198-2022 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư31-8-2022
Tháo nút thắt để xăng dầu
hết bất thường
ANHIỀN
K
inh doanh xăng dầu đang
trải qua những thời điểm
đầy khó khăn và rủi ro
vì giá cả lên xuống rất khó
dự báo. Tình trạng chiết khấu
âm, kinh doanh thua lỗ, doanh
nghiệp (DN) than khó nhập
hàng, dọa đóng cửa liên tục
xảy ra, gây bất ổn thị trường
xăng dầu trong nước.
Kiến nghị khẩn cấp
25 DN xăng dầu vừa đồng
loạt ký văn bản khẩn gửi Bộ
Công Thương và các ban
ngành, địa phương kiến nghị
tháo gỡ nhiều vấn đề bất cập
trong kinh doanh xăng dầu.
Bản kiến nghị nêu rõ: Với
mức hoa hồng trên mỗi lít
xăng dầu hiện nay chỉ 0 đồng,
thậm chí với mức hoa hồng
trên mỗi lít xăng dầu là 200
đồng thì đại lývẫnkhôngđủđể
duy trì hoạt động kinh doanh.
Đồng thời nguồn cung cũng
rất hạn chế, càng bán càng lỗ
nhưng đại lý vẫn phải mở cửa
bán xăng dầu, bởi nếu đóng
cửa sẽ bị cơ quan chức năng
rút giấy phép. “Vậy sao Nhà
nước không bù lỗ cho các cửa
hàng bán lẻ tư nhân?” - các
DN xăng dầu đặt vấn đề.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, một công ty xăng
dầu chia sẻ: “Trong kinh
doanh xăng dầu, chuyện lời
lỗ là bình thường. Nhưng lỗ
nhiều quá thì kêu than ai? Hệ
quả các cửa hàng xăng dầu sẽ
không thể trụ nổi, đóng cửa.
Còn công ty đầu mối cũng
sống dở chết dở. Các DN nhà
nước thì có Nhà nước bù lỗ,
DN tư nhân lấy ai bù cho”.
Từ bất cập đó, các DN kiến
nghị bỏ trích Quỹ bình ổn
giá xăng dầu; rút giấy phép
vĩnh viễn các công ty đầumối
không tuân thủ theo quy định
về an ninh xăng dầu.
“Nhà nước nên hỗ trợ cho
nền kinh tế bằng cách bỏ ra
số vốn nhất định nhập khẩu
phần xăng dầu để duy trì an
ninh năng lượng quốc gia,
phân bổ cho các kho đầu mối
lưu giữ để tránh trường hợp
các đầu mối thấy giá xăng
dầu thế giới xuống thì không
nhậphàng, làmcho chuỗi cung
ứng ra thị trường xảy ra như
tình trạng hiện nay” - các DN
nêu ý kiến.
Các DN cũng đề xuất phải
điều chỉnh cơ chế giá thành
bán lẻ để DN đầu mối chiết
khấu hoa hồng tối thiểu 600-
800 đồng/lít cho các cửa hàng
bán lẻ để đủ sức duy trì hoạt
động (hiện nay mức chiết
khấu có khi bằng 0).
Về thời gian điều hành giá,
các DN đồng loạt kiến nghị
rút ngắn xuống 24 giờ, kể
cả ngày nghỉ, lễ. Bởi theo
các DN, hiện nay Việt Nam
thực hiện chính phủ điện
tử thì các bộ liên quan họp
trực tuyến là cách phục vụ
tốt nhất cho dân và tránh
được tình trạng găm hàng,
tạo ra khan hiếm, mất an
ninh xăng dầu.
Cạnh đó, các DN cũng
kiến nghị Nhà nước nên cho
cửa hàng bán lẻ được ký hợp
đồng với nhiều DN đầu mối
để vừa tăng sức ép cạnh tranh
vừa đáp ứng nguồn hàng. Vì
hiện nay mỗi nhà bán lẻ chỉ
được phép ký hợp đồng với
một công ty đầu mối, khi có
sự cố thì nhà bán lẻ không
thể lấy hàng từ đầu mối khác.
Nghiêm túc tiếp thu
ý kiến
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, chuyên gia kinh tế
NguyễnMinh Phong, nguyên
Trưởng Phòng nghiên cứu
kinh tế, Viện Nghiên cứu
phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội, đánh giá rằng kiến
nghị bỏ trích Quỹ bình ổn giá
xăng dầu là hợp lý, có cơ sở,
đáng lẽ ra nên bỏ quỹ này từ
nhiều năm nay.
Cụ thể, ông Phong cho rằng
Bộ Công Thương cần xem
xét xem còn DN nào đang
âm quỹ bình ổn thì cho tiếp
tục trích đến khi nào hết âm
thì dừng lại. Số quỹ còn lại
thì treo đó, gửi ngân hàng lấy
lãi, sau này thu hồi đưa vào
ngân sách.
“Quỹ này là tiền của người
dân nhưng lại được quản lý
bởi DN. Xả và trích quỹ cùng
mứcnhưng lúcxả thì rất nhanh,
khi trích thì mãi không được
một đồng. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân
tạo ra cơ chế xin - cho, thậm
chí gây thất thoát ngân sách
nhà nước và người dân” - ông
Phong nói.
Về kiến nghị cửa hàng
bán lẻ có thể mua hàng từ
nhiều nhà phân phối khác
nhau, chuyên gia kinh tế
Nguyễn Minh Phong cũng
cho rằng đây là điều hợp lý.
Bởi làm như vậy mới có thể
tạo sự cạnh tranh giữa các
đầu mối, đảm bảo sự ổn định
của nguồn cung xăng dầu.
“Tuy nhiên, còn băn khoăn
khi xảy ra vấn đề về chất
lượng xăng dầu thì ai chịu
trách nhiệm? Ví dụ hai đơn
Cần rút ngắn thời
gian điều hành giá
xăng dầu xuống 24
giờ, kể cả ngày nghỉ,
lễ thay vì 10 ngày
như hiện nay.
vị phân phối cùng cung cấp
xăng A95, khi đại lý bán lẻ
nhập hàng về đổ dồn các loại
xăng vào với nhau, nếu chất
lượng của hai đơn vị cung cấp
hàng khác nhau thì làm sao?
Vấn đề này đòi hỏi phải xử
lý kỹ thuật, nếu làm tốt được
thì mới cho phép, còn không
cũng không cho phép” - ông
Phong nói.
Bộ trưởngBộCôngThương
Nguyễn Hồng Diên mới đây
đã chủ trì cuộc họp khẩn về
đảm bảo nguồn cung xăng
dầu. Tại cuộc họp, bộ trưởng
Bộ Công Thương đề nghị các
bộ, ngành tài chính, ngân
hàng… nghiên cứu xem xét
mức phí đưa xăng dầu về
Việt Nam, để bảo đảm các
DN đưa xăng dầu về nước
không chịu gánh phí quá
cao; nâng mức chiết khấu
(hoa hồng) để tạo điều kiện
cho các đơn vị kinh doanh
xăng dầu, nhất là đơn vị bán
lẻ và thương nhân phân phối
không bị thiệt.
Bộ trưởng cũng đề nghị
ngành ngân hàng xem xét
nới trần tín dụng đối với
những DN thực chất có hoạt
động nhập khẩu xăng dầu.
Đồng thời giao cho các đơn
vị trực thuộc bộ nghiêm túc
tiếp thu ý kiến và tổng hợp
ý kiến của người dân, các cơ
quan quản lý, DN về những
vấn đề liên quan đến quản
lý, những quy định của pháp
luật, những cơ chế hiện hành
không còn phù hợp. Từ đó
nghiên cứu, đề xuất với cấp
có thẩm quyền xem xét, điều
chỉnh hoặc thay thế.•
Các doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị Nhà nước cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu được ký hợp đồng
với nhiều công ty đầumối để vừa tăng sức ép cạnh tranh vừa đáp ứng nguồn hàng.
Tiêu điểm
Nhiều cây xăng
hết xăng
Mấy ngày gần đây xuất hiện
tình trạngmột số cửa hàng tại
TP.HCM, An Giang, ĐồngTháp,
Sóc Trăng… hết xăng, không
mua được hàng để bán.
Chiều30-8,ôngHuỳnhThanh
Phong,GiámđốcSởCôngThương
tỉnh Hậu Giang, cho biết ngày
29-8, đoàn kiểm tra xăng dầu
đã lập biên bản đối với hai cửa
hàng, trongđómột cửa hàngở
xãThuậnHưng, huyệnLongMỹ
hết xăng nhưng còn dầu. Ngày
30-8 tiếp tục kiểm tra các địa
phương, đoànghi nhậncónăm
cửa hàng hết xăng dầu. Đoàn
đã lập biên bản bốn cửa hàng,
đồng thời yêu cầu cơ sở cam
kết sớmnhập xăng bán trở lại.
ÔngHuỳnhNgọcHồ, Quyền
Cục trưởng Cục Quản lý thị
trường tỉnh An Giang, cho
biết trong ngày 29-8 phát
sinh nhiều trường hợp đại lý
ngưng hoạt động, thông báo
hết xăng dầu. Cụ thể, các đội
quản lý thị trường tỉnh tổ chức
giám sát 588 cơ sở bán lẻ xăng
dầu trên địa bàn. Trong đó có
569 cơ sở đang hoạt động, 19
cửa hàng vẫn đang tạmngưng
hoạt động và 36 cửa hàng vẫn
kinh doanh nhưng thông báo
hết xăng dầu với nhiều lý do
khác nhau.
T.UYÊN - C.ANH
Ngày 30-8, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ
trưởng Bộ Công Thương, đã chỉ đạo thành
lập ba đoàn công tác để kiểm tra tình hình
kinh doanh xăng dầu ở ba miền Bắc - Trung
- Nam. Mỗi đoàn công tác domột thứ trưởng
làm trưởng đoàn.
Về nội dung làmviệc, đoàn tập trung kiểm
tra tình hình chấphànhpháp luật kinhdoanh
xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu,
bao gồm cả thương nhân kinh doanh xăng
dầu, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu…
Tuy nhiên, bộ trưởng yêu cầu chỉ tập trung
kiểmtra, giámsát nhữngnơi thực hiện không
đúng quy định, đặc biệt là các cơ sở đóng
cửa, có dấu hiệu gămhàng, không thực hiện
đúng nghĩa vụ và các quy định về kinh doanh
xăng dầu; quá trình kiểm tra, các đoàn công
tác không được gây khó khăn cho các DN,
nhất là những DN hoạt động bình thường,
chấp hành đúng pháp luật, chỉ tập trung vào
những đơn vị làm không đúng, có dấu hiệu
vi phạm, thoái thác nhiệm vụ, nghĩa vụ cung
ứng xăng dầu.
“Hoạt động của các đoàn công tác không
chỉ thể hiện trách nhiệmquản lý nhà nước tới
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu mà thông qua
việc thực hiệngiámsát để“truy”gốc rễ vấnđề,
từ đó có những giải pháp tháo gỡ phù hợp,
kịp thời. Hiện chúng ta khẳng định là không
thiếu nguồn thì tại sao lại không có nguồn,
đến cửa hàng thì phải đi vào tận nơi để làm
cho rõ” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Truy tận gốc rễ để có giải pháp tháo gỡ kịp thời
Một cây xăng trên địa bàn tỉnhAnGiang thông báo hết xăng
trong ngày 29-8. Ảnh: NH
Lực lượng chức năng tỉnhAnGiang kiểmtra thực tế bồn chứa xăng dầu tại một cửa hàng. Ảnh: NH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook