178-2022 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 8-8-2022
Tiêu điểm
Ngày 7-8, Thủ tướng Phạm Minh
Chính đã có chuyến thị sát tuyến đường
sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Sau khi
kiểm tra thực địa, tại trụ sở Chính phủ,
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ,
ngành trung ương và TP Hà Nội để nghe
báo cáo, xử lý các khó khăn, vướng mắc
của dự án.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội,
dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội dài
12,5 km, đi qua tám ga trên cao và bốn
ga ngầm, trong đó đoạn trên cao dài 8,5
km, đoạn đi ngầm dài 4 km. Dự án được
UBND TP Hà Nội khởi công vào tháng
9-2010. Tuy nhiên, đến nay sau gần 13
năm triển khai, toàn bộ 10/10 gói thầu
của dự án mới đạt khoảng 75% tiến độ,
trong đó sản lượng thi công đoạn trên
cao đạt 96%, đoạn đi ngầm đạt 33%.
Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư cũng đội
lên gấp đôi so với ban đầu, lên hơn
34.000 tỉ đồng.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng
Phạm Minh Chính nhấn mạnh tổng
chiều dài dự án có 12,5 km, theo tiến
độ dự kiến được phê duyệt đợt đầu năm
2009, dự án hoàn thành vào năm 2015,
tổng mức đầu tư gần 20.000 tỉ đồng.
“Như vậy, so với quyết định đầu tư,
tiến độ ban đầu thì đến nay đã chậm mất
bảy năm và sẽ tiếp tục chậm nữa. Hiện
đã làm được 75% tổng khối lượng dự
án. Nếu chúng ta không có giải pháp
hiệu quả thì dự kiến phải ba năm nữa
mới hoàn thành, khi đó dự án đối mặt
với lạm phát và bao vấn đề, lại phải điều
chỉnh lần nữa” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu phải “làm rõ vướng
mắc ở đâu, thẩm quyền của ai, vấn đề
liên quan tiến độ, vốn thiếu ở đâu, thực
hiện như thế nào để bảo đảm tiến độ”.
Đồng thời nhấn mạnh không thể để dự
án tiếp tục chậm tiến độ.
Thủ tướng cho hay từ đầu năm 2022
đến nay, Phó Thủ tướng Phạm Bình
Minh đã ban hành ba văn bản tháo gỡ,
tuy nhiên đến giờ vẫn còn nhiều vướng
mắc. Chính vì vậy, Chính phủ phải tổ
chức cuộc họp với đầy đủ các bộ, ngành,
cơ quan liên quan để xem xét tổng thể,
trên cơ sở đó giải quyết các vướng mắc,
giao việc cụ thể cho các bộ, ngành.
Thủ tướng gợi ý cần thành lập Tổ
công tác chuyên trách để giải quyết
dự án. Từ công trình này cần rút kinh
nghiệm chỉ đạo tiếp theo để phát triển
đường sắt đô thị ở TP Hà Nội. Sau hơn
10 năm, Hà Nội mở rộng không gian để
giảm tải cho trung tâm TP nhưng chưa
khai thác được. Đây là vấn đề đáng suy
nghĩ bởi mục tiêu là mở rộng Hà Nội,
đây cũng là mục tiêu rất cao của Đảng,
Nhà nước cách đây 10 năm.
Cuộc họp này định hướng cần khai
thác không gian, giảm tải về hạ tầng cho
trung tâm TP Hà Nội, nhất là về giao
thông, điện, nước, ách tắc giao thông.
Nếu không làm các dự án đường sắt đô
thị thì đầu tư các công trình hạ tầng khác
như các nút giao cũng hết sức khó khăn,
nhất là về giải phóng mặt bằng.
Theo Thủ tướng, việc chậm tiến độ dự
án dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu
tư do trượt giá; chưa kể giá cả nguyên
vật liệu tăng nhanh. Kinh nghiệm làm
việc gì dứt việc đó, tập trung làm nhanh
trong vài năm, nếu không hiệu quả đầu
tư sẽ thấp, lãng phí.
Qua kiểm tra nhiều công trình hạ tầng
gần đây, Thủ tướng cho rằng vẫn còn
tình trạng tiến độ chậm trễ, lãng phí…
khiến dư luận, nhân dân bức xúc. Do
vậy cần phải làm rõ “nguyên nhân do
đâu, ai chịu trách nhiệm, giải pháp khắc
phục như thế nào”.
Sau khi nghe các ý kiến tại cuộc họp,
Thủ tướng chỉ rõ nguyên nhân và trách
nhiệm khiến dự án bị chậm tiến độ, đội
vốn thuộc về chủ đầu tư, TP Hà Nội, các
đơn vị tư vấn, các nhà thầu; sự phối hợp
giữa các bộ, ngành và TP Hà Nội chưa
chặt chẽ, hiệu quả. Các vướng mắc, vấn
đề phát sinh không kịp thời được xử lý.
