6
Pháp luật
&
cuộc sống
ThứHai 8-8-2022
Bị tuyênán chung thânvì nhậnhối lộ, cựuđại tábiênphòngkháng cáo
Cựu đại tá
Nguyễn
Thế Anh tại
phiên tòa
sơ thẩm.
Ảnh:
UYÊN
TRANG
Sau hơn ba tuần kể từ ngày xét xử vụ án liên quan đến
đường dây buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, Tòa án quân sự
Quân khu 7 đã nhận được đơn kháng cáo của tám trong số
14 bị cáo.
Trong số này, hai người kháng cáo kêu oan gồm Nguyễn
Thế Anh (cựu đại tá, cựu chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội
biên phòng tỉnh Kiên Giang) và Nguyễn Văn An (em họ
của bị cáo Nguyễn Thế Anh).
Sáu người kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt hoặc xin
hưởng án treo gồm Lê Văn Minh (cựu thiếu tướng, cựu
tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4), Nguyễn Văn Hùng (cựu
thượng tá, cựu đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng
Trường Long Hòa, Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh), Lê
Văn Phương (cựu thượng tá, cựu phó trưởng Phòng CSGT
Công an tỉnh Trà Vinh), Phạm Văn Trên (cựu đại tá, cựu chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh)…
Trước đó, hôm 15-7, Tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên
phạt bị cáo Lê Văn Minh 15 năm tù, Lê Xuân Thanh (cựu
thiếu tướng, cựu tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) 12 năm tù,
Phạm Văn Trên 10 năm tù… cùng về tội nhận hối lộ.
Riêng bị cáo Nguyễn Thế Anh bị tuyên chung thân về
tội nhận hối lộ và hai năm tù về tội tổ chức cho người khác
trốn đi nước ngoài trái phép. Tổng hợp hình phạt là tù
chung thân.
Theo cơ quan tố tụng, từ tháng 3-2020 đến tháng 2-2021,
Phan Thanh Hữu cùng đồng phạm buôn lậu gần 200 triệu
lít xăng, trị giá khoảng 2.900 tỉ đồng.
Để thực hiện việc buôn lậu xăng với số lượng lớn trong
thời gian dài mà không bị kiểm tra, bắt giữ, Hữu và đồng
bọn thống nhất chi hối lộ cho nhiều cá nhân thuộc lực
lượng cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, CSGT…
Trong đó, hai cựu tư lệnh Vùng Cảnh sát biển Lê Văn
Minh và Lê Xuân Thanh lần lượt nhận hối lộ 6,9 tỉ đồng và
1,8 tỉ đồng; Nguyễn Thế Anh thông qua em họ là Nguyễn
Văn An nhận 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng; Phạm Văn Trên
nhận 1 tỉ đồng…
Quá trình xét xử tại tòa, cựu đại tá Nguyễn Thế Anh
một mực kêu oan, nhiều lần phủ nhận tội danh, khẳng
định không quen biết và chưa bao giờ nhận tiền từ Phan
Thanh Hữu. Cựu đại tá còn cho rằng “bị ép cung, buộc
phải nhận những gì không có, những gì không làm”, thậm
chí “dám lấy tính mạng ra để khẳng định”.
TUYẾN PHAN
Cấp sơ thẩm nói đã đáp ứng yêu cầu,
cấp phúc thẩm nói chưa
Sau khi bản án sơ thẩm lần hai bị hủy, xử sơ thẩm lần ba vào ngày 23-
6-2021, TAND huyện Nga Sơn đã tuyên phạt bị cáo Trung 24 tháng tù về
tội cố ý gây thương tích.
Trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
khi đó, chủ tọa phiên tòa cho biết:
“Thực tế, nhiều vụ án hình sự sau khi hủy án thì kết quả điều tra lại chỉ có
thể đáp ứng tương đối yêu cầu của cấp phúc thẩm thôi. Vì vậy, vụ án này
những yêu cầumà cấp phúc thẩmđặt ra, cơ quan điều tra đã đáp ứng, tuy
không tuyệt đối nhưng chứng cứ đủ để kết tội”.
Tuy nhiên, tại bản án phúc thẩm lần ba mới đây, HĐXX nhận định bản
án sơ thẩm ngày 23-6-2021 của TAND huyện Nga Sơn chưa thực hiện đầy
đủ các yêu cầu của bản án phúc thẩm trước đó (bản án phúc thẩm lần
hai - PV) đã đặt ra.
Từ đó, bản án sơ thẩm lần ba tiếp tục bị tuyên hủy.
Bị cáoHoàng Văn Trung tại tòa. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
1 vụ xô xát:
8 năm, 6 bản
án vẫn chưa
xong
Một vụ án xảy ra cách đây gần támnăm,
cơ quan tố tụng đãmở sáu phiên tòa
nhưng đến nay kết quả vẫn chưa ngã ngũ.
ĐẶNG TRUNG
G
ần tám năm qua, bị cáo Hoàng
Văn Trung (37 tuổi, ngụ thôn
Giải Uấn, xã Nga Phương,
huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) đã
trải qua sáu phiên tòa nhưng sau
ba lần cấp sơ thẩm tuyên án 24
tháng tù giam thì đều bị cấp phúc
thẩm hủy án.
Không tìm được viên gạch
gây án
Cáo trạng thể hiện: Khoảng 16 giờ
ngày 18-9-2014, Trung đến Phòng
kế toán của Nhà máy gạch tuynel
Nga Sơn làm việc.
Tại đây, Trung gặp ông PhạmVăn
Dũng cũng đang làm việc. Trung
nghi ngờ ông Dũng đã thuê người
đánh mình nên cả hai đôi co rồi xô
xát. Trung chạy ra sân lấy một viên
gạch xây dựng màu đỏ, loại hai lỗ
đến đánh ông Dũng.
Lúc này, ông Dũng né được và lấy
tay ôm đầu thì bị trúng vào mu bàn
tay phải chảy máu. Sau đó, một cán
bộ nhà máy đến can ngăn thì Trung
vứt viên gạch ra sân rồi đi về nhà.
Theo kết luận giám định, ông
Dũng bị chấn thương vỡ đầu xa
xương bàn 1 ngón cái bàn tay phải
8%, chấn thương đốt 1 ngón cái bàn
tay phải 3%, sẹo vết thương phần
mềm vùng mu đốt bàn ngón 2 bàn
tay phải 1%.
Mu bàn tay phải của ông Dũng bị
sưng nề, đau nhức nhưng ông không
Xử sơ thẩm lần ba,
HĐXX cho rằng bản án
sơ thẩm lần ba chưa thực
hiện đầy đủ yêu cầu của
bản án phúc thẩm trước
đó nên quyết định hủy
án để điều tra, xét xử lại.
đến bệnh viện mà tự rửa, băng bó
vết thương tại nhà. Hôm sau, thấy
ngón cái bàn tay phải hạn chế vận
động nên ông đến BV đa khoa Nga
Sơn chụp X-quang. Theo kết quả
chụp X-quang thì ông Dũng bị gãy
ở đốt 2 ngón cái bàn tay phải. Ông
Dũng đã làm đơn tố giác.
Từ đây, Trung bị khởi tố tội cố ý
gây thương tích vì dùng hung khí
nguy hiểm là viên gạch đánh vào
bàn tay phải của ông Dũng, gây tổn
thương cơ thể 12%.
Quá trình điều tra, cơ quan điều
tra không thu thập được viên gạch
gây án và phim chụp X-quang. Theo
VKS, tại thời điểm năm 2014, máy
chụp X-quang không lưu giữ hình
ảnh và kết quả của phim chụp. Bị
hại thì không còn lưu giữ.
Ba lần hủy án
Xử sơ thẩm lần một và hai,
TAND huyện Nga Sơn đều tuyên
phạt Trung 24 tháng tù về tội cố
ý gây thương tích. Cả hai bản án
sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy,
yêu cầu điều tra lại với lý do giữa
bệnh án điều trị và kết luận giám
định có mâu thuẫn về vị trí vết
thương (đốt 1 hay đốt 2 ngón 1
của bàn tay phải). Đến phiên sơ
thẩm lần ba, một lần nữa, TAND
huyện Nga Sơn tuyên phạt Trung
24 tháng tù.
Ngày 6-5, TAND tỉnh Thanh Hóa
mở phiên tòa xét xử phúc thẩm
lần ba đối với bị cáo Trung. Như
hai lần phúc thẩm trước, HĐXX
quyết định hủy án sơ thẩm lần ba
của TAND huyện Nga Sơn.
Trong phần xét hỏi tại phiên tòa
phúc thẩm lần ba, bị cáo Trung
tiếp tục kêu oan và bảo lưu quan
điểm như năm phiên tòa trước đó
đã diễn ra. Trung cho rằng mình
không cầm viên gạch để đập vào
đầu ông Dũng, đồng thời những
người chứng kiến tại hiện trường
cũng khai không thấy Trung cầm
viên gạch đập vào đầu ông Dũng.
Luật sư bào chữa cho bị cáo
đề nghị HĐXX xem xét áp dụng
khoản 2 Điều 157 (hành vi không
cấu thành tội phạm - PV), Điều
327 BLTTHS năm 2015, tuyên bị
cáo Trung không phạm tội và đình
chỉ giải quyết vụ án.
Về phía VKS, đại diện VKSND
tỉnh Thanh Hóa nêu quan điểm cho
rằng vụ án còn nhiều nội dung mâu
thuẫn chưa được làm rõ.
Thứ nhất, bị cáo không nhận
dùng viên gạch đánh ông Dũng mà
chỉ xô xát tay không, vết thương
của ông Dũng không phải do bị
cáo đánh bằng viên gạch gây ra.
Thứ hai, các nhân chứng có mặt
trực tiếp tại hiện trường là NgôMinh
Tuấn, Phùng Thị Tuyết, Nguyễn
Văn Phú nhưng lại không ai nhìn
thấy bị cáo Trung có cầm viên
gạch đánh ông Dũng hay không.
Thứ ba, mâu thuẫn về vị trí vết
thương giữa bệnh án điều trị và
các kết luận giám định. Cụ thể,
theo bệnh án (vào viện ngày 22-
9-2014), chấn thương của ông
Dũng là gãy xương đốt 2 ngón 1
bàn tay phải. Trong khi kết luận
giám định pháp y về thương tích
ngày 10-11-2014 là gãy, vỡ đầu
xa xương bàn 1 ngón cái bàn tay
phải; gãy, vỡ đầu gần xương đốt
1 ngón cái bàn tay phải. Kết luận
giám định (lại) của Viện Khoa học
hình sự (Bộ Công an) là vỡ đầu xa
xương bàn 1 và vỡ đầu gần xương
đốt 1, ngón 1…
Quá trình điều tra lại, Trung tâm
Pháp y tỉnh Thanh Hóa có công
văn giải thích về thương tích và
kết quả giám định lại lần một, tuy
nhiên không giải thích được mâu
thuẫn này.
Đại diện VKSND tỉnh Thanh
Hóa khẳng định: “Việc điều tra ở
cấp sơ thẩm là chưa đầy đủ, cấp
phúc thẩm không thể tự mình khắc
phục được”. Qua đó, đại diện VKS
đề xuất hủy án sơ thẩm để điều tra
lại các nội dung chưa được làm rõ.
Sau khi xem xét, HĐXX phúc
thẩm lần ba quyết định hủy bản
án sơ thẩm lần ba để điều tra, xét
xử lại như đã nêu trên.•