6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy25-6-2022
8-2000 của TAND TP.HCM để xác
định ông Thìn không còn là thành
viên của Công ty Tây Sơn từ tháng
8-2000. Bị đơn cũng cho rằng đây
là tình tiết không cần phải chứng
minh, do công văn đã nêu rõ.
Cụ thể, công văn trên có nội dung:
“Ông Liên Khui Thìn tuy có góp
vốn điều lệ trong Công ty TNHH
Tây Sơn là 1,5 tỉ đồng nhưng sau
đó lại lấy tài sản của Công ty Tây
Sơn trị giá 1,5 tỉ đồng để thế chấp
nơi khác thì coi như cũng không
còn vốn điều lệ trong Công ty Tây
Sơn nữa”.
Tuy nhiên, HĐXX sơ thẩm khi đó
đã nhận định Công văn 123 không
phải là bản án hoặc quyết định của
tòa án và nội dung của công văn giải
thích vấn đề không thuộc phạm vi
xét xử vụ án hình sự đã được tuyên
tại Bản án hình sự sơ thẩm số 1509
năm 1999 (xét xử ông Thìn trong
vụ án Epco).
Do đó, HĐXX sơ thẩm cho rằng
tình tiết ông Liên Khui Thìn không
còn là thành viên của Công ty Tây
Sơn được bị đơn viện dẫn theo nội
dung trong công văn trên không
được coi là tình tiết, sự kiện không
phải chứng minh.
Từ đây, tòa án cấp sơ thẩm chấp
nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của
ông Thìn, tuyên bố các giao dịch
chuyển nhượng góp vốn giữa bà
Mai với các cá nhân khác là vô hiệu.
Đến phiên tòa phúc thẩmmới đây,
HĐXXđã có những quyết định hoàn
toàn trái ngược với cấp tòa sơ thẩm.
Đáng nói, cấp phúc thẩm cũng xem
xét Bản án hình sự sơ thẩm số 1509
và Công văn 123.
Theo đó, HĐXX phúc thẩm cho
rằng Bản án hình sự sơ thẩm số 1509
trong vụ án Epco vào năm 1999 mà
ông Thìn là bị cáo đã tuyên tịch thu
toàn bộ tài sản của ông Thìn để đảm
bảo công tác thi hành án.
Tiếp đến, Công văn 123 đã xác
định ông Thìn không còn vốn góp
trong Công ty Tây Sơn nên xác định
yêu cầu khởi kiện của ông Thìn là
chưa phù hợp với thực tế vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm, luật
sư bảo vệ quyền lợi cho ông Thìn
nhiều lần đề cập đến chi tiết Bản
án hình sự sơ thẩm số 1509 không
nhắc đến việc tịch thu cổ phần của
ông Thìn trong Công ty Tây Sơn và
quan điểm của HĐXX sơ thẩm về
Công văn 123.
Tuy nhiên, sau khi nghị án kéo
dài, HĐXX cấp phúc thẩm đã tuyên
án như trên.
Bị đơn không có chứng cứ
Bản án sơ thẩm của TAND
TP.HCM cho thấy các bị đơn và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan không cung cấp được chứng
cứ nào chứng minh việc chuyển
nhượng vốn góp đã có sự đồng ý
của nguyên đơn là ông Thìn.
Đến các phiên tòa phúc thẩm,
bị đơn cũng không cung cấp thêm
chứng cứ mới. Tại phiên phúc thẩm
TRÚCPHƯƠNG
S
áng 24-6, TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã tuyên án phúc
thẩm vụ tranh chấp quyền sở
hữu vốn góp trong công ty giữa
nguyên đơn là ông Liên Khui Thìn
và hai bị đơn là ông Phạm Minh
Đạo, ông PhạmNguyễn Minh Đức.
Theo đó, HĐXX tuyên chấp nhận
yêu cầu kháng cáo của bị đơn, sửa
bản án sơ thẩm. Đồng thời không
chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn.
