13
TP.HCM: Thấy người có biểu hiện
trầm cảm, gọi ngay 115
TRẦNNGỌC -HOÀNG LAN
S
ởY tế TP.HCMvừa cho
biết mô hình “cấp cứu
trầm cảm” sau hơn một
tuần triển khai hoạt động đã
cấp cứu thành công cho ba
trường hợp bị rối loạn tâm
thần. Kết quả bước đầu đã
cho thấy hiệu quả tích cực,
góp phần trong công tác chăm
sóc sức khỏe tâm thần cho
người dân TP.
Chặn đứng trường
hợp kích động, tấn
công người khác
Cụ thể, mô hình “cấp cứu
trầm cảm” đã tiếp nhận bốn
cuộc gọi cấp cứu từ người
dân, trong đó có ba trường
hợp người bệnh kích động,
la hét, nói nhảm, đập phá đồ
đạc và một trường hợp có
biểu hiện muốn tự sát. Tất
cả trường hợp này sau khi
được tiếp cận và can thiệp
điều trị kịp thời theo quy trình
“cấp cứu trầm cảm” đều đã
ổn định, có thể xuất viện và
điều trị ngoại trú.
BSNguyễnDuyLong,Giám
đốc Trung tâm Cấp cứu 115
TP.HCM, cho biết vào chiều
26-7, Trung tâmCấp cứu 115
TP.HCMnhận được cuộc gọi
báo tin ôngNVH (46 tuổi, ngụ
quận Tân Phú, TP.HCM) lên
cơn kích động.
Người gọi còn cho biết ba
ngày trước đó, ông H kích
độngvà nói rằngđangbị người
khác ám hại. Cách đây một
ngày, ông H kích động nhiều
hơn kèmmất ngủ. Điều đáng
nói, ông H đã tấn công một
số người xung quanh. Lo sợ
những chuyện không hay có
thể xảy ra, gia đình gọi điện
thoại đến Trung tâmCấp cứu
115 TP.HCM.
Đến nơi, nhân viên Trung
tâm Cấp cứu 115 TP.HCM
ghi nhận ông H đang bị kích
động, la hét. Êkíp cấp cứu
liên hệ tổng đài của Trung
tâm Cấp cứu 115 TP.HCM
nhờ kết nối với chuyên gia
của BV Tâm thần TP.HCM.
Sau khi kết nối, chuyên gia
của BV Tâm thần TP.HCM
hướng dẫn êkíp cách cố định
ông H và tiêm thuốc an thần
để giảm cơn kích động. Sau
đó, ông H được đưa tới BV
Tâm thầnTP.HCMđể điều trị.
“Ngoài cấp cứu tâm thần
kích động, Trung tâm Cấp
cứu 115 cũng đã phối hợp với
BV Tâm thần TP.HCM triển
khai hoạt động “cấp cứu trầm
cảm” theo chỉ đạo của Sở Y
tế TP.HCM” - BS Long nói.
Trầm cảm dễ tìm đến
cái chết
TS-BS Đinh Vinh Quang,
Trưởng Khoa nội thần kinh
BVNhân dân 115 (TP.HCM),
cho biết trầm cảm là một rối
loạn về tâm thần. Nghiên cứu
cho thấy khoảng 3% dân số
thế giới bị trầm cảm và con
số này có chiều hướng gia
tăng do ảnh hưởng của môi
trường sống. Đặc biệt, nữ dễ
bị trầm cảm hơn nam do ý chí
và nghị lực đa phần không
mạnh mẽ.
Có hai yếu tố dẫn đến nguy
cơ trầm cảm: Tác động của
môi trường bên ngoài và ảnh
hưởng yếu tố bên trong. Tác
động của môi trường bên
ngoài như bị stress, sang chấn
tâm lý khi gia đình có người
qua đời, tình cảm gặp nhiều
ngang trái hoặc công ăn việc
làm không thuận buồm xuôi
gió, mất việc làm…
“Ảnh hưởng yếu tố bên
trong có nghĩa cha mẹ ruột
bị trầm cảm thì người con
có nguy cơ dễ bị trầm cảm
hơn những người khác do
thiếu hụt chất dẫn truyền
thần kinh, mất cân bằng nội
tiết tố...” - TS-BS Quang nói.
Người bị trầm cảm luôn
trong trạng thái mệt mỏi,
buồn bã, chán nản, không
còn hứng thú trong các công
việc, không muốn tiếp xúc
với người khác. Ngược lại,
cũng có người bị kích động,
bồn chồn, lo lắng.
“Làmviệc không tập trung,
nhớ trước quên sau, thường
xuyênmấtngủnhưngcótrường
hợp lại ngủ quá nhiều; giảm
Đời sống xã hội -
ThứHai 8-8-2022
Sở Y tế TP.HCMđã triển khai hoạt động cấp cứu trầm cảmnhằm tiếp cận kịp thời người trầm cảm
để chăm sóc và điều trị.
hoặc đôi khi tăng cân không
liên quan đến chế độ ăn uống;
có cảm giác vô dụng, tội lỗi,
nghĩ đến cái chết và có ý định
tự tử… cũng là những biểu
hiện của người trầm cảm” -
TS-BS Quang lưu ý.
Theo Sở Y tế TP.HCM,
điều đáng lo ngại là dịch
COVID-19 đã tác động lên
sức khỏe tâm thần của người
dân. Tổ chức Y tế Thế giới
cho biết nămđầu tiên của dịch
Ngoài cấp cứu tâm
thần kích động,
Trung tâm Cấp cứu
115 cũng đã phối
hợp với BV Tâm
thần TP.HCM triển
khai hoạt động cấp
cứu trầm cảm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký quyết định
lập bốn đoàn kiểm tra, khảo sát tình hình cung ứng, sử
dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở khám
chữa bệnh (KCB).
Cụ thể, Đoàn số 1 kiểm tra, khảo sát tại các cơ sở KCB
vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi
phía Bắc (25 tỉnh, TP), do PGS-TS Lương Ngọc Khuê,
Cục trưởng Cục Quản lý KCB, làm trưởng đoàn.
Đoàn số 2 kiểm tra vùng Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung (14 tỉnh, TP), do TS Cao Hưng Thái, Phó Cục
trưởng Cục Quản lý KCB, làm trưởng đoàn.
Đoàn số 3 kiểm tra vùng Tây Nguyên và Đông Nam
bộ (11 tỉnh, TP), do TS Vương Ánh Dương, Phó Cục
trưởng Cục Quản lý KCB, làm trưởng đoàn.
Đoàn số 4 kiểm tra vùng ĐBSCL (13 tỉnh, TP), do TS
Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB,
làm trưởng đoàn.
Việc kiểm tra nhằm khảo sát tình hình cung ứng, sử
dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở KCB và
khảo sát, ghi nhận tác động của việc thiếu hụt này tới chất
lượng KCB, sự hài lòng của người dân, nhân viên y tế,
đồng thời xác định khó khăn, vướng mắc mang tính chất
khách quan, chủ quan, đề xuất giải pháp ngắn hạn và dài
hạn cho cơ quan quản lý trung ương, địa phương để khắc
phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
Theo tờ trình của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính phủ
đề xuất ban hành Nghị quyết về việc đảm bảo thuốc,
trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế, qua báo cáo của các địa phương,
đơn vị, tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế đang
diễn ra tại nhiều cơ sở KCB, ảnh hưởng đến công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân.
26/34 sở Y tế và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo
cáo có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14/34 sở
Y tế và 8/21 BV tuyến trung ương báo cáo có tình trạng
thiếu trang thiết bị y tế.
Nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, Bộ Y tế đề xuất
một số nội dung: Với quy định “Không được mua bán
trang thiết bị y tế khi chưa có giá công khai và không
được mua cao hơn giá công khai trên cổng thông tin điện
tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán”, Bộ Y tế đề xuất
ghi rõ thời điểm mua sắm, đấu thầu được xác định là thời
COVID-19, tỉ lệ mắc chứng
lo âu và trầm cảm trên toàn
cầu tăng lên 25%.
Nhằm tiếp cận kịp thời
người trầm cảm để chăm sóc
và điều trị, Sở Y tế TP.HCM
đã triển khai hoạt động “cấp
cứu trầm cảm”. Khi phát hiện
bất kỳ ai có các biểu hiện của
chứng trầm cảm nặng thì gọi
điện thoại ngay đến số 115
(Trung tâmCấp cứuTP.HCM)
hoặc 19001267 (BVTâm thần
TP.HCM).
Sau khi tiếp nhận cuộc
gọi, nhân viên trực tổng đài
sẽ hỏi một số câu sàng lọc
và báo tin khẩn cấp đến đội
cấp cứu ngoại viện 115. Tiếp
theo, đội cấp cứu sẽ tiếp cận
hiện trường để thuyết phục
và đưa người bệnh đến BV
Tâm thần TP.HCM để được
chăm sóc và điều trị.
Sau khi tình trạng rối loạn
tâm thần thuyên giảm, người
bệnh sẽ được chuyển về địa
phương chăm sóc ngoại trú
thông qua mạng lưới chăm
sóc rối loạn tâm thần dựa vào
cộng đồng.•
“Cấp cứu trầmcảm”được xem là hoạt động
khởi đầu trong chuỗi hoạt động chăm sóc
sức khỏe tâm thần cho người dân TP.HCM
liên quan đến dịch COVID-19 theo đúng tinh
thần chỉ đạo của UBND TP.HCM.
Đây là một hoạt động mới vừa mang tính
sáng tạo xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc
sống của người dân TP khi vừa trải qua đại
dịch COVID-19 chưa từng có trong lịch sử,
vừa thể hiện tinh thần học hỏi, cầu tiến
khi đang trên lộ trình chuyên nghiệp hóa
hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện theo
hướng Paramedic của Trung tâm Cấp cứu
115 TP.HCM.
Trong thời gian tới, Trung tâm Cấp cứu
115 tiếp tục kết nối, chia sẻ và học tập kinh
nghiệm với các chuyên gia Paramedic của
Sydney (Úc), nơi có nhiều kinh nghiệm trong
hoạt động cấp cứu tâm thần. Đồng thời tiến
hành tập huấn chuyên đề cấp cứu rối loạn
tâm thần cho mạng lưới 39 trạm cấp cứu vệ
tinh ngoài bệnh viện.
PGS-TS-BS
TĂNG CHÍ THƯỢNG
,
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM
Chuỗi hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần hậu COVID-19
Lập4đoànkiểmtraviệc cungứng, sửdụng thuốc vàvật tưy tế
TS-BSĐinh
VinhQuang
đang khám
chomột
bệnh nhân
trầmcảm.
Ảnh:
TRẦNNGỌC
điểm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Điều này cũng
tương tự với việc mua sắm, đấu thầu thuốc.
Trong dự thảo, bộ cũng đề nghị làm rõ số đăng ký lưu
hành với các thuốc được Bộ Y tế công bố bắt đầu có hiệu
lực từ thời điểm nào, quy định về rà soát, công bố giá
thuốc kê khai…
Ngoài ra, dự thảo còn đề xuất cho phép tiếp tục thanh toán
chi phí KCB bảo hiểm y tế của các dịch vụ kỹ thuật thực hiện
bằng các máy cho mượn hoặc đặt theo kết quả lựa chọn nhà
thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
NHƯ LOAN
Việc kiểmtra
nhằmkhảo
sát tình hình
cung ứng, sử
dụng thuốc,
vật tư, trang
thiết bị y tế
tại các cơ sở
khámchữa
bệnh. Ảnh:
NHƯ LOAN