178-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 8-8-2022
Có nên hạn chế xe khách
vào trung tâm TP.HCM?
ĐÀOTRANG
S
ở GTVT TP.HCM cho
biết đơn vị đã nghiên cứu
và đề xuất hai phương án
hạn chế xe khách vào nội đô
TP. Hai phương án được Sở
GTVT xây dựng theo từng
giai đoạn cụ thể, nhằm từng
bước hạn chế nguy cơ ùn tắc
giao thông và kéo giảm tai
nạn giao thông trong khu vực
nội đô TP.
Chọn phương án ít ảnh
hưởngđếndoanhnghiệp
Sở GTVT cho biết phương
án 1 chia làm hai giai đoạn,
thời gian hạn chế xe khách vào
nội đô TP là từ 6 giờ đến 22
giờ hằng ngày. Trong đó, giai
đoạn 1 từ năm 2022 đến 2025,
hạn chế xe khách giường nằm.
Giai đoạn 2 từ năm 2025 đến
2030, hạn chế xe khách trên 30
chỗ (trừ xe buýt, xe phục vụ
đám tang, xe công vụ, xe du
lịch được cấp phù hiệu riêng).
Phương án 2 cũng chia làm
hai giai đoạn, thời gian cấm xe
vào nội đô TP theo khung giờ
từ 6 giờ đến 22 giờ hằng ngày.
Giai đoạn 1 từ năm 2022 đến
2025, cấm xe khách giường
nằm. Giai đoạn 2 từ năm 2025
đến 2030, hạn chế xe khách trên
16 chỗ (trừ xe buýt, xe phục
vụ đám tang, xe công vụ, xe
du lịch được cấp phù hiệu).
TheoSởGTVT, cảhai phương
án đều có khả năng giảm diện
tích chiếm dụng mặt đường
và tăng vận tốc lưu thông
bình quân của phương tiện so
với hiện nay tại khu vực trung
tâm. Đồng thời giải quyết tình
trạng mất trật tự, an toàn giao
thông, tăng mỹ quan đô thị tại
khu vực trung tâm TP.
Tuy nhiên, phương án 2 sẽ
tác động đến tình hình kinh
tế - xã hội lớn hơn cũng như
ảnh hưởng đến hoạt động của
các doanh nghiệp (DN) vận tải
hành khách trên địa bàn TP.
Theo đó, sở đề xuất phương án
1 để thực hiện do ít tác động
đến kinh tế - xã hội và vẫn
đảm bảo được hoạt động vận
tải hành khách trong khu vực.
Cần sớm thực hiện
theo đúng lộ trình
Đại diện DN vận tải Hoàng
Huy (chạy tuyến TP.HCM -
Thái Nguyên) cho biết việc
chạy xe khách vào trung tâm
TP thì hiện nay cơ quan chức
năng chưa cấmvà đó cũng thực
sự là nhu cầu của các hãng vận
tải. Song, đối với các phương
án hạn chế xe khách vào trung
tâmTPmà Sở GTVT đưa ra thì
hãng cũng sẽ tuân thủ để góp
phần đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông.
Ông Quách Hôn, Giám đốc
Công ty Vận tải Tuyết Hon
(tuyến vận tải TP.HCM - Kiên
Giang), cũng cho rằng nếu thực
hiện theo đề xuất của SởGTVT
thì sẽ gây khó khăn cho việc
đưa rước, đón trả hành khách
của các DN. Tuy nhiên, DN sẽ
ủng hộ để góp phần đảm bảo
an toàn giao thông nói chung.
“Nếu áp dụng, hãng sẽ có
phương án áp dụng như dùng
xe trung chuyển để phục vụ,
đưa đón hành khách về bến.
Phương án này cũng sẽ giảm
tình trạng ùn tắc, đảm bảo trật
tự giao thông ởTP.HCM” - ông
Hôn cho biết.
TSKH - kiến trúc sư Ngô
Viết Nam Sơn, chuyên gia quy
hoạch đô thị, nhận định trong
giao thông nội thành không nên
cho xe khách vào trung tâmTP,
đặc biệt là xe khách liên tỉnh.
Theo đó, những phương tiện
này nên đóng ở các cửa ngõ
TP hoặc ở khu vực ngoại vi,
có thể là các tuyến vành đai.
Hành khách có nhu cầu đi liên
tỉnh thì nên trung chuyển đi ra
phía ngoài.
“Trong nội thành chỉ nên phát
triển xe buýt, xe công cộng hay
xe trung chuyển để di chuyển
ra ngoại thành nhằm đảm bảo
trật tự, an toàn giao thông.
Ngoài ra, người đi liên tỉnh
cũng không phải là đối tượng
di chuyển thường xuyên. Theo
đó, đây là phương án giảm tải
lượng xe tốt nhất cho một siêu
đô thị như TP.HCM hiện nay,
đồng thời cũng hạn chế tình
trạng đón trả khách, xe dù, bến
cóc” - ông Sơn góp ý.•
Lượng xe ở TP.HCM tăng 8% mỗi năm
Sở GTVT TP.HCM cho biết hiện nay số lượng xe hằng năm tại
TP.HCM tăng bình quân trên 8%, gây áp lực lớn cho cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ. Trong khi đó, tốc độ đáp ứng về hạ tầng
hằng năm rất hạn chế (khoảng 2%/năm).