Phán quyết này trái ngược hoàn
toàn với bản án sơ thẩm trước đó
của TAND TP.HCM, ông Thìn từ
người thắng kiện trở thành người
thua kiện.
Quan điểm trái ngược
của tòa án hai cấp
Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị đơn
đã viện dẫn Công văn 123 ngày 22-
Thông qua luật sư, ông Liên Khui Thìn cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Ảnh: MINHCHUNG
VỤ ÔNG LIÊN KHUI THÌN KIỆN ĐÒI TÀI SẢN
Cùng 1 văn
bản, 2 cấp
tòa nhậnđịnh
khác nhau
Cùng xemxét một công văn nhưng hai
cấp tòa lại đưa ra nhận định trái ngược
nhau, ông Liên KhuiThìn từ người
thắng kiện trở thành người thua kiện.
ngày 17-6, bà Nguyễn Thị Tuyết
Mai (người góp vốn với ông Thìn
trước đây) cho biết trước khi ông
Thìn bị bắt trong vụ án Epco, bàMai
có thỏa thuận cấn trừ mảnh đất tại
Dĩ An (Bình Dương) trị giá 1,5 tỉ
đồng cho ông Thìn để đổi lại vốn
góp của ông tại Công ty Tây Sơn.
Theo bà Mai, ông Thìn đồng ý
thỏa thuận này và đã sử dụng phần
đất trên để thế chấp ngân hàng. Thời
điểm đó, bà Mai không làm thủ tục
thay đổi danh sách thành viên Công
ty Tây Sơn để bỏ tên của ông Thìn
và cũng không có chứng cứ chứng
minh việc cấn trừ vốn góp.
Tuy nhiên, phía nguyên đơn - ông
Thìn phủ nhận giữa ông và bà Mai
có thỏa thuận này.
Phát biểu quan điểm tại phiên tòa
phúc thẩm, đại diện VKS nhận định
các bị đơn kháng cáo nhưng không
có chứng cứ chứng minh. Do đó,
VKS đề nghị HĐXX không chấp
nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn
và giữ nguyên bản án sơ thẩm.•
Khoảng năm 1996, ông Thìn và bà Mai cùng thành
lập Công ty Tây Sơn, mỗi bên góp vốn 50%. Một năm
sau, ông Thìn bị bắt trong vụ án Epco.
Trong thời gian ông Thìn chấp hành án, bà Mai đã
làm đơn gửi TAND TP.HCM về việc xử lý phần vốn góp
của ông Thìn tại Công ty Tây Sơn.
Ngày 22-8-2000, TAND TP.HCM đã có Công văn 123
giải thích vấn đề trên. Từ đó, bà Mai tiến hành đăng ký
lại doanh nghiệp để thay đổi danh sách thành viên của
công ty và chuyển nhượng vốn góp. Đến nay, Công ty
Tây Sơn đã trải qua tám lần đăng ký lại doanh nghiệp.
Sau khi ra tù vào năm2009, ôngThìn cho rằng bàMai
đã chuyển toàn bộ vốn và tài sản của Công ty Tây Sơn
cho ôngĐạo và ôngĐứcmà không hỏi ý kiến củamình
nên khởi kiện raTANDTP.HCMvào đầu tháng 9-2018 để
đòi lại quyền sở hữu 50% tài sản và vốn góp của mình.
Từ đối tác đến “đối đầu”
Theo HĐXX phúc thẩm,
Công văn 123 đã xác
định ông Thìn không
còn vốn góp trong Công
ty Tây Sơn nên yêu cầu
khởi kiện của ông Thìn
là chưa phù hợp với
thực tế vụ án.
“Bán đất” kèm thỏa thuận lãi suất: Viện nói giả cách, tòa công nhận hợp pháp
Ngày 24-6, TAND TP Cần Thơ xử
phúc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(QSDĐ) giữa nguyên đơn là Công ty
TNHH Thiên Lộc với bị đơn là ông
NVH và bà LTNTh.
Tại tòa, đại diện nguyên đơn giữ nguyên
yêu cầu kháng cáo và khởi kiện ban đầu,
yêu cầu tòa tuyên hủy hợp đồng chuyển
nhượng QSDĐ ngày 26-4-2014 giữa công
ty và ông H, bà Th vì hợp đồng này là giả
cách để vay tiền của bị đơn.
Còn đại diện bị đơn phản bác, cho rằng không có việc
cho vay, bản chất hợp đồng là chuyển nhượng QSDĐ.
Đại diện VKSND TP Cần Thơ đồng quan điểm với
kháng nghị của viện trưởng VKSND quận Cái Răng, xác
định hợp đồng là giả cách. Bởi cùng ngày với việc ký
hợp đồng chuyển nhượng, hai bên còn ký thỏa thuận lãi
suất 5%. Công ty đã trả trước ba tháng tiền lãi là 150 triệu
đồng, sau đó vẫn tiếp tục trả lãi cho ông H.
Điều này thể hiện bản chất của hợp đồng
chuyển nhượng là tài sản đảm bảo cho khoản
vay 1 tỉ đồng, chứ không như phía bị đơn trình
bày số tiền lãi là khoản bù đắp cho bị đơn
trong thời gian chưa đăng ký chuyển nhượng
theo hợp đồng.
Về giá chuyển nhượng, thời điểm này, đất
tranh chấp (2.400 m
2
) được định giá tương
đương 6 tỉ đồng và công ty đang gặp khó khăn
về tài chính thì không có lý do gì lại chỉ chuyển
nhượng giá thấp hơn nhiều lần so với thị trường.
Ngoài ra, nếu hợp đồng có thỏa thuận giá như
trên thì cũng vi phạm, đó là hành vi trốn thuế vì giá đất thấp
hơn gấp sáu lần so với giá Nhà nước quy định…
Do đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX sửa án sơ thẩm
theo hướng tuyên bố hợp đồng vô hiệu, buộc Công ty
TNHH Thiên Lộc phải trả tiền gốc và lãi suất cho bị đơn
với số tiền hơn 2,1 tỉ đồng.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng căn cứ Luật Kinh doanh bất
động sản năm 2006 thì Công ty TNHH Thiên Lộc có đủ
điều kiện kinh doanh bất động sản. Việc chuyển nhượng
QSDĐ thuộc dự án là giao dịch chuyển nhượng giữa tổ
chức và cá nhân, có hiệu lực từ thời điểm cam kết ký
kết hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận công
chứng. Căn cứ Điều 39 của luật này thì hợp đồng trên
đúng về cả nội dung và hình thức.
Về giá chuyển nhượng là do hai bên thỏa thuận phù hợp
với Điều 68. Biên bản thỏa thuận ngày 26-4-2014 có nội
dung quy định về lãi suất, thời gian chuộc thì cũng không
thể suy diễn là hành vi che đậy việc vay như nguyên đơn
trình bày. Bởi lẽ nội dung thỏa thuận chỉ nhằm đảm bảo
việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Cụ thể, bị đơn đã trả tiền đầy đủ nhưng không sang
tên được, còn Công ty TNHH Thiên Lộc nhận 1 tỉ đồng
nhưng không thực hiện nghĩa vụ thì việc các bên có thỏa
thuận công ty phải trả lãi trong thời hạn chưa hoàn tất
nghĩa vụ là đương nhiên.
Do đó, HĐXX tuyên bác kháng cáo và kháng nghị, giữ
nguyên án sơ thẩm, buộc Công ty TNHH Thiên Lộc phải tiếp
tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
HẢI DƯƠNG
Tiêu điểm
Theo luật sư bảo vệ quyền lợi cho
ôngThìn, ôngThìn sẽ tiếp tục yêu cầu
giám đốc thẩm vụ án này để bảo vệ
quyền lợi của mình.
Đại diện VKS nêu quan điểm
giải quyết vụ án. Ảnh: HD