182-2022 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu12-8-2022
CHÂNLUẬN
N
gày 11-8, Thủ tướng
PhạmMinh Chính chủ
trì hội nghị trực tuyến
toànquốcvới cácdoanhnghiệp
(DN) với chủ đề “Chủ động
thích ứng, phục hồi nhanh và
phát triển bền vững”.
Hội nghị nhằm đánh giá
thực chất, khách quan các
tác động của tình hình kinh tế
thế giới đến Việt Nam; thực
trạng, khó khăn, thách thức
mà cộng đồng DN đang đối
mặt… Đây cũng là dịp để
Chính phủ, Thủ tướng lắng
nghe những chia sẻ, đề xuất,
sáng kiến của cộng đồng DN
trên tinh thần “lợi ích thì hài
hòa, rủi ro thì chia sẻ”.
Mong tháo gỡ các
vướng mắc pháp lý
Tại đây, Bộ trưởng Bộ
KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
nhìn nhận một số vướng mắc,
rào cản về pháp lý tồn tại từ
lâu, chưa được giải quyết
triệt để đã gây cản trở, làm
tắc nghẽn hoạt động đầu tư
sản xuất, kinh doanh. “Giải
quyết triệt để các vấn đề này
là mong mỏi nhất của cộng
đồng DN hơn là các hỗ trợ
tài chính khác” - Bộ trưởng
Dũng khẳng định.
Đại diện các hiệp hội như
dệt may, du lịch, thủy sản,
logistics… sau đó đã nêu
nhiều vấn đề vướng mắc.
Ông Lê Quang Trung, Phó
Chủ tịchHiệp hội DN logistics
Việt Nam, cho biết trong đợt
khủng hoảng giá cước vừa
qua (tăng gấp 5-7 lần), lợi
nhuận “rơi vào túi” các hãng
lớn của nước ngoài. Rõ ràng
Việt Nam chưa được hưởng
lợi nhiều trong vấn đề này
nên việc đẩy mạnh đội tàu,
trong đó có container là rất
đà hồi phục. Về các vướng
mắc pháp lý, ông Dũng nhìn
nhận cần phải “sửa đổi một
số văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến chính sách
của ngành hàng không, kể cả
nguồn xã hội hóa nguồn vốn
đầu tư cho các cơ sở hạ tầng
của ngành”, đồng thời điều
chỉnh khung giá trần nội địa,
duy trì chính sách hỗ trợmiễn,
giảm thuế đất…
CònôngNguyễnHoàiNam,
Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thủy
sản Việt Nam, nói ngành này
đang hồi phục và có thể vượt
mốc xuất khẩu trên 10 tỉ USD
trong năm 2022. Ông Nam
đề nghị Chính phủ lưu tâm
giải quyết các vấn đề về chi
phí sản xuất, vận tải biển và
nhân công tăng cao. Ông cũng
đề nghị Chính phủ “có biện
pháp hỗ trợ, chỉ đạo tháo gỡ
giảm chi phí cho cộng đồng
DN, trong đó có thủy sản, đặc
biệt giá thức ăn chăn nuôi”.
Tổng rà soát, giải quyết dứt điểm
khó khăn cho doanh nghiệp
quan trọng. Hiện, ngoài cơ
chế hỗ trợ đã được Chính
phủ, bộ, ngành quan tâm
thì việc phát triển đội tàu
cần hoàn thiện chính sách
về mua sắm, đấu thầu.
Đánh giá cao việc Chính
phủ duy trì bình ổn giá xăng
dầu, ông Trung đề nghị cần
tiếp tục duy trì và đảm bảo
giá xăng dầu ổn định như
hiện nay, ít nhất cho tới quý
II-2023.
Ông PhạmViệt Dũng, Chủ
tịch Hiệp hội DN hàng không
Việt Nam, cũng thông tin thị
trường hàng không đang trên
Các hiệp hội khác trong các
lĩnh vực như bất động sản,
thầu xây dựng, các tổ chức
như Hiệp hội DN nhỏ và vừa,
VCCI…cũng nêu nhiều kiến
nghị tháo gỡ khó khăn về tài
chính, tín dụng cũng như các
vướng mắc pháp lý khác.
Tổng rà soát các khó
khăn, vướng mắc,
giải quyết dứt điểm
Phát biểu kết luận hội nghị,
Thủ tướng PhạmMinh Chính
cơ bản đồng tình với các giải
pháp được nêu trong báo cáo
của BộKH&ĐTvà ý kiến của
các bộ, ngành, địa phương tại
hội nghị. Ông đồng thời nhấn
mạnh thêm một số nội dung
lớn mang tính chất nền tảng
để nền kinh tế và cộng đồng
DN tiếp tục phát triển.
Thủ tướng yêu cầu các
bộ, ngành, địa phương tổng
rà soát các khó khăn, vướng
mắc của tất cả loại hình DN,
có kế hoạch xử lý, kịp thời,
“Các địa phương
không “lòng vòng”,
sách nhiễu, gây
thêm thủ tục hành
chính khó khăn cho
DN, tạo nên tham
nhũng vặt.”
Thủtướng
PhạmMinhChính
Thủ tướng đã đề ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp
tiếp tục phát triển.
CônganTP.HCM:Khôngphải trườnghợpnào cũng thuhồi sổhộkhẩu
Chiều 11-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
và phục hồi kinh tế TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp
thông tin về tình hình dịch và các vấn đề kinh tế - xã hội
trên địa bàn TP.
Đề cập đến vấn đề thu hồi sổ hộ khẩu (SHK) giấy, Thượng
tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu (PV01) Công
an TP.HCM, cho biết qua thống kê đến nay, Công an TP đã
giải quyết 56.586 hồ sơ đăng ký thường trú có thay đổi thông
tin hộ khẩu. Qua đó đã thu hồi 56.586 SHK theo quy định.
“Những trường hợp có thay đổi thông tin trong SHK,
thay vì cấp SHK mới thì công an sẽ cập nhật vào cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư chứ không phải trường hợp nào
cũng thu hồi SHK” - Thượng tá Hà khẳng định và cho biết
Công an TP đã giải quyết cấp giấy xác nhận thông tin về
cư trú cho 32.417 trường hợp. Thượng tá Hà cho hay khi
người dân cần xác định cư trú thì yêu cầu cấp giấy xác
nhận cư trú, thời gian cấp giấy này là ba ngày làm việc.
Thượng tá Hà cũng thông tin, khi người dân có CCCD gắn
chip thì đây sẽ là giấy tờ duy nhất về cư trú để đi làm thủ tục
hành chính mà không phải xin giấy xác nhận nào khác.
Liên quan đến tình hình xử phạt cuộc gọi, tin nhắn rác,
ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, cho
biết trong bảy tháng đầu năm sở đã xử phạt hai trường hợp
với số tiền vi phạm là 15 triệu đồng. Những trường hợp bị
xử phạt là về hành vi lợi dụng dịch vụ Internet, viễn thông
cung cấp thông tin, nội dung không đúng quy định và quấy
rối, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân.
Sở cũng thu hồi, tạm dừng hoạt động đối với 12 doanh
nghiệp và ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với 17
thuê bao di động…
LÊ THOA
hiệu quả, giải quyết dứt điểm
các khó khăn, vướngmắc theo
chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn, trường hợp vượt thẩm
quyền thì báo cáo cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định.
Trong ngắn hạn, Thủ tướng
yêu cầu khẩn trương tháo gỡ
các vướng mắc, rào cản về
pháp lý tồn tại từ lâu chưa
được giải quyết, cản trở hoạt
động sản xuất, kinh doanh của
DN. Đơn cử Bộ Xây dựng
khẩn trương nghiên cứu, đề
xuất các giải pháp tháo gỡ
khó khăn về pháp lý, thủ tục
đầu tư xây dựng đối với các
dự án thuộc lĩnh vực quản
lý. Bộ NN&PTNT chủ trì
phối hợp với các cơ quan,
địa phương liên quan nghiên
cứu, đẩy mạnh các giải pháp
khắc phục “thẻ vàng” IUUcủa
Liên minh châu Âu…
Thủ tướng cũng đồng ý cần
tiếp tục hỗ trợnhằmgiảmthuế,
phíxăngdầu,cácnguyên,nhiên
vật liệu đầu vào cho sản xuất,
kinh doanh; nghiên cứu phát
triển vùng nguyên liệu thay
thế nguyên liệu nhập khẩu.
Cùng với việc đẩy mạnh
kết nối cung - cầu lao động,
đẩymạnh công tác quy hoạch,
đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội… Thủ
tướng nhấn mạnh các địa
phương không “lòng vòng”,
sách nhiễu, gây thêm thủ tục
hành chính khó khăn cho DN,
tạo nên tham nhũng vặt.
Về các giải pháp dài hạn,
Thủ tướng tiếp tục đặt lên
hàng đầu yêu cầu cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh,
cải cách thực chất thủ tục
hành chính. Với cộng đồng
DN, Thủ tướng đề nghị nêu
cao tinh thần tự hào dân tộc,
ý thức tuân thủ pháp luật,
thực hiện liêm chính trong
kinh doanh, xây dựng văn hóa
DN, đạo đức doanh nhân và
trách nhiệm xã hội của DN,
cạnh tranh lành mạnh, chia sẻ
và liên kết hợp tác, đổi mới
sáng tạo, nâng cao năng lực
cạnh tranh để phát triển kinh
tế đất nước.
“Chính phủ, Thủ tướng
luôn đồng hành, sát cánh,
chia sẻ, tiếp thu tối đa các
ý kiến của tổ chức hiệp hội,
cộng đồng DN, của DN, đồng
thời đề nghị cộng đồng DN,
doanh nhân tiếp tục giữ vững
niềm tin, nêu cao tinh thần
đoàn kết, tự lực, tự cường
vượt qua khó khăn” - Thủ
tướng nói.•
Thủ tướng PhạmMinh Chính trao đổi với các đại biểu thamdự hội nghị. Ảnh: NHẬT BẮC
Năm nhóm vấn đề mà DN
tiếp tục phải đối mặt
Thứ nhất, giá xăng dầu, nguyên, nhiên vật liệu đầu
vào, chi phí logistics tăng cao làm tăng chi phí sản xuất,
kinh doanh.
Thứ hai, tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ trong
một số ngành và địa phương; các khoản chi phí tăng
nhưnggiá bán không thể thay đổi với đơnhàngđã ký kết.
Thứ ba, tiếp cận tín dụng, huy động vốn phục vụ sản
xuất, kinh doanh.
Thứ tư, biến động bất lợi ở cả phía cung và cầu.
Thứ năm, một số vướngmắc, rào cản về pháp lý tồn tại
từ lâu chưa được giải quyết triệt để gây cản trở, làm tắc
nghẽn hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
NGUYỄN CHÍ DŨNG
ThượngtáLêMạnhHà,PhóTrưởngphòngThammưu, cho biết
đến nay TP.HCMđã thu hồi 56.586 sổ hộ khẩu. Ảnh: LÊ THOA
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook