10
Nhiều nước thu thuế tài sản
Theo Bộ Tài chính, thuế tài sản ở các nước có vai trò quan trọng trong
tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỉ lệ trung bình 3%-4% so
với tổng thu thuế ở các nước phát triển, một số nước tỉ lệ này lên đến
8%, như Nhật Bản.
Ở Việt Nam, thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản (thuế SDĐ phi
nông nghiệp, thuế SDĐ nông nghiệp) chỉ chiếm khoảng 0,036%GDP và
mới chỉ điều tiết đối với đất.
Trong khu vực Đông NamÁ, tại Singapore kể từ năm 2013, chủ sở hữu
BĐS thứ hai chịu thuế 7% giá mua nhà, 10% với BĐS thứ ba. Tại Thái Lan,
Luật Thuế đất và công trình trên đất đánh thuế tài sản theo lũy tiến của
diện tích đất. Thuế lũy tiến tính theo giá trị thẩm định tài sản và có phân
loại theo mục đích sử dụng của tài sản.
ỞIndonesia,thuếBĐSlà0,5%tínhtrêngiátrịđấtđaivàtàisảnđiliềnvớiđất.
Ở Mỹ, người ta thu thuế mạnh khi bán nhà và thuế căn nhà thứ hai.
Khi đánh thuế bán nhà, phân định rõ nhà phục vụ sinh hoạt và nhà phục
vụ đầu tư. Với thuế BĐS tính một lần khi mua nhà, mức thuế có sự dao
động ở từng bang nhưng không quá 2,35% giá trị nhà.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, việc áp dụng mức thuế lại được chia theo
dòng sản phẩm BĐS. Chẳng hạn như đánh thuế 0,15%-0,5% đối với nhà
riêng, 0,25% đối với nhà chung cư, 4% đối với biệt thự…
Phải làm sao loại thuế
đưa ra đảm bảo tính
công bằng, hợp lý, mang
lại hiệu quả, vừa giảm
thiểu tác động bất lợi.
ra nội dung đánh thuế người có nhiều
nhà đất, bỏ hoang do vừa chống được
đầu cơ, trị sốt đất vừa kéo giá nhà
đất không bị thổi vô tội vạ.
PGS-TSĐinh Trọng Thịnh, giảng
viên cao cấp Học viện Tài chính,
cho biết đề xuất đánh thuế cao hơn
đối với người sử dụng nhiều diện
tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất,
chậm SDĐ, bỏ đất hoang đã được
đưa ra bàn thảo từ lâu. Việc đánh
thuế đối với tài sản bất động sản
(BĐS) sẽ giúp điều tiết thu nhập
và tăng hiệu quả của việc sử dụng
BĐS, nhất là đối với tài nguyên đất
đai. Khi ngăn được đầu cơ, trị được
sốt đất, thổi giá ảo thì giá trị nhà
đất trở về đúng giá trị thật.
Khi giá BĐS về đúng ngưỡng,
người thu nhập thấp có nhiều cơ
hội mua nhà hơn. Quan trọng nhất
là tài nguyên đất đai sẽ được sử
dụng hiệu quả hơn, giảm lãng phí.
Thế nhưng, khi cụ thể hóa nội
dung trên bằng văn bản pháp luật
thì cũng phải cân nhắc tới nhiều yếu
tố như xác định nhiều nhà ở là như
thế nào, loại tài sản, trường hợp đánh
thuế, diện tích, đặc biệt là mức thuế
suất… “Phải làm sao loại thuế đưa
ra đảm bảo tính công bằng, hợp lý,
mang lại hiệu quả, vừa giảm thiểu
tác động bất lợi” - ôngThịnh chia sẻ.
TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia
kinh tế, đồng tình với việc áp dụng
đánh thuế tài sản BĐS. Người dân
khi nộp thuế này chính là góp phần
phát triển kinh tế quốc gia và địa
phương. Nguồn thuế đó khi chi đầu
tư cho phát triển hạ tầng giao thông
mở đường, làm đường cao tốc, xây
cầu… thì người dân sở hữu BĐS
cũng được hưởng lợi.
“Việc áp dụng đánh thuế tài sản
là đúng với kinh tế thị trường, theo
đó người càng nhiều tài sản, nhiều
nhà đất thì càng phải đóng thuế
nhiều” - TS Hiển phân tích.
Thuế tài sản sẽ hạn chế được tình
trạng nhà đất không được đưa vào
QUANGHUY
T
hời gian qua, đất đai chưa được
khai thác, sử dụng hiệu quả để
trở thành nguồn lực quan trọng
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất
nước. Tình trạng đất nông nghiệp,
đất dự án bị bỏ hoang còn nhiều.
Vì vậy, Nghị quyết (NQ) 18-NQ/
TWHội nghị lần thứ nămBan chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII
vừa được ban hành đã đặt ra nhiệm
vụ phải hoàn thiện cơ chế, chính
sách tài chính về đất đai. Trong đó,
yêu cầu quy định mức thuế cao hơn
đối với người sử dụng nhiều diện
tích đất, nhà ở, đầu cơ đất, chậm
sử dụng đất (SDĐ), bỏ đất hoang.
Chặn đầu cơ, giữ ổn định
giá nhà
Nhiều ý kiến ủng hộNQ18 khi đặt
Các chuyên gia đồng tình đánh thuế cao
với nhà đất không sử dụng, chờ đầu cơ,
tạo sự bất ổn cho thị trường, lãng phí
tài nguyên đất đai.
Nghị quyết 18 ngăn chặn lãng phí tài nguyên đất đai - Bài 2
Phải đánh thuế cao
đầu cơ găm giữ nhà đất
ĐƠNVỊ ĐỒNGHÀNH
sử dụng để tăng hiệu quả SDĐ,
hạn chế lãng phí nguồn tài nguyên.
Cần đúng đối tượng,
đảm bảo công bằng
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh đánh
giá đánh thuế tài sản sẽ giảm thiểu
tình trạng lãng phí đất đai hiện nay.
Cái khó là xác định đúng đối tượng
phải đóng thuế, hạn mức đánh thuế
cho phù hợp.
Theo ông Thịnh, thuế tài sản với
nhà đất cần xây dựng định mức một
người dân được ở bao nhiêu diện
tích nhà đất. Người sở hữu vượt
định mức phải đóng thuế, người sở
hữu dưới định mức sẽ không phải
đóng thuế tài sản, không nên quy
định đánh thuế tài sản với căn nhà
thứ hai trở lên.
“Trường hợp người dân có 2-3
căn nhà nhưng diện tích nhỏ, giá trị
không lớn cũng phải đóng thuế tài sản
trong khi người giàu đứng tên một
căn nhà nhưng diện tích vài ngànmét
vuông lại không phải đóng thuế thì
bất hợp lý” - ông Thịnh dẫn chứng.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng
giám đốc Công ty CP BĐS Việt
An Hòa, cho rằng cần phân loại
tài sản BĐS được đánh thuế, bởi
không phải ai sở hữu tài sản BĐS
thứ hai cũng vì mục đích đầu cơ,
nhiều trường hợp phục vụ cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo ra
giá trị cho xã hội.
Đánh thuế thật cao với đất, dự
án bỏ hoang là định hướng hợp lý
trong bối cảnh hiện nay. Thị trường
đang tồn tại một nghịch lý đó là hàng
trăm dự án ôm đất, chây ì không
triển khai, trong khi nhiều chủ đầu
tư săn lùng quỹ đất để triển khai
các dự án nhà ở mới thì không có.•
Họ đã nói
Để đánh thuế tài sản, trước hết cần
phải giảmtiền SDĐxuốngmức hợp lý
hơnmới tạođược sựđồng thuận. Hiện
nay, tiền SDĐ chiếm khoảng 10% giá
trị căn hộ, chiếm trên dưới 30%giá trị
nhà phố liền thổ. Riêng biệt thự, tiền
SDĐ đang chiếm 50% giá trị căn nhà.
Chừng nào loại tiền này vẫn còn
chiếm tỉ trọng quá lớn trên tổng giá
trị căn nhà, việc đánh thuế tài sản
sẽ dẫn đến tình huống thuế chồng
thuế. Thứ hai, cơ quan quản lý nhà
nước cần xây dựng dữ liệu số là mã
số định danh để thực hiện việc đánh
thuế tài sản.Thứ ba, các giao dịch nhà
đất cần thực hiện qua hệ thống ngân
hàng để xác định giá trị và dòng tiền.
Ông
LÊ HOÀNG CHÂU
,
Chủ tịch Hiệp hội
BĐS TP.HCM (HoREA)
Việc đánh thuế đối với tài sản BĐS sẽ giúp tăng hiệu quả của việc sử dụng BĐS, nhất là đối với tài nguyên đất đai.
Ảnhminh họa: Q.HUY
Nghị quyết 19 nêu rõ: Người sử dụng
nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đất bỏ
hoang, đất đã giao, đã cho thuê nhưng
chậmđưa vào sử dụng thì phải chịumức
thuế cao hơn.
Lâu hơn nữa, đầu năm 2008, tại Chỉ thị 01 về một số giải pháp
đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường BĐS, Thủ tướng cũng
đã yêu cầu Bộ Tài chính “chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên
quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về thuế nhà đất
theo hướng đánh thuế lũy tiến đối với các trường hợp chủ sở
hữu, chủ sử dụng có nhiều nhà đất vượt hạn mức quy định, có
nhà đất nhưng không đưa vào khai thác sử dụng nhằmmục
đích hạn chế đầu cơ, tăng nguồn thu cho ngân sách”.
Mặc dù có nhiều chỉ đạo từ cấp cao nhất nhưng đến nay chính
sách thuế đối với nhà đất vẫn không có thay đổi đột phá. Luật
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 (thay thế Pháp
lệnh thuế nhà đất năm 1992, sửa đổi năm 1994) vẫn chưa đưa
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào diện đối tượng chịu
thuế như yêu cầu tại Nghị quyết 19. Quan điểm đánh thuế cao
đối với người có nhiều nhà đất cũng chưa được luật hóa khi mà
mức thuế suất đối với phần đất vượt hạn mức rất thấp, cao nhất
cũng chỉ 0,15%.
Tronghơn10nămqua, nhiều lầnBộTài chínhđưa radự thảoLuật
Thuế tài sản (bao gồm nhà đất) nhưng đều chưa đến được “cửa”
Quốc hội vì nhận được quá nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Lý giải nguyên nhân khiến quan điểm đánh thuế cao đối với
người có nhiều nhà đất chậm được thể chế hóa thành quy định
pháp luật, nhiều ý kiến cho rằng đây là vấn đề phức tạp, nhạy
cảm. Chẳng hạn, xác định như thế nào là có nhiều nhà đất khi
mà hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai hiện nay chưa hoàn thiện. Nếu
thực hiện thì đánh thuế trên diện tích sở hữu/sử dụng hay số
lượng từ BĐS thứ hai trở đi? Thuế cao thì mức thuế suất như thế
nào là hợp lý để không gây sốc cho thị trường, bởi suy cho cùng,
thuế phí cao cũng sẽ được hạch toán vào giá thành BĐS khi đến
tay người mua…
Thậm chí, có chuyên gia cho rằng không loại trừ có lực cản
từ những người giàu có hay quan chức ôm nhiều nhà đất - đối
tượng sẽ bị ảnh hưởng lớn khi chính sách được ban hành.
Các cơ quan chức năng cần nghiêm túc nghiên cứu và đưa ra giải
pháp khả thi để thực hiện cho được yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết 18:
Xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ
quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình
thích hợp; đánh thuế cao đối với người có nhiều nhà đất.
Hơn một thập niên chờ đợi, món nợ này đã để quá lâu rồi!
TRẦN THANH HOA
Đánh thuế caongười cónhiềunhàđất:Mónnợnhiềunăm
(Tiếp theo trang1)
Pháp lý 4.0 -
ThứBa12-7-2022