Thủ tướng yêu cầu về tiến độ, đoạn
trên cao phải phấn đấu hoàn thành chậm
nhất là ngày 31-12-2022.
Về điều chỉnh tổng mức đầu tư, không
vay thêm vốn ODA do thủ tục phức tạp
(do liên quan tới nhiều loại ngoại tệ,
nhiều nhà tài trợ từ nhiều nước, thay
đổi tỉ giá…) mà sử dụng ngân sách nhà
nước. Về các vướng mắc giữa pháp luật
Việt Nam và pháp luật các nước, quy
định của nhà tài trợ, Thủ tướng yêu cầu
rà soát để điều chỉnh cho phù hợp.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ
quan và TP Hà Nội phải chủ động, tích
cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
đã được thống nhất, tránh chung chung,
đùn đẩy trách nhiệm; nếu có vướng mắc
thì đơn vị chủ trì phải triệu tập các đơn
vị liên quan để giải quyết theo đúng quy
chế làm việc của Chính phủ.
Thủ tướng giao TP Hà Nội tổng kết
các dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội,
dự án Cát Linh - Hà Đông; TP.HCM
tổng kết dự án Bến Thành - Suối Tiên
để rút kinh nghiệm triển khai các dự án
khác.
TRỌNG PHÚ
Thủ tướng
PhạmMinh
Chính thị sát,
kiểmtra tiến
độ dự ánmetro
đoạnNhổn - ga
HàNội. Ảnh:
VGP
Thủ tướng: Đường sắt
Nhổn - ga Hà Nội không
thể tiếp tục chậm tiến độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong
cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng
chống dịch COVID-19 nhấn mạnh quan
điểm kiên quyết, kiên trì, kiên định kiểm
soát dịch bệnh có hiệu quả để góp phần
thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền
vững kinh tế - xã hội; dứt khoát không để
dịch bệnh bùng phát trở lại. Quyết tâm
nói trên sẽ phụ thuộc một phần vào việc
vận hành linh hoạt và hiệu quả cơ chế
“bình thường mới”, bao gồm các kịch
bản từ nhẹ nhàng đến căng thẳng. Tuy
nhiên, dù cơ chế ưu việt đến mấy nhưng
sự tự giác, chủ động, không chủ quan của
người dân chưa hiệu quả thì việc chống
dịch sẽ khó (nếu không muốn nói là
không thể) đạt hiệu quả.
Chúng ta đã trải qua những ngày thương
tâm, đau đớn và mất mát rất lớn vì dịch
COVID-19. Tuyệt đối không vì sự chủ quan
mà để tái diễn bi kịch cũ.
ĐẠI THẮNG
sớmngay từcơsở
Dứt khoát không để dịch
bùng phát trở lại
Dứt khoát không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trước dịch
bệnh, không say sưa, ngủ quên với những kết quả đã đạt
được. Phải tổ chức thực hiện nghiêm túc hơn, hiệu quả hơn
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phòng chống dịch trên cơ sở nắm chắc tình
hình, diễn biến dịch bệnh; các bộ, ngành, địa phương phải
chủ động, tích cực hơn nữa và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật, trước Chính phủ,Thủ tướng về các phần việc được
phân công, theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP về quy chế làm
việc của Chính phủ vừa được ban hành.
Dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại, cơ quan,
địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại phải chịu
trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước nhân dân; trong
tháng 8 phải hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 cho
các đối tượng chỉ định vàmũi 2 cho trẻ từ năm tuổi đến dưới
12 tuổi; bảo đảm đủ vaccine, trang thiết bị, sinh phẩm, vật
tư y tế cho phòng chống dịch bệnh. Lưu ý, Hà Nội và TP.HCM
cần đặc biệt chú ý việc thúc đẩy tiêm vaccine cho trẻ từ năm
tuổi đến dưới 12 tuổi, do số học sinh nhiều, không gian học
tập tại trường hạn chế hơn các địa phương khác, nếu các
cháu mắc bệnh thì cha mẹ cũng phải nghỉ làm để chăm sóc.
Kiên quyết, kiên trì, kiên định kiểm soát dịch bệnh có hiệu
quả để góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền
vững kinh tế - xã hội; đặt tínhmạng, sức khỏe của người dân
lên trên hết, trước hết; phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng
bệnh từ sớm, từ xa, từ cơ sở; đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng
người để vận động tiêm vaccine và phòng chống dịch; tiêm
vaccine phòng ngừa dịch bệnh là trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi của mỗi người dân.
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự
xuất hiện của các biến thểmới của COVID-19, thường xuyên
đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động
xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp
ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch.
Thủ tướng
PHẠMMINH CHÍNH
Nhiệm vụ trọng tâm
Vẫn còn tình trạng chủquan,
lơlàtrongviệctriểnkhaicácbiện
phápphòngchốngdịch, tốcđộ
tiêm vaccine ngừa COVID-19
ở một số địa phương hiện nay
vẫn chưa đạt tiến độ theo yêu
cầu, nhất là tiêm vaccine mũi
3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi
và tiêmcho trẻ từnămtuổi đến
dưới 12 tuổi; thậmchí là có tình
trạng né tránh tiêm vaccine ở
một bộ phận người dân; công
tác truyền thông, vận động,
khuyến khích người dân tham
gia công tácphòngchốngdịch,
nhất là công tác tiêm vaccine
chưa hiệu quả.
Trong thời gian tới, quán triệt
và thực hiện nghiêm những
giải pháp phòng chống dịch
COVID-19 theo công thức “2K
(khẩu trang - khử khuẩn) +
vaccine + thuốc + điều trị +
công nghệ + ý thức của người
dân và các biện pháp khác”với
các trụ cột cách ly, xét nghiệm,
điều trị.
Tập trung đẩy nhanh hơn
nữa tốc độ tiêm vaccine ngừa
COVID-19, hoàn thành tiêm
vaccine cho trẻ từ năm tuổi
đến dưới 12 tuổi trong tháng
8 theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ; đẩy nhanh tiêm
vaccine mũi 3, mũi 4 cho từng
nhóm đối tượng và không để
vaccine không được sử dụng
kịp thời, gây lãng phí…
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế
ĐÀO HỒNG LAN
khiến bệnh sẽ nhẹ hơn hoặc ít
lây bệnh cho người khác hơn.
Do đó, những người trẻ
tuổi cũng nên tiêm nhắc lại
vaccine (mũi 3). Còn các đối
tượng như người có bệnh nền
và người cao tuổi, gia đình có
nhân viên y tế nên tiêm nhắc
lại vaccine mũi 3 và mũi 4 để
tăng kháng thể bảo vệ và giảm
nguy cơ lây nhiễm bệnh.
“Về biện pháp bảo vệ trước
COVID-19, bêncạnhviệc tiêm
vaccine, không có gì khác biệt,
lý tưởng nhất vẫn là thực hiện
theonguyên tắc 5K, cònkhông
thì ít nhất là2Kgồmkhẩu trang
và khử khuẩn. Hiện tại, người
dânđangcóbiểuhiệnchủquan
và lơ là với 2Knên cókhả năng
dịch sẽ dễ lây lan hơn là điều
chắc chắn” - PGS-TSĐỗVăn
Dũng cảnh báo.
Trong khi đó, TS-BS Lê
Quốc Hùng, Trưởng Khoa
bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy,
nhân định: Tại Việt Nam,
đợt dịch cao trào rơi vào thời
điểm cuối tháng 6, đầu tháng
7 năm ngoái và đến tháng 11,
số ca mắc tích lũy rất nhiều.
Đến tháng 2-2022, nước ta cơ
bản phủ tiêm ngừa vaccine và
tiếp tục tiêm mũi 3, cùng với
số người đã nhiễm bệnh sẽ có
trên 75% người có kháng thể,
tạo nên miễn dịch cộng đồng
khá tốt. Do đó, số ca nhiễm
bệnh đã giảm đi.
Tuy nhiên, hiệu quả vaccine
và người từng mắc bệnh có
kháng thể bảo vệ được khoảng
sáu tháng, dovậy từ tháng2đến
tháng8nămnay,miễndịchcộng
đồng vẫn còn khá tốt. Sau đó,
khả năngmiễn dịch sẽ giảmđi,
cùng với việc biến chủng mới
có khả năng né tránh các loại
kháng thể của vaccine; kháng
thể của người nhiễm bệnh lần
trước giảm nhiều; người dân
đang không ủng hộ tiêmngừa
thêm nữa và mọi sinh hoạt đã
dần trở lại bình thường, mỗi cá
nhân không còn ý thức phòng
tránh dịch sẽ dẫn đến khả năng
mắc bệnh cao hơn.
Tiên lượng tháng 9, tháng
10 năm nay khả năng sẽ có
đợt nhiễm bệnh cao trở lại,
thực tế lượng bệnh trên toàn
quốc cũng đang gia tăng. Vì
vậy, việc tiêm vaccine cần
được tiếp tục, ưu tiên cho nhân
viên y tế, người có bệnh nền,
trẻ em, người cao tuổi.•
Thủ tướng yêu cầu về tiến độ, đoạn trên cao phải
phấn đấu hoàn thành chậmnhất là ngày 31-12-2022.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook