7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa5-7-2022
Bản án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo ra sao?
Xử sơ thẩm vào ngày 17-2, TAND huyện Tân Biên đã tuyên chấp nhận đề nghị
đổi tội danh truy tố đối với các bị cáo Nguyễn Thanh Giàu, Nguyễn Lê Anh Quốc,
Trịnh Văn Kiệt, Nguyễn Ngọc Gia Bảo, Huỳnh Công Đình Nghi từ tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm (Điều 191 BLHS) sang tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền
tệ qua biên giới (Điều 189 BLHS).
Theo đó, HĐXX đã tuyên phạt Giàu hai năm tù, phạt tiền Quốc 200 triệu đồng
theo khoản 2 Điều 189 BLHS; phạt tiền Kiệt 20 triệu đồng, Bảo 25 triệu đồng, Nghi
20 triệu đồng theo khoản 1 Điều 189 BLHS.
Sau bản án sơ thẩm, Bảo và Nghi kháng cáo kêu oan; Giàu kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt; Quốc, Kiệt không kháng cáo.
cứ cho rằng chiếc xe thứ tư có nguồn
gốc nhập lậu, cần tách ra để xác minh,
điều tra thêm. Do đó, vị này đã đề nghị
HĐXX tuyên phạt mức án nhẹ hơn đối
với Giàu và Quốc.
Cụ thể, VKS đề nghị tuyên phạt Giàu
mức án tù bằng thời hạn tạmgiam; Quốc
100-120 triệu đồng. Riêng Bảo, Nghi
thì VKS tiếp tục đề nghị giữ nguyên
mức án sơ thẩm vì cho rằng hai người
này là mắt xích quan trọng trong đường
dây vận chuyển trái phép xe máy cũ
của Giàu dù không đưa ra được bất kỳ
bằng chứng thuyết phục nào.
Tranh luận tại tòa, một lần nữa Bảo và
Nghi cùng khẳng định không có bất kỳ
quy định nào bắt buộc các bị cáo phải
có nghĩa vụ kiểm tra tính hợp pháp của
hàng hóa mà mình vận chuyển (trên số
báo ngày 4-7,
Pháp Luật TP.HCM
cũng
đã có bài viết nêu ý kiến của một chánh
tòa hình sự về điều này).
Và quan trọng nhất là giữa Giàu và hai
bị cáo hoàn toàn không có sự bàn bạc
từ trước. Điều này đã được thể hiện rất
rõ trong nhận định của bản án sơ thẩm.
Trả lời luật sư của bị cáo Bảo, Nghi
tại phiên tòa chiều 4-7, Giàu cũng đã
khẳng định nội dung trên.
“Bị cáo làm ăn lương thiện, đề nghị
HĐXX xem xét minh oan cho bị cáo”
- bị cáo Bảo nói lời sau cùng.
Cần điều tra lại
HĐXX phúc thẩm nhận định: Bản án
sơ thẩm của TAND huyện Tân Biên đã
xử phạt Giàu hai năm tù theo khoản 2
Điều 189 BLHS (với số lượng bốn xe)
là chưa chuẩn xác.
Lý do là bởi kết luận điều tra và cáo
trạng không thể hiện nguồn gốc chiếc
xe thứ tư nhưng cấp sơ thẩm lại xét xử
các bị cáo Giàu và Quốc căn cứ vào
tổng cộng là bốn xe. Ngoài ra, cấp sơ
thẩm chưa điều tra làm rõ yếu tố biên
giới đối với xe để ở nhà Nam.
“Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không
đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể
bổ sung được, ảnh hưởng đến việc
định khung hình phạt đối với Giàu và
Quốc” - vị chủ tọa nói.
Đặc biệt, HĐXX nhận định: Bảo,
Nghi có phạm tội hay không phải xem
xét đến hành vi của Giàu và xem xét
đánh giá toàn diện vụ án.
Bởi các lẽ trên, HĐXX đã căn cứ vào
điểmb khoản 1Điều 358Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 và quyết định hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Do hủy bản án sơ thẩm, không xem
xét kháng cáo của các bị cáo Giàu, Bảo,
Nghi nên những người này không phải
chịu tiền án phí phúc thẩm. HĐXX cũng
quyết định tạm đình chỉ việc thi hành
án với các bị cáo Trịnh Văn Kiệt, Quốc
(không kháng cáo).•
MINHCHUNG-DƯƠNGHOÀNG
C
hiều 4-7, TAND tỉnh Tây Ninh
tiếp tục phiên tòa phúc thẩm vụ án
vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới, theo Điều 189 BLHS (
Pháp
Luật TP.HCM
gọi là vụ án “Chở thuê
xe máy cũ bị tội”).
Trước đó, thay vì tuyên án vào chiều
30-6 như dự kiến, tòa bất ngờ quay lại
phần xét hỏi rồi hoãn phiên tòa.
VKS đề nghị giảm nhẹ
mức án với hai bị cáo
Ngay khi bước vào phòng xử án chiều
4-7, HĐXX đã công bố quyết định của
chánh án TAND tỉnh Tây Ninh về việc
thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm
giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú đối
với bị cáo Nguyễn Thanh Giàu.
Đáng chú ý, HĐXX cũng triệu tập
bị cáo Nguyễn Lê Quốc (không kháng
cáo) đến tòa để làm rõ nguồn gốc của
chiếc xe thứ tư (xe Yamaha màu xanh,
được định giá 230 triệu đồng) mà bị
cáo này và Giàu được cấp sơ thẩm xác
định là vận chuyển trái phép.
Chủ tọa sau đó công bố lời khai của
Quốc tại cơ quan điều tra nói rằng: Quốc
vận chuyển chiếc xe thứ tư có nguồn
gốc nhập lậu từ nhà của Giàu sang nhà
của một người có tên là Ngô Tuấn Nam.
Vị đại diện VKSND tỉnh Tây Ninh
đã giải thích sự ảnh hưởng của chiếc
xe thứ tư trong việc xác định tội danh
mà Giàu, Quốc bị cấp sơ thẩm tuyên
rơi vào khoản nào của Điều 189 BLHS.
Cụ thể, nếu chỉ tính ba chiếc xe mà
Nguyễn Ngọc Bảo, Huỳnh Công Đình
Nghi tham gia vận chuyển (tổng trị
giá 156 triệu đồng), trường hợp bị kết
tội thì Giàu, Quốc chỉ rơi vào khoản 1
Điều 189 BLHS (có khung hình phạt
cao nhất là hai năm tù).
Còn nếu tính chiếc xe thứ tư vào thì
tổng giá trị hàng hóa mà Giàu, Quốc
vận chuyển trái phép là 386 triệu đồng,
sẽ rơi vào khoản 2 Điều 189 BLHS (có
khung hình phạt cao nhất là nămnăm tù).
Theo vị đại diện VKS, không có căn
HĐXX tuyên hủy án vào chiều 4-7. Ảnh: DƯƠNGHOÀNG
VỤ CHỞ THUÊ XE MÁY CŨ BỊ TỘI
Tòahủy toànbộbản án
sơ thẩmđể điều tra lại
HĐXX phúc thẩmđã quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm
vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để điều tra lại.
HĐXX phúc thẩm nhận
định: Bảo, Nghi có phạm
tội hay không phải xem xét
đến hành vi của Giàu và
xem xét đánh giá toàn diện
vụ án.
Cựu trưởng phòng kinh doanh
Nguyễn Kim lãnh 20 năm tù
về tội tham ô
Chiều 4-7, kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, TAND
tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Đỗ Tuấn Phong
(40 tuổi, ngụ TP.HCM) 20 năm tù tội tham ô tài sản.
Ngoài ra, HĐXX còn buộc bị cáo Phong hoàn trả
gần 5 tỉ đồng cho bị hại.
Theo cáo trạng, năm 2017, Phong được Công ty
cổ phần Thương mại Nguyễn Kim Chi nhánh Kiên
Giang bổ nhiệm làm trưởng phòng kinh doanh
Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim Kiên Giang.
Từ tháng 11-2017 đến tháng 9-2018, Phong đã
liên hệ với Chi nhánh Nguyễn Kim các tỉnh để lấy
hàng kim khí điện máy rồi bán lại cho một thương
nhân ở TP.HCM với giá rẻ nhằm chiếm đoạt tiền sau
khi bán hàng.
Để thực hiện hành vi, Phong lấy thông tin khách
hàng giả để lập hồ sơ bán lẻ rồi xuất hóa đơn khống,
chiếm đoạt số tiền hơn 2,2 tỉ đồng của Công ty
Nguyễn Kim để tiêu xài cá nhân.
Tháng 9-2018, khi tiến hành kiểm kê kho tại Chi
nhánh Kiên Giang thì công ty phát hiện Phong làm
thất thoát hàng hóa với giá trị hơn 5,2 tỉ đồng.
Như vậy, bị cáo Phong đã chiếm đoạt và gây thiệt
hại cho Công ty Nguyễn Kim với số tiền và hàng
hóa trị giá hơn 7,4 tỉ đồng.
Phát hiện vụ việc, Công ty Nguyễn Kim đã trình
báo đến cơ quan công an.
CHÂU ANH
Từ 15-8, lương viên chức thư viện
cao nhất là hơn 11 triệu đồng
Ngày 1-7, Bộ VH-TT&DL ban hành Thông tư 02
quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện.
Theo thông tư mới, sắp tới viên chức chuyên
ngành thư viện sẽ được bổ sung chức danh nghề
nghiệp thư viện viên hạng I mã số V.10.02.30.
Đây là hạng chức danh mới trong các chức danh
nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện với
yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng
bao gồm:
- Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành
thông tin - thư viện. Trường hợp tốt nghiệp thạc
sĩ trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên
ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền cấp.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện.
Theo Điều 9 Thông tư 02, chức danh nghề nghiệp
thư viện viên hạng I được áp dụng ngạch lương của
viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương
5,75 đến hệ số lương 7,55. Chức danh nghề nghiệp
thư viện viên hạng II được áp dụng ngạch lương của
viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương
4,00 đến hệ số lương 6,38.
Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III
được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ
hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. Chức danh
nghề nghiệp thư viện viên hạng IV được áp dụng
ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương
1,86 đến hệ số lương 4,06.
Như vậy, với mức lương cơ sở hiện tại là
1.490.000 đồng/tháng thì kể từ ngày Thông tư 02
có hiệu lực (ngày 15-8), viên chức chuyên ngành
thư viện lương cao nhất là hơn 11 triệu đồng (tương
đương hệ số lương 7,55).
Q.LINH
Bị cáoĐỗ Tuấn Phong tại tòa. Ảnh: VĂNVŨ