190-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 22-8-2022
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
ĐẶNG TRUNG
T
AND huyện Quảng Xương
(Thanh Hóa) vừa mở phiên tòa
xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm
Văn Sơn (39 tuổi) về tội cố ý gây
thương tích. Bị hại là chị PTH, chị
của Sơn. Tuy nhiên, phiên tòa phải
hoãn do thiếu thành viên HĐXX,
thời gian mở lại sẽ thông báo sau.
Chuyện không vui trong
ngày giỗ cha
Theo cáo trạng củaVKSNDhuyện
Quảng Xương, sáng 16-7-2021, chị
H cùng chồng và con gái đến nhà
em trai là bị cáo Sơn ở xã Quảng
Hải, huyện Quảng Xương để thắp
hương nhân ngày giỗ cha.
Tuy nhiên, do mâu thuẫn từ trước
nên chị của chị H không cho chị H
vào dẫn đến đôi bên lời qua tiếng
lại. Sau đó, được mọi người can
ngăn nên chị của chị H đã để cho
chị H vào nhà thắp hương.
Thắp hương xong, chị H cùng
chồng con ra về. Lúc này, chồng
và con gái chị H đi trước còn chị
H đi sau. Nhưng vừa ra đến cổng
thì chị H dừng lại, không về nữa
mà lớn tiếng về việc phân chia tài
sản thừa kế.
Thấy chị H to tiếng trong khi nhà
đang đông khách, Sơn có nói chị
H đi về nhưng chị H không về mà
tiếp tục lớn tiếng. Sơn chạy vào nhà
lấy đồ hốt rác bằng tôn có cán tre
đánh trúng mũ bảo hiểm của chị H
làm đồ hốt rác văng ra. Sau đó, Sơn
tiếp tục cầm đoạn cán tre đánh vào
phần ngoài cẳng tay trái của chị H.
Mọi người tại đám giỗ can ngăn
thì Sơn vứt cán tre, đi vào nhà rồi
cùng chị H đến Công an xã Quảng
Hải trình báo toàn bộ sự việc.
Chị H sau đó đến bệnh viện điều
trị thương tích. Theo kết luận giám
định pháp y về thương tích củaTrung
tâm Pháp y tỉnh Thanh Hóa, chị H
bị chấn thương vùng phía trên cổ
tay bàn tay trái gây tổn thương gãy
kín 1/3 dưới xương trụ trái cố định
bằng nẹp vít, vận động cẳng tay hạn
chế do còn đau nhức với tổng tỉ lệ
thương tật 13%.
Chị H có đơn đề nghị Công an
huyện Quảng Xương điều tra làm
rõ theo quy định của pháp luật. Sau
đó, cơ quan công an đã khởi tố vụ
án, khởi tố bị can đối với Sơn về
tội cố ý gây thương tích.
Chị em từ mặt vì chuyện
chia thừa kế
Có mặt tại phiên tòa mà cả bị cáo
Bi kịch mẹ quỳ xin
con gái bỏ qua cho
em trai
Đau xót khi chứng kiến cảnh con trai đánh chị rồi ra tòa
làmbị cáo, người mẹ 70 tuổi nhiều lần cầu xin con gái bỏ qua
cho em trai nhưng vô ích…
“Em trai lỡ đánh chị một
cái rồi chị tố cáo để đưa
em vào tù. Cả hai đứa nó
do tôi sinh ra mà nay đứa
là bị cáo, đứa là bị hại,
đau xót đến tận cùng…”
- bà Đ vừa kể vừa nghẹn
ngào nước mắt.
Bị cáo PhạmVăn Sơn ân hận vì đã lỡ tay đánh chị củamình ngay tại đámgiỗ.
Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Tại cơ quan điều tra, PhạmVăn Sơn thành khẩn khai nhận hành vi phạm
tội. VKSND huyện Quảng Xương kết luận hành vi của Sơn gây nguy hiểm
cho xã hội, đã xâm phạm tới sức khỏe của người khác và gây mất trật tự trị
an, do đó phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật hình sự.
lẫn bị hại đều là những đứa con do
mình đứt ruột đẻ ra, bà VTĐ (70
tuổi) lặng lẽ ngồi phía dưới phòng
xử với tấm lưng còng hẳn xuống,
nước mắt chốc chốc lại trào ra hai
khóe mắt nhăn nheo.
Sau khi HĐXX tuyên bố hoãn
phiên tòa, bị cáo xuống đỡ mẹ ra về
(bị cáo được tại ngoại), bị hại cũng
rời phiên xử, hai chị em cùng bước
qua một cánh cửa nhưng không nói
với nhau một lời nào.
Bà Đ cho biết sinh được sáu người
con, đến nay đều đã yên bề gia thất,
trong đó chị H là con thứ ba, Sơn là
con thứ năm. Năm 2016, chồng bà
qua đời, bà chuyển sang ở với vợ
chồng Sơn. Chồng bà khi mất có
thừa kế lại đất đai và cũng từ chuyện
nàymà gia đình nảy sinhmâu thuẫn.
Theo lời kể của bà Đ, việc chia
thừa kế anh em trong nhà đều đồng
ý, chỉ có chị H là phản đối. Chị H
sau đó đã từmặt anh chị em trong gia
đình, thậm chí không nhìn mặt mẹ.
Cũng vì thế nên từ khi cha mất,
chị H không một lần về thắp hương,
kể cả những ngày giỗ chạp, lễ, tết.
Bỗng dưng đến năm 2021, khi gia
đình đang tổ chức đám giỗ thì chị
H đưa chồng con về thắp hương rồi
xảy ra sự việc.
“Em trai lỡ đánh chị một cái rồi
chị tố cáo để đưa em vào tù. Cả hai
đứa nó do tôi sinh ra mà nay đứa
là bị cáo, đứa là bị hại, đau xót đến
tận cùng. Đến cuối đời rồi, tôi chưa
bao giờ nghĩ rằng có một ngày xảy
ra chuyện như vậy…” - bà Đ vừa kể
vừa nghẹn ngào nước mắt.
Cũng theo bà Đ, vì không muốn
thấy cảnh chị emmâu thuẫn, gia đình
chia lìa nên bà đã nhiều lần đến tận
nhà chị H, quỳ gối cầu xin con gái
bỏ qua cho em trai của mình mà rút
lại đơn, đừng kiện cáo nữa nhưng
không có tác dụng.
“Đến nay đã hơn một năm, là
người mẹ, tôi đau xé lòng nhưng
vẫn không có cách nào khiến cho
chị em nó có thể bỏ qua cho nhau
để hàn gắn tình cảmmà chung sống
hòa thuận” - bà Đ không giấu được
nỗi buồn và cả sự bất lực.
Rời phiên tòa trong nước mắt, bà
Đ cùng con trai khuất dần khi vụ án
chưa có một cái kết có hậu cho cả
hai chị em Sơn.•
Khi cơ quan lậppháp
lắngnghe ý kiếnnhiều chiều
Có ba nội dung cơ bản mà báo chí (trong đó có báo
Pháp Luật
TP.HCM
) và Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội góp
ý được cơ quan lập pháp tiếp thu, chỉnh lý. Đó là việc nhà báo xuất
trình giấy tờ gì khi đến dự tòa để tác nghiệp, đưa tin; thứ hai là khi
nào nhà báo phải xin phép khi ghi âm, ghi hình HĐXX và những
người tham gia tố tụng; thứ ba là báo chí nếu đưa tin sai sự thật thì
cơ quan nào xử phạt.
Ở nội dung đầu, dự thảo (lần năm) pháp lệnh quy định nhà báo
sẽ bị phạt nếu không thực hiện yêu cầu của tòa án về việc xuất trình
thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác khi tham dự phiên tòa. Có thể
nói, nội dung này đã “vượt” quá Luật Báo chí 2016, bởi Luật Báo
chí chỉ quy định khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà
báo, nếu pháp lệnh quy định phải có loại giấy tờ thứ hai là “giấy giới
thiệu” thì chẳng khác nào “đẻ thêm giấy phép con”. Sau khi báo chí
và Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật góp ý, pháp lệnh ban hành đã
bỏ cụm từ “và giấy giới thiệu công tác” trong quy định trên.
