9
Tăng mức đầu tư
Cầu Ông Nhiêu bắc qua rạch Ông Nhiêu, nằm trên đường Nguyễn
Duy Trinh, điểm đầu cách nút giao với đường cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây khoảng 90 m, điểm cuối cách nút giao đường Lã
Xuân Oai khoảng 1,2 km. Chiều dài tuyến 725 m, tổng vốn đầu tư
xây cầu mới khoảng hơn 425,4 tỉ đồng.
Tháng 7, UBND TP cho biết mức đầu tư dự án này tăng lên thành
hơn 763 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án chuyển từ giai đoạn 2016-
2018 thành giai đoạn 2016-2025. Tổngmức đầu tư dự án tăng do chi
phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ
thuật (hệ thống cáp, điện, truyền dẫn nước).
Dự án xây dựng cầu Tăng Long (TP Thủ Đức) do Ban giao thông
làm chủ đầu tư, được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ hơn 450 tỉ
đồng lên hơn 688 tỉ đồng. Thời gian thực hiện cũng được gia hạn từ
giai đoạn 2017-2019 thành giai đoạn 2016-2024.
TP.HCM: Gần 643.000 lượt xe
sử dụng ETC sau 1 tuần thu phí
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi
Bộ GTVT và UBND TP.HCM để báo cáo sơ
kết một tuần triển khai thu phí không dừng
(ETC) tại các trạm thu phí BOT trên địa bàn
TP.
Theo Sở GTVT TP.HCM, sau một tuần
triển khai thu phí không dừng, tổng số
lượt ô tô lưu thông qua ba trạm thu phí An
Sương - An Lạc, xa lộ Hà Nội, cầu Phú Mỹ
là 849.631 lượt.
Trong đó số lượng xe sử dụng thu phí tự
động không dừng (ETC) là 642.637 lượt
(đạt 75,6%), số lượng xe thu phí thủ công là
206.994 lượt (chiếm 24,4%).
Tỉ lệ thu phí ETC sau một tuần triển khai
tăng cao so với thời điểm trước khi triển
khai. Cụ thể, trạm An Sương - An Lạc đạt
73,6% (tăng 19%), trạm xa lộ Hà Nội đạt
85,7% (tăng 18,5%), trạm cầu Phú Mỹ đạt
78,8% (tăng 13,5%).
Sở GTVT TP.HCM cho biết tình hình lưu
thông tại trạm thu phí xa lộ Hà Nội và trạm
thu phí cầu Phú Mỹ diễn ra bình thường từ
ngày đầu tiên triển khai đến nay và không
xảy ra ùn tắc giao thông.
Riêng trạm thu phí An Sương - An Lạc
trong hai ngày đầu triển khai thu phí không
dừng ETC đã xảy ra ùn ứ. Chủ đầu tư đã
linh hoạt bố trí thêm mỗi chiều lưu thông
1-2 làn thu phí hỗn hợp tùy vào từng thời
điểm. Hiện tình hình lưu thông qua trạm này
đã ổn định.
Đ.TRANG
Thu phí cao tốc Trung Lương -
Mỹ Thuận: Lượng xe giảm
một nửa
Ngày 11-8, Công ty cổ phần BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận cho biết sau hai ngày
chính thức vận hành thu phí không dừng (từ
0 giờ ngày 9 đến 6 giờ ngày 11-8) trên tuyến
cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, có 34.585
xe lưu thông (trung bình có hơn 15.300 xe/
ngày đêm).
Trong khi trước thời điểm thu phí, Công
ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận
thống kê mỗi ngày đêm tuyến đường này
phục vụ hơn 30.000 xe. Như vậy lượng xe
lưu thông trên tuyến cao tốc Trung Lương -
Mỹ Thuận sau khi chính thức vận hành thu
phí đã giảm đi khoảng một nửa so với trước
thời điểm chưa thu phí.
Nguyên nhân là do kể từ khi cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận bắt đầu thu phí, nhiều xe
không chọn đi cao tốc mà chọn đi quốc lộ 1
để tiết kiệm chi phí.
Cũng theo Công ty cổ phần BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận, sau khi vận hành thu
phí, các phương tiện đa số đã dán thẻ ETC
trước khi vào cao tốc. Sau hai ngày thu phí
chính thức, tình hình giao thông trên tuyến
cao tốc lưu thông thuận lợi, thỉnh thoảng bị
ùn ứ nhẹ tại các trạm thu phí do một số xe
không đủ điều kiện lưu thông trên cao tốc.
ĐÔNG HÀ
Phương tiện lưu thông trên cao tốc thưa thớt sau
ngày thu phí. Ảnh: PV
Nhiều dự án giao thông
ở TP.HCMchậmdo vướng
mặt bằng
Ba dự án ở TP.HCMbị Kiểm toánNhà nước nhắc tên có dự án đang thi công
dở dang rồi tạmngưng do vướngmặt bằng, có dự án còn chưa được khởi công.
KIÊNCƯỜNG
B
áo cáo của Kiểm toán
Nhà nước gửi Quốc hội
khóa XV, kỳ họp thứ ba
(tháng 6-2022) nhắc tên nhiều
dự án giao thông chậm tiến độ
ở TP.HCM. Điển hình là dự án
cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu
(TPThủ Đức); mở rộng tỉnh lộ 8
(huyện Củ Chi). Kiểm toán Nhà
nước đã yêu cầu các bên đẩy
nhanh tiến độ những dự án này.
"Cầu cụt, cầu rung"
Ghi nhận thực tế tại các dự án
được Kiểm toán Nhà nước nêu
tên, cho thấy có dự án xây dang
dở giữa chừng rồi tạm dừng, có
dự án chưa được khởi công.
Cụ thể, cuối năm2017 cầuTăng
Long mới trên đường Lã Xuân
Oai được khởi công với tổngmức
đầu tư 450 tỉ đồng. Cầu dài 680
m, trong đó phần cầu dài 231 m
chia làm hai nhánh, mỗi nhánh
rộng 11 m và lề đi bộ. Kế hoạch
hoàn thành năm 2019 nhưng
đến nay cầu mới đạt hơn 30%
khối lượng rồi “trùm mền” suốt
ba năm qua.
“Không biết dự án bao giờ mới
hoàn thành. Nhà tôi cũng nằm
trong diện giải tỏa để triển khai
dự án nhưng đến nay chưa thấy
gì. Cầu đã xây được một đoạn rồi
thành cầu cụt luôn đến giờ” - chị
Bích Thủy, bán quán nước dưới
chân cầu Tăng Long, cho biết.
Không riêng nhà chị Thủy,
ngay dưới đoạn xây dang dở của
cầu này từ phía Lã Xuân Oai về
đường Nguyễn Duy Trinh, hàng
chục hộ dân vẫn chưa thể di dời
vì vấn đề giải tỏa mặt bằng. Đây
cũng là lý do khiến dự án cầu
này phải “ngâm” nhiều năm nay.
Nguy hiểmhơn, vì dự án không
thực hiện đúng tiến độ (đáng lẽ
hoàn thành năm 2019) khiến cầu
sắt tạm kế bên đang oằn mình
gồng gánh lượng phương tiện rất
lớn mỗi ngày. Ghi nhận những
ngày đầu tháng 8, cây cầu tạm
này có lỗ lủng lớn nhìn xuyên
xuống đáy sông, miếng sắt lót
cầu bung lên rất nguy hiểm cho
các phương tiện khi lưu thông
qua đây.
Traođổivới
PhápLuậtTP.HCM
,
ông Ngô Hải Đường, Trưởng
phòng Quản lý khai thác hạ tầng
giao thông đường bộ Sở GTVT
TP.HCM, cho biết: “Cầu sắt
này là cầu tạm được xây dựng
trong khi dự án cầu Tăng Long
Cầu Tăng Long, TP ThủĐức hiện là cầu “cụt” khi chưa thể xây tiếp do vướngmặt bằng. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Kiểm toán Nhà
nước đề nghị UBND
TP.HCM chỉ đạo chủ
đầu tư và các đơn vị
liên quan khẩn trương
làm rõ nguyên nhân
chậm giải phóng mặt
bằng ảnh hưởng đến
tiến độ các dự án.
mới thi công. Hiện cầu mới vẫn
còn vướng mặt bằng nên chưa
hoàn thành. Còn về cầu sắt tạm
xuống cấp, chúng tôi sẽ cho sửa
chữa ngay”.
Gần đó, trên đường Nguyễn
Duy Trinh, cầu Ông Nhiêu cũ
cũng rung lên mỗi khi xe tải lớn
đi qua, các lan can cầu cũng bong
tróc hết lớp sơn. Người dân khu
vực cho biết cầu Ông Nhiêu hiện
hữu xây từ rất lâu, đi lại rất nguy
hiểm. Chưa kể con đường này xe
tải lớn thường xuyên di chuyển
với mật độ cao. Tuy nhiên, đến
nay cầu mới vẫn chưa được làm.
Còn dự án nâng cấp đường
tỉnh lộ 8 (từ cầu kênh N31Ađến
ngã tư Tân Quy - tỉnh lộ 15),
đoạn được nâng cấp có chiều dài
khoảng 7,71 km, mặt cắt ngang
20 m, thiết kế bốn làn xe, được
khởi công thi công hồi tháng
3-2020, dự kiến hoàn thành vào
quý II-2022 nhưng đến nay cũng
chưa xong.
Yêu cầu đẩy nhanh
tiến độ
Đối với các dự án trên, Kiểm
toán Nhà nước đề nghị UBND
TP.HCM chỉ đạo chủ đầu tư và
các đơn vị liên quan khẩn trương
làm rõ nguyên nhân chậm giải
phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến
tiến độ thi công các dự án. Cạnh
đó, thực hiện các giải pháp tháo
gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh
tiến độ thực hiện các dự án. TP
cần tổ chức phê duyệt điều chỉnh
tiến độ thi công cầu Ông Nhiêu,
cầu Tăng Long.
Trong báo cáo của Kiểm toán
Nhà nước gửi Quốc hội cũng nêu
rõ kiến nghị với UBNDTP.HCM
về ba dự án trên. Cụ thể: UBND
TP tổ chức rà soát, xem xét việc
giao đích danh và phân công rõ
ràng nhiệm vụ thực hiện công tác
giải phóng mặt bằng cho UBND
quận, huyện liên quan. Điều này
nhằmgiảmbớt thủ tục, đẩy nhanh
tiến độ thực hiện dự án cầu Tăng
Long, cầu Ông Nhiêu; mở rộng,
nâng cấp tỉnh lộ 8.
Đối với hai cây cầu ở TP Thủ
Đức, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông LươngMinh Phúc,
Giám đốc Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình giao
thông TP.HCM (Ban giao thông),
cho hay: “UBNDTPThủĐức hứa
sẽ bàn giao mặt bằng cầu Tăng
Long và Ông Nhiêu vào tháng
12 năm nay để đơn vị tiếp tục
thi công. Dự kiến sẽ thi công và
hoàn thành công trình tối đa 15
tháng từ lúc nhận đượcmặt bằng”.
Về dự án mở rộng tỉnh lộ 8,
ông Nguyễn Thanh Phong, Phó
Chủ tịch huyện Củ Chi, cho biết
hiện nay huyện đang lập các thủ
tục bồi thường giải phóng mặt
bằng, dự kiến trong năm 2022
hoàn thành việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng để tiếp tục thi
công dự án.•