SởGTVT đã thực hiệnmột sốgiải phápđảmbảo trật tự, an toàn
giaothôngcũngnhư
hạn chế xe có kích
thướclớnlưuthôngvào
một số tuyếnđường
nhỏ không đáp ứng
nhucầu;hạnchếtình
trạng đón trả khách
trànlangâyùnứgiao
thông cục bộ vàmất
mỹ quan đô thị.
Hiện nay, một số
tuyến đã cấm xe
khách trên 25 chỗ lưu thông trong khoảng thời gian từ 6 giờ
đến 22 giờ như các đường Lê Hồng Phong, Trần Nhân Tôn, Vĩnh
Viễn (quận 10).
Sở GTVT cho rằng với tình hình giao thông diễn biến theo chiều
hướng phức tạp, số lượng xe cá nhân tăng nhanh, trong thời gian
tới cần xem xét nghiên cứu hạn chế các loại xe chiếm dụng lòng
đường lớn.Từ đó, từng bước hạn chế nguy cơ ùn tắc giao thông và
kéo giảm tai nạn giao thông trong khu vực nội đôTP.
Sở GTVT TP.HCM
cho biết hiện nay số
lượng xe hằng năm
tại TP.HCM tăng
bình quân trên 8%,
gây áp lực lớn cho cơ
sở hạ tầng giao thông
đường bộ.
CầnThơđề xuất
2phươngánxây cầu
7.000 tỉ bắc qua
sôngHậu
UBND TP Cần Thơ vừa có công văn trao
đổi với UBND tỉnh Đồng Tháp về hai phương
án tuyến kết nối với hợp phần xây dựng cầu Ô
Môn bắc qua sông Hậu (thuộc dự án phát triển
TP Cần Thơ thích ứng với biến đổi khí hậu
tham gia chương trình DPO trên địa phận tỉnh
Đồng Tháp).
Theo đó, UBND TP Cần Thơ cho hay qua các
buổi làm việc với lãnh đạo TP, phía nhà tài trợ - Cơ
quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) bày tỏ sự
quan tâm việc đầu tư đồng bộ và hiệu quả liên kết
vùng của các dự án đề xuất của TP Cần Thơ, tỉnh
Đồng Tháp và tỉnh Kiên Giang. Do đó, kết quả trao
đổi giữa TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp là cơ sở
để báo cáo với Bộ KH&ĐT, nhà tài trợ - Cơ quan
Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Cụ thể, hai phương án đề xuất của TP Cần Thơ
là: Phương án 1, tuyến cầu có chiều dài toàn
tuyến liên vùng khoảng 69 km, bắt đầu từ vị
trí giao quốc lộ 80 (ở khu vực đông nam TP Sa
Đéc, Đồng Tháp). Sau đó, cầu đi giữa khu vực
quy hoạch hai khu công nghiệp Vinashin và Bắc
Mương Khai, rồi vượt sông Hậu tại vị trí cách
phà Thới An - Phong Hòa khoảng 2,5 km về phía
thượng lưu (thuộc địa phận phường Thới An,
quận Ô Môn, TP Cần Thơ).
Tuyến tiếp tục đi về phía tây, giao quốc lộ 91
ở phía bắc cầu Ô Môn hiện tại, qua khu vực Viện
Lúa ĐBSCL và song song với đường tỉnh 922E
(phía tây thị trấn Thới Lai) để đi về phía huyện
Giồng Riềng, Kiên Giang.
Phương án 2, tuyến cầu có chiều dài toàn
tuyến liên vùng khoảng 70 km, bắt đầu từ vị
trí nút giao tuyến tránh TP Sa Đéc (đường
tỉnh 852B) với tuyến N1 quy hoạch (phía
đông nam TP Sa Đéc). Sau đó đi giữa khu
vực quy hoạch hai khu công nghiệp Vinashin
và Bắc Mương Khai và nhập vào hướng tuyến
của phương án 1.
“Hiện nay, tuyến kết nối vào cầu Ô Môn bắc
qua sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp
chưa có. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đồng bộ,
liên kết vùng theo quy hoạch vùng ĐBSCL,
UBND TP Cần Thơ kính đề nghị UBND tỉnh
Đồng Tháp xem xét, có ý kiến về việc đầu tư
tuyến kết nối vào cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu
tham gia chương trình DPO theo hai phương
án nêu trên để UBND TP Cần Thơ làm cơ sở
báo cáo Bộ KH&ĐT và nhà tài trợ. Từ đó, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án” -
công văn của UBND TP Cần Thơ nêu.
Theo dự kiến, cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu
có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng.
Trong đó, TP Cần Thơ đề xuất ngân sách
trung ương hỗ trợ 2.500 tỉ đồng; ngân sách địa
phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp
khác là 4.500 tỉ đồng.
CHÂU ANH
Các chuyên gia, doanh nghiệp vận tải ủng hộ việc hạn chế xe khách vào
trung tâmTP.HCMđể đón trả khách, nhất là trong bối cảnh lượng xe
lưu thông ở nội đô TP ngàymột tăng cao.
Lượng xe lưu thông trên địa bàn TP.HCM
tăng 8%mỗi năm. Ảnh: ĐT
SởGTVT
TP.HCMđề
xuất hai
phương án
hạn chế xe
khách lưu
thông vào
trung tâmTP.
Ảnh: ĐT
Dự kiến cầuÔMôn bắc qua sôngHậu có tổngmức đầu tư
khoảng 7.000 tỉ đồng. Ảnhminh họa: CHÂUANH
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook