12
Hàng loạt ca hoại tử xương sọ,
hàmmặt sau khi mắc COVID-19
HOÀNG LAN
N
gày 11-7, các bác sĩ BV
Chợ Rẫy (TP.HCM) đã
báocáomột loạt caviêm
xương sọ, hàm mặt nặng sau
khi mắc COVID-19.
Hai ca tử vong
TheoTS-BSTrầnAnhBích,
Phó Khoa tai mũi họng BV
Chợ Rẫy, trong hai tháng gần
đây, khoa đã tiếp nhận hàng
loạt ca bệnh có triệu chứng
gần giống nhau gồm đau đầu,
nghẹt mũi, sưng mặt, từng
có tiền căn mắc COVID-19.
Kết quả chụp CT và MRI
cho thấy các bệnh nhân (BN)
có tổn thương, viêm hoại tử
lan rộng xoang sọ hàm mặt.
Có hai ca do tình trạng quá
nặng đã tử vong. Các bác sĩ
đã hội chẩn đa chuyên khoa
gồm ngoại thần kinh, nhiệt
đới, giải phẫu bệnh, vi sinh,
dinh dưỡng... để tiến hành điều
trị và can thiệp cho ba BN
nữ. Đáng chú ý, các BN đều
không có tiền sử về bệnh tai
mũi họng hay răng hàmmặt.
Trường hợp thứ nhất là BN
Âu Tố L (sinh năm 1979, ngụ
TP.HCM),từngmắcCOVID-19
vào tháng 11-2021. Tháng
3-2022, BN thấy đau đầu,
nghẹt mũi trái, sưng mặt trái,
đi khám ở một BV được chẩn
đoán viêm xoang và phẫu
thuật xoang. Sau đó thấy vẫn
còn sưng mặt và đau đầu nên
BN đến BV Chợ Rẫy khám.
Trường hợp thứ hai là BN
Phan Thị H (sinh năm 1962,
quê Tây Ninh), từng mắc
COVID-19. Tháng 2-2022,
BN bị đau đầu, sưng mặt
trái được phẫu thuật xoang
ở một BV. Sau đó, do sưng
mắt trái, sưng vùng trán,
đau đầu nhiều nên đến BV
Chợ Rẫy khám. Trường hợp
thứ ba là BN Nguyễn Thị T
(sinh năm 1959, quê Khánh
Hòa), từng mắc COVID-19
vào tháng 12-2021. BN phát
hiện bị đau đầu, sưng mắt
phải, trán phải, điều trị ở TP
Nha Trang, chẩn đoán viêm
đa xoang, theo dõi u não nên
tiếp tục nhập BV Chợ Rẫy.
CácBNđược xử lýphối hợp
đa chuyênkhoa, phẫu thuật loại
bỏ phần xương mặt và xương
sọ hoại tử cùng mủ bám vào
xương, màng não... Hiện ba
BN đã được điều trị ổn nhưng
cần phải theo dõi, tái khám lâu
dài. Các bác sĩ cho rằng đây là
bệnh khó, ít gặp, ba ca bệnh
tiên lượng nặng và gần như sẽ
tửvongnếukhông can thiệpgì.
Dễ bị bỏ sót hoặc
chẩn đoán nhầm
TS-BS Lê Quốc Hùng,
Trưởng Khoa bệnh nhiệt đới
BVChợ Rẫy, cho hay nguyên
nhân hay gặp nhất trong các
ca bệnh bị hoại tử vùng xương
sọ, hàmmặt là tắc mạch giảm
máu nuôi tại chỗ, sau đó là
các nguyên nhân đến từ bên
ngoài, trong đó thường gặp
là vi sinh vật tấn công làm
viêm và chết xương.
Khoa từng tiếp nhận một
ca bệnh nam (50 tuổi), mắc
đái tháo đường và từng mắc
COVID-19cónấmsợi tơ trong
mẫu mô của xương sọ đã bị
viêm và hoại tử, phù hợp với
các báo cáo quốc tế. Nấm có
rất nhiều trong môi trường
nhưng khả năng nhiễm nấm
cũng như các bệnh lý khác ở
những người mắc COVID-19
có rối loạn miễn dịch và bệnh
lý nền thường cao hơn.
Theo TS Quốc Hùng, các
ca bệnh sau khi được phẫu
thuật loại bỏ vùng xương
viêm đã được cho sử dụng
thuốc kháng nấm kéo dài sáu
tháng và tái khám mỗi tháng
để xem việc điều trị nấm có
triệt để hay không.
“Vẫn còn quá sớm để đánh
giá mức độ thành công của
các ca phẫu thuật. Các BN
phải đợi thêm kết quả hình
ảnh sáu tháng sau tình trạng
hủy xương, chết xương còn
tiếp diễn không” - TS Quốc
Hùng nói, đồng thời cho hay
tình trạng giống các BN trên
có thể bị bỏ sót và chẩn đoán
nhầm với các bệnh lý khác
như áp xe não, viêm hậu nhãn
cầu, viêmmàng não mủ... và
tử vong trước khi biết được
nguyên nhân chính xác.
Có các dấu hiệu sau
cần chụp CT scan
PGS-TSTrầnMinhTrường,
nguyên Phó Giám đốc BV
Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội Phẫu
thuật đầu cổ TP.HCM, cho
biết kết quả phân tích các
ca bị hủy hoại xương vùng
hàm mặt và xương sọ có sự
hiện diện của nấm candida,
asperglilus và vi khuẩn.
TheoPGS-TSMinhTrường,
các BN có biểu hiện chung
là đau trong giai đoạn mắc
Đáng chú ý, các BN
đều không có tiền sử
bệnh tai mũi họng
hay răng hàmmặt.
COVID-19 ở vùng đầu, mặt,
răng, khẩu cái và tiến triển
kéo dài âm ỉ, không giảm
giống với bệnh viêm xoang.
Bên cạnh đó, BN có thêm
các dấu hiệu như sưng viêm
mí mắt, viêm sưng vùng sọ
trán (thường gặp trong viêm
xoang), hoại tử xương hàm,
răng, xương khẩu cái nên
khó nhai, súc miệng có mùi
rất hôi; hoại tử nặng các mô
mềm, hốc mũi lan lên nền sọ.
PGS-TSMinhTrường cũng
nhấnmạnhchưa thểkhẳngđịnh
các ca bệnh do COVID-19
gây ra nhưng thế giới đã có
nhiều báo cáo về các trường
hợp tương tự. Có khả năng
virusCOVID-19 gây tắcmạch
vùng xương sọ và xương hàm
mặt dẫn đến vùng xương này
bị chết từ trong tủy xương và
bội nhiễm nấm hay vi khuẩn.
Bên cạnh đó, hiện chưa có
khuyến cáo chính thức của
Bộ Y tế và phác đồ điều trị.
Cách điều trị là phẫu thuật
lấy hết xương viêm, hoại tử,
sử dụng thuốc kháng sinh,
kháng nấm.•
BVChợRẫy
ghi nhậnhai
bệnhnhân tử
vong vànhiều
trườnghợpbị
hoại tửvùng
xương sọ, hàm
mặt nặngdù
trướcđâyhọ
chưa từng có
tiền sửbệnh tai
mũi họnghay
rănghàmmặt.
Tiêu điểm
Mắc COVID-19
6-8 tháng bị nhức đầu,
viêm xoang
cần thăm khám
Thử thách của ca phẫu thuật
là làm sao lấy triệt để các ổ
xương viêm và nhiễm trùng
cho BN mà không làm tổn
thươngđến não. Maymắn, sau
ca phẫu thuật, tình trạng viêm
đã bị chặn đứng và cải thiện.
Trước mắt tình trạng viêm
ổn định và các dấu hiệu sinh
tồn của BN đảm bảo, hy vọng
sức khỏe của BN sẽ tiến triển
tốt. Đây cũng là bài học kinh
nghiệm và phối hợp giữa các
chuyênkhoa taimũi họng, thần
kinh, truyền nhiễm trong điều
trị các ca bệnh tương tự.
BNsaukhimắcCOVID-196-8
thángvàcótìnhtrạngnhứcđầu,
viêm xoang cần thăm khám,
chụp CT scan sọ não để xác
định nguyên nhân bệnh.
TS-BS
NGUYỄN NGỌC KHANG
,
Phó Khoa ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy
NỘI DUNG CÔNG BỐ THÔNG TIN
CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BTD COUNSEL
Địa chỉ trụ sở: Phòng 303, Tầng 3, 32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 19,
Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Lĩnh vực hành nghề:
Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;
Tư vấn pháp luật;
Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định pháp luật;
Đạidiệnngoàitốtụngđểthựchiệncáccôngviệccóliênquanđếnphápluật.
Người đại diện: Luật sư Huỳnh Thị Thúy Anh
Địa chỉ: B26.05, The Ascent, 58 Quốc Hương, Phường Thảo Điền,
Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
CCHN số: 16784/TP/LS-CCHN cấp ngày 10/6/2019.
Số Giấy ĐKHĐ: 41.02.3877/TP/ĐKHĐ do Sở tư pháp TP Hồ Chí Minh cấp
ngày 27/6/2022.
Quảng cáo
Ngày 11-7, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai
(Hà Nội) cho biết nơi đây đang điều trị cho bệnh nhân
(BN) nữ 75 tuổi (ngụ huyện An Dương, Hải Phòng) bị sốt
do mò cắn.
BN đã bị sốt nhiều ngày, được khám và điều trị ở tuyến
dưới nhưng không tìm ra nguyên nhân nên phải chuyển
lên tuyến trên. Tại BV Bạch Mai, sau khi thăm khám lâm
sàng ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán BN viêm phổi, suy hô
hấp, nhiễm khuẩn huyết và được chuyển đến trung tâm hô
hấp. Thăm khám kỹ hơn, các bác sĩ phát hiện có một vết
loét ở da vùng bẹn bên trái - một tổn thương khá đặc hiệu
do mò cắn. Qua hội chẩn liên khoa bước đầu nhận định
đây là bệnh sốt mò, kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định
phán đoán này.
Theo PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung
tâm Bệnh nhiệt đới, đây là ca bệnh khá điển hình của
bệnh sốt mò do mò cắn và truyền vi khuẩn rickettsiae
tsutsugamushi vào cơ thể người với các hội chứng lâm
sàng đặc như đã mô tả và kèm theo vết loét tại nơi mò cắn
(eschar). Sốt mò nếu không được phát hiện sớm và điều
trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng cấp tính như
suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm cơ tim, viêm màng
não, có thể sốc giảm thể tích và tử vong…
Đặc điểm của con mò thường hay cắn ở vùng kín, vùng
da mỏng và có nếp gấp như bẹn, nách, bìu, sau tai, quanh
hậu môn... đầu tiên thường tổn thương như nốt phỏng có
đường kính 0,5-1 cm, không đau, không ngứa nên BN
không để ý. Sau vài ngày nốt phỏng thường tự vỡ ra, đóng
một vảy đen hơi lõm xuống mặt da và xung quanh có gờ
đỏ kèm theo tổn thương nổi hạch, phát ban. Một số BN
sẽ dẫn đến nặng, có biểu hiện suy hô hấp, có bệnh cảnh
giống nhiễm khuẩn huyết.
NHƯ LOAN
Bác sĩ chúc
mừng ba
bệnh nhân
xuất viện.
Ảnh:
HOÀNG LAN
Nhiễmtrùnghuyết, suyhôhấpvì bị sốtmò
PGS-TSĐỗDuy Cường thămkhámcho bệnh nhân bị sốtmò
điều trị tại Trung tâmBệnh nhiệt đới. Ảnh: MAI THANH
Đời sống xã hội -
ThứBa12-7-2022