Về việc ghi âm, ghi hình, dự thảo lần năm quy định nhà báo sẽ
bị phạt nếu ghi âm, ghi hình HĐXX mà chưa được sự đồng ý của
chủ tọa và ghi âm, ghi hình người tham gia phiên tòa mà họ chưa
đồng ý ở cả phiên tòa hình sự và phiên tòa phi hình sự. Điều này là
chưa tương thích với quy định của các luật, bộ luật tố tụng. Theo đó,
BLTTDS và Luật Tố tụng hành chính đúng là có quy định nhà báo
phải xin phép như thế nhưng nội quy phiên tòa trong BLTTHS thì
không có quy định này.
Sau khi báo chí và các cơ quan thẩm tra phân tích, cơ quan lập
pháp đã chỉnh lý theo hướng việc phạt nhà báo chỉ đặt ra nếu họ vi
phạm trong phiên tòa dân sự và hành chính, riêng ở phiên tòa hình
sự thì không. Tuy nhiên, ở phiên tòa hình sự, mọi người (tiến hành tố
tụng, tham gia tố tụng và cả nhà báo, người dự khán khác) vẫn phải
tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
Ở nội dung xử phạt báo chí đưa tin sai, dự thảo lần năm pháp lệnh
quy định nhà báo, báo chí đưa tin sai sự thật nhằm cản trở hoạt động
tố tụng sẽ bị người có thẩm quyền quy định trong pháp lệnh xử phạt.
Nội dung này được báo chí và cơ quan thẩm tra phản biện và cuối
cùng cơ quan lập pháp đã tiếp thu, chỉnh sửa theo hướng nếu báo
chí, nhà báo đưa tin sai sự thật thì sẽ áp dụng theo pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí…
Phát biểu tại phiên họp chuyên đề thông qua pháp lệnh này, Phó
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói: “Chúng tôi đã cân nhắc
rất kỹ. Báo
Pháp Luật TP.HCM
có đăng bài dự thảo pháp lệnh không
thống nhất với luật, chúng tôi có đọc, trực tiếp tôi và đồng chí chánh
án, đồng chí chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã trao đổi”.
Với phát biểu của ông Định, có thể thấy nếu báo chí phân tích, các
cơ quan thẩm tra phản biện đúng thì cơ quan lập pháp luôn tiếp thu,
chỉnh lý. Từ đó, văn bản pháp luật khi ban hành sẽ bảo đảm được
tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật.
Đây là tiền đề quan trọng để văn bản pháp luật có tính khả thi cao
khi đi vào thực tiễn, nhận được sự đồng thuận của người dân, nhất là
của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật ấy…
Thực ra Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)
có quy định rất rõ về việc bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp
nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong
quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Vì vậy, trước khi VBQPPL
được ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo thường tổ chức lấy ý kiến
góp ý rộng rãi, nhất là đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp
của văn bản ấy.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng suôn sẻ. Đó là lý
do vì sao có không ít văn bản pháp luật có nội dung chồng chéo, mâu
thuẫn với pháp luật chuyên ngành và các quy định đã ban hành trước
đó. Đặc biệt, có văn bản sau khi đã được bấm nút thông qua chúng
ta mới phát hiện ra nhiều lỗi đến mức phải có văn bản lùi hiệu lực thi
hành để tiến hành sửa đổi, bổ sung như trường hợp của BLHS 2015,
BLTTHS 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 và Luật
Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. (Báo
Pháp Luật TP.HCM
phát
hiện ra BLHS 2015 có vài thiếu sót, sau đó các cơ quan chức năng
đã rà soát và phát hiện ngoài BLHS 2015 thì BLTTHS 2015, Luật Tổ
chức cơ quan điều tra hình sự 2015 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm
giam 2015 cũng có những thiếu sót khác. Từ đó, Quốc hội đã thống
nhất lùi thời hạn thi hành để tiến hành sửa đổi, bổ sung bốn bộ luật
và luật này vào năm 2017 như chúng ta đã biết).
Trở lại pháp lệnh liên quan đến hoạt động tố tụng, có thể nói sự
tiếp thu, điều chỉnh kịp thời những góp ý của các cơ quan chức năng
đã khiến báo chí một lần nữa thêm vững tin vào sự lắng nghe của
những người có trách nhiệm. Đó là động lực thúc đẩy báo chí và các
cơ quan thẩm tra có trách nhiệm hơn nhằm góp phần chia sẻ, đồng
hành trong hoạt động lập quy, lập pháp.
NGÔ THÁI BÌNH
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook