155-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa12-7-2022
Hậu cần, Bộ Tư lệnh CSB, bị truy
tố tội buôn lậu.
Nhận tiền hối lộ, ngó lơ
xăng lậu tung hoành
Theo cơ quan tố tụng, từ tháng
3-2020 đến tháng 2-2021, Phan
Thanh Hữu (giám đốc Công ty
TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh)
cùng đồng phạm buôn lậu khoảng
200 triệu lít xăng, trị giá khoảng
2.900 tỉ đồng.
Để thực hiện việc buôn lậu xăng
với số lượng lớn, trong thời gian dài
mà không bị kiểm tra, bắt giữ, Hữu
và đồng bọn thống nhất chi hối lộ
cho nhiều cá nhân thuộc lực lượng
CSB, bộ đội biên phòng...
Tháng 9-2019, Hữu biết ĐàoNgọc
Viễn (giám đốc Công ty TNHHĐại
Dương Hải Phòng) chuyên mua bán
và vận chuyển xăng dầu nên đã bàn
bạc thực hiện việc buôn lậu.
Hữu, Viễn cùng Phùng Danh
Thoại và một số người góp tiền
để mua xăng lậu từ Singapore đưa
về Việt Nam tiêu thụ với tổng vốn
53,4 tỉ đồng.
ViễngiớithiệuchủhàngởSingapore
cho Hữu trực tiếp thỏa thuận mua
xăng lậu. Nhóm này thuê của Viễn
hai tàu để chở xăng từ Singapore
về Việt Nam giao cho các tàu của
Hữu, đưa vào sông Hậu thuộc thị
xã Bình Minh (Vĩnh Long) và các
tàu Khánh Hòa tiêu thụ.
Do quen biết nhau từ trước, năm
2017, Phan Thanh Hữu đến gặp Lê
Văn Minh để liên hệ thuê bồn chứa
dầu của Vùng CSB 4 tại Phú Quốc
nhưng không thuê được. Từ đó, Hữu
và ông Minh thỉnh thoảng liên lạc
hỏi thăm nhau.
Hữu biết ôngMinh là tư lệnhVùng
CSB 4, quản lý vùng biển các tỉnh
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau và Kiên Giang. Vì vậy, Hữu
đã liên hệ nhờ ông Minh giúp đỡ
trong quá trình buôn lậu xăng và
được ông Minh đồng ý.
Khi tiếp nhận xăng nhập lậu từ
Singapore đưa về vùng biển Việt
Nam, Hữu đều gọi điện thoại, nhắn
tin báo cho ông Minh biết để ông
Minh “bảo kê”, không bị kiểm tra,
bắt giữ.
Từ tháng 12-2019 đến tháng
8-2020 là giai đoạn Hữu sử dụng
hai tàu để mua bán, vận chuyển
xăng lậu. Mỗi tháng Hữu chi cho
ông Minh 450 triệu đồng (trừ tháng
1-2020 các tàu đi ít nên Hữu chỉ chi
300 triệu đồng).
Từ tháng 9-2020, khi Hữu tăng
thêm một tàu chở xăng lậu, Hữu
cũng tăng thêm tiền chi hối lộ cho
ông Minh lên mức 500 triệu đồng/
tháng. Tính từ tháng 12-2019 đến
tháng 2-2021, Lê Văn Minh nhận
hối lộ của Phan Thanh Hữu tổng
cộng 6,9 tỉ đồng.
Bị truy tố vì giúp chồng
nhận hối lộ
Khoảng đầu năm 2019, tàu của
Phan Thanh Hữu từng bị Vùng CSB
3 bắt giữ. Do vậy, khi Hữu chuẩn
bị buôn lậu xăng từ nước ngoài
vào tiêu thụ trong nội địa, biết Lê
Xuân Thanh là tư lệnh Vùng CSB
3 nên Hữu đã đến gặp ông Thanh
để nhờ giúp đỡ.
Thông qua giới thiệu của Lê Văn
Minh, cuối tháng 1-2020, Hữu
PHÚCBÌNH
H
ôm nay (12-7), Tòa án Quân
sự Quân khu 7 mở phiên tòa
sơ thẩm xét xử vụ án buôn
lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người
khác trốn đi nước ngoài trái phép...
Phiên tòa diễn ra tại Tòa án
Quân sự Thủ đô, do thẩm phán -
Thượng tá Nguyễn Hồng Phong
làm chủ tọa.
Trong vụ án này, 11 người bị
truy tố tội nhận hối lộ, trong đó
có ông Lê Văn Minh, cựu tư lệnh
Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4; ông
Lê Xuân Thanh, cựu tư lệnh Vùng
CSB 3; ông Lưu Thế Đức, cựu phó
đoàn trưởng Trinh sát 2, Bộ Tư lệnh
CSB; ông Nguyễn ThếAnh, cựu chỉ
huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh
Kiên Giang…
Riêng ông Nguyễn Thế Anh còn
bị truy tố thêm tội tổ chức cho người
khác trốn đi nước ngoài trái phép.
Ngoài ra, ông Phùng Danh Thoại,
cựu trưởng Phòng xăng dầu Cục
Hai cựu tư lệnh Lê Xuân Thanh
(trái)
và Lê VănMinh. Ảnh: TH
VỤ BUÔN LẬU 200 TRIỆU LÍT XĂNG
Hômnay,
xử sơ thẩm
2 cựu tư lệnh
Cảnh sát biển
Cựu tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và cựu
tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 bị xét xử
tội nhận hối lộ, trong vụ án liên quan đến
đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng.
cùng con trai đến nhà ông Thanh
ở Bà Rịa-Vũng Tàu, đặt vấn đề và
được ông Thanh đồng ý. Trong lúc
nói chuyện, Hữu xin số điện thoại
của ông Thanh nhưng ông Thanh
nói sắp đổi số điện thoại nên đọc
cho Hữu số của vợ mình là Phan
Thị Xuân.
Từ tháng 3-2020 đến tháng 1-2021,
Hữu giao cho con trai đưa cho bà
Xuân tổng cộng 1,8 tỉ đồng. Tất cả
những lần này, Hữu đều là người
chuẩn bị tiền để sẵn trong túi nylon
màu đen, cột gọn lại.
Ban đầu, khi nhận tiền từ con trai
của Hữu, bà Xuân có thông báo cho
chồng biết nhưng ông Thanh không
nói gì. Về sau, bà Xuân không thông
báo việc nhận tiền nữa.
Tuy nhiên, từ khi nhờ và chi tiền
cho ông Thanh, các tàu của Hữu
không bị lực lượng Vùng CSB 3
kiểm tra, bắt giữ lần nào.
Hiện tại vợ chồng Lê Xuân Thanh
bị tạm giữ và nộp tổng cộng hơn
1,8 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Ngoài Lê Xuân Thanh, vợ của bị
can này là Phan Thị Xuân cũng bị
truy tố tội nhận hối lộ. Bà Xuân bị
cáo buộc biết rõ số tiền mà Phan
Thanh Hữu chỉ đạo con trai đưa
cho mình hằng tháng là nhằm hối
lộ chồng.
Tuy nhiên, từ tháng 3-2020 đến
tháng 1-2021, bà Xuân đã 11 lần
nhận tiền của Hữu với tổng cộng
1,8 tỉ đồng, đủ yếu tố cấu thành tội
nhận hối lộ với vai trò giúp sức cho
ông Thanh.•
Ngoài vợ của Lê Xuân Thanh, Phan Thị Liên (vợ của
Lê Văn Minh) được xác định đã nhận 1,7 tỉ đồng từ con
trai của PhanThanh Hữu (gồm450 triệu đồng tiềnmặt,
1,25 tỉ đồng chuyển khoản) nhưng không biết đây là
tiền Hữu hối lộ ông Minh.
Quá trình điều tra, bà Liên mới nhận thức được đây
là tiền hối lộ nên đã nộp lại để khắc phục hậu quả.
Hành vi của bà Liên có dấu hiệu của tội nhận hối lộ
hoặc lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi nhưng xét ý thức, động cơ, tính
chất mức độ thấy không cần thiết phải xử lý hình sự.
Trong vụ án trên, tổng số tiền thu được trong quá
trình bắt giữ, khám xét và các bị cáo khắc phục hậu
quả được công bố là hơn 34 tỉ đồng. Trong đó, hai cựu
tư lệnh Vùng CSB 3 và Vùng CSB 4 đã khắc phục xong
toàn bộ thiệt hại bị cáo buộc.
Hai cựu tư lệnh đã khắc phục xong hậu quả
Từ khi nhờ và chi tiền
cho ông Thanh (cựu tư
lệnh Vùng CSB 3), các
tàu của Phan Thanh
Hữu không bị lực lượng
Vùng CSB 3 kiểm tra,
bắt giữ lần nào.
Bác kháng cáo vụ dược sĩ kiện bệnh viện
Chiều 11-7, TAND TP.HCM mở lại phiên phúc thẩm vụ
tranh chấp giữa dược sĩ Vũ Kim Thu và BV Nhân dân 115
sau thời gian ngừng để thu thập chứng cứ mới.
Cụ thể là các văn bản trả lời của BV Nhi đồng 2 và
trường tiểu học nơi con của nguyên đơn theo học. Bởi vụ
án xuất phát từ việc dược sĩ này cho rằng bị trù dập vì đã
tố cáo hàng loạt sai phạm xảy ra tại bệnh viện dẫn đến bị
cho thôi việc. Còn bệnh viện nói dược sĩ Thu tự ý nghỉ để
chăm con ốm chín ngày, không có lý do chính đáng.
Hồ sơ thể hiện bà Thu làm việc tại Khoa dược BV 115
được 24 năm. Đầu tháng 1-2020, con gái bảy tuổi bị ốm,
ho nên bà xin nghỉ tổng cộng chín ngày; kèm theo đó là
bản phôtô sổ khám tại BV Nhi đồng 2 và toa thuốc. Tuy
nhiên, BV 115 cho rằng bà tự ý nghỉ và không cung cấp
được các chứng từ thể hiện có chỉ định “mẹ nghỉ để chăm
sóc con ốm” để chứng minh nghỉ là có lý do chính đáng.
Tại phiên tòa, HĐXX phúc thẩm nhận định: Ngày
24-10-2008, BV 115 đã có thông báo đến toàn thể đơn vị
về việc “... Đối với trường hợp nghỉ con ốm thì cá nhân
có trách nhiệm cung cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng
BHXH, giấy ra viện hoặc xác nhận nằm viện trong thời
gian 3-5 ngày kể từ ngày nghỉ gửi về phòng tổ chức cán
bộ để báo cáo ban giám đốc...”.
Điều này chứng tỏ việc cung cấp giấy chứng nhận nghỉ
hưởng BHXH để làm một trong các căn cứ xác định nghỉ
việc có lý do chính đáng đã được BV 115 quy định rõ
và bà Thu đã từng thực hiện theo quy định này. Bà Thu
biết rõ trách nhiệm của viên chức, người lao động cần
cung cấp các giấy tờ gì cho bệnh viện khi nghỉ việc trong
trường hợp chăm con ốm.
Tuy nhiên, thời điểm BV 115 tiến hành các thủ tục xử lý
kỷ luật, bà Thu đã không cung cấp các giấy xác nhận của
bệnh viện để chứng minh việc tự ý nghỉ việc là có lý do
chính đáng.
Theo tòa, Quyết định 354 ngày 12-3-2020 của BV 115
về việc xử lý kỷ luật viên chức là có căn cứ. Do đó, không
có cơ sở chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, cần giữ
nguyên án sơ thẩm.
Xử sơ thẩm, TAND quận 10 bác yêu cầu của bà Thu
kiện đòi bệnh viện phải thu hồi, hủy bỏ quyết định buộc
thôi việc, khôi phục lại công việc, chức vụ, quyền lợi cho
bà theo quy định.
HOÀNG YẾN
Luậtsưđangtranhluậntạitòa.Ảnh:H.YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook