Đặc biệt lễ hội sẽ xác lập kỷ lục
Guinness Việt Nam 100 món ăn chế biến từ tôm hùm
Sông Cầu.
Ông Huy thông tin thêm một trong những hoạt động
trọng tâm của lễ hội tôm hùm là hội thảo ứng dụng công
nghệ blockchain, chuyển đổi số vào lĩnh vực nuôi tôm
hùm. Qua đó nâng vị thế tôm hùm Sông Cầu trên thị
trường trong và ngoài nước.
“Lễ hội tôm hùm nhằm tôn vinh nghề và người nuôi
tôm hùm, tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống. Đây
cũng là dịp để quảng bá cho lĩnh vực công nghiệp tôm
hùm, tạo cơ hội gắn kết hợp tác giữa bốn nhà “nhà nông
- Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp…” - ông
Huy nói.
TẤN LỘC
Kinh tế -
ThứBảy25-6-2022
kiệt nên buộc gia đình tôi
phải thắt lưng buộc bụng,
giảm chi tiêu cho các khoản
vui chơi, giải trí, du lịch”
- bà Sâm nói.
Nhiều gia đình khác cũng
rơi vào cảnh tương tự như
thế. Họ cho biết do giá cả
liên tục tăng cao nên chấp
nhận chuyển sang mua
những mặt hàng có giá rẻ
hơn, ngừng chi tiêu cho
những thứ không thực sự
cấp thiết như ra ngoài ăn
uống, bớt mua sắm kiểu
tùy hứng.
Chị Hồ Ánh Trâm (quận
3, TP.HCM) nói chị tiết
kiệm bằng cách đặt mua
chung đồ ăn ở quê gửi vào
TP. Đồ ở quê còn rẻ, khi
gửi vào TP dù tính cả chi
phí vận chuyển vẫn lợi hơn
mua ở chợ.
“Giá tăng đang đè nặng
lên người dân và phải tìm
mọi cách để xoay xở. Tôi
nghĩ nếu giá xăng, giá thực
phẩm còn tiếp tục leo thang
thì mọi người sẽ càng thắt
chặt chi tiêu hơn, chẳng
hạn thường xuyên nấu ăn
tại nhà, hạn chế ăn ngoài
để giảm chi phí. Điều này
cũng có nghĩa người dân
phải hy sinh, từ bỏ nhiều
nhu cầu giữa thời bão giá”
- chị Trâm nói.
Nhiều tiểu thương và nhà
bán lẻ thừa nhận bão giá đã
làm thay đổi thói quen, hành
vi mua sắm của khách hàng.
Họ mua ít hàng hơn trong
mỗi lần đến siêu thị hoặc chợ.
Đặc biệt rất nhiều người chỉ
mua những sản phẩm thiết
yếu như thực phẩm, sữa,
đường, bột ngọt… Trong
khi đó hạn chế tối đa mua
hàng cao cấp, hàng đắt tiền
như đồ nội thất, máy lạnh,
máy giặt, thiết bị nhà bếp.
Nhà kinh doanh
tìm hướng đi mới
Không chỉ người dân mà
các nhà kinh doanh cũng
đau đầu vì chi phí nguyên
liệu đầu vào leo dốc. Anh
Nguyễn Đức Nhật Thuận,
sáng lập và điều hành thương
hiệu quán Cà Mèn (quận Phú
Nhuận), cho biết chi phí đầu
vào từ gas, dầu ăn, hương
liệu, vận chuyển… tăng
bình quân 5%-10%/tháng.
Trong đó, riêng phí vận
chuyển thực phẩm đặc sản
từ Quảng Trị vào TP.HCM
đã tăng gấp đôi so với tháng
trước đó. Chính vì vậy, nếu
trước đây kinh doanh mặt
hàng đặc sản có nguồn thu
tốt thì giờ đây chi phí đã ăn
gần hết lợi nhuận.
Để xoay xở vượt qua khó
khăn, chủ quán Cà Mèn cho
hay đơn vị tăng cường bán
đồ ăn qua các ứng dụng (app)
dù chiết khấu khá cao. Đồng
thời quán đang mở rộng sản
xuất thêm sản phẩm đóng
gói là cháo bột cá lóc. Việc
ra mắt sản phẩm này nhằm
phát triển thêm hướng kinh
doanh mới và có thêm chi
phí để duy trì quán. “Đây
cũng là cách giúp chúng tôi
trụ vững ở thời điểm hiện
tại và ghi dấu ấn cho thương
hiệu quán ăn đặc sản của
mình” - anh Thuận chia sẻ.
Là chủ quán cà phê có
vị trí đắc địa gần khu vực
sân bay Tân Sơn Nhất, anh
Trần Kiên, chủ quán cà phê
THUHÀ
G
iá xăng dầu tăng liên
tục kéo theo chi phí vận
chuyển, đi lại, sinh hoạt
đội lên khiến đời sống người
dân lẫn nhà kinh doanh đã
khó càng thêm khó. Trong
bối cảnh trên, mọi người thắt
chặt chi tiêu.
Bà nội trợ đau đầu
Cơn bão giá đang âm
thầm tấn công vào mọi gia
đình. Bà Đặng Thị Sâm
(phường 9, quận Gò Vấp,
TP.HCM) cho biết bà cảm
nhận rõ rệt sự ảnh hưởng
của cơn bão giá đến từng bà
nội trợ. “Có khi sáng hôm
qua một quả dừa giá 11.000
đồng thì hôm nay đã tăng
lên 12.000 đồng. Giá hàng
loạt mặt hàng thiết yếu phục
vụ bữa ăn hằng ngày cũng
tăng chóng mặt” - bà Sâm
dẫn chứng.
Theo bà Sâm, vì giá cả
leo thang trong khi thu nhập
không tăng nên nhiều gia
đình rơi vào tình cảnh khó
khăn, thiếu trước hụt sau.
Bản thân gia đình bà có ba
người lớn và hai đứa cháu
nhỏ, bình thường riêng khoản
chi tiêu cho tiền ăn uống hết
khoảng 7 triệu đồng/tháng.
Nay do giá xăng, hàng hóa
tăng cao nên chi phí cho
riêng khoản ăn uống đã vọt
lên tới 10 triệu đồng/tháng,
tức tăng 3 triệu đồng/tháng.
“Giá cả mọi hàng hóa đều
tăng lên khiến ví tiền bị vắt
Hiện nay, cả nhà
kinh doanh và
người tiêu dùng đều
tìmmọi biện pháp
để thích ứng với sự
tăng giá của xăng
dầu, nguyên liệu
đầu vào.
Giá thực phẩmthiết yếu tăng khiến người tiêu dùng chật vật. Ảnh: THUHÀ
Tìm đủ cách
để ví không
hết sạch tiền
thời bão giá
Trước cơn bão giá, người dân và cộng đồng
doanh nghiệp đang tìmmọi cách xoay xở
vượt qua khó khăn.
Lễ hội sẽ tôn vinh người nuôi tômhùmở Phú Yên. Ảnh: MINHKHÔI
Lễ hội tôn vinh tôm hùm ở Phú Yên
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công
Thương TP.HCM, cho hay trong bối cảnh sức
mua của người dân chưa phục hồi mạnhmẽ,
tạiTP.HCMnói riêng và cả nước nói chung, các
doanh nghiệp đang cố gắng cắt giảmchi phí
tối đa để tạo ramặt bằng giámới phù hợp với
sức mua của người dân. Thực tế, cả nhà kinh
doanh và người tiêu dùng đều đang tìmmọi
biện pháp để thích ứng với sự tăng giá của
xăng dầu, nguyên liệu đầu vào.
“TP.HCM đang khuyến khích cộng đồng
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi số, đổi mới dây chuyền công
nghệ… để thích ứng với tình hình mới. Đặc
biệt chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy chương
trình bình ổn thị trường của TP giúp giá cả
hànghóaởmức chấpnhậnđược”- ôngVũnói.
TÚ UYÊN
Cố gắng cắt giảm chi phí để giá cả không tăng sốc
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook