6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư31-8-2022
Tiêu điểm
“Đất vàng” bị bán rẻ, thiệt hại cả ngàn tỉ
Ba bị cáoNguyễn VănMinh, Trần Thanh Liêm, Trần VănNam
(từ trái qua)
. Ảnh: UYÊNTRANG
Cựu bí thư
và chủ tịch
Bình Dương
cùng bị phạt
7 năm tù
HĐXX tuyên phạt cựu bí thư Tỉnh ủy
BìnhDương Trần VănNamvà cựu
chủ tịchUBND tỉnh TrầnThanh Liêm
mỗi người bảy năm tù.
TUYẾNPHAN
C
hiều 30-8, TAND TP Hà Nội
tuyên án với các bị cáo trong
vụ bán rẻ “đất vàng” xảy ra tại
Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập
khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công
ty 3/2) và một số đơn vị liên quan,
gây thiệt hại hơn 5.700 tỉ đồng.
Tuyên án với 28 bị cáo
HĐXX tuyên 22 bị cáo phạm
tội vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản của Nhà nước gây
thất thoát, lãng phí. Trong đó, hai
ông TrầnVăn Nam (cựu bí thư Tỉnh
ủy) và Trần Thanh Liêm (cựu chủ
tịch UBND tỉnh) cùng bị tuyên
phạt bảy năm tù, Phạm Văn Cành
(cựu phó bí thư thường trực Tỉnh
ủy) bị tuyên ba năm tù nhưng cho
hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Văn Minh (cựu
chủ tịch Tổng công ty 3/2) bị tuyên
tổng hợp 27 năm tù về hai tội tham
ô tài sản và vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản của Nhà
nước gây thất thoát, lãng phí. Các
bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ ba
năm tù nhưng cho hưởng án treo
đến 23 năm tù.
Hành vi nguy hiểm cho
xã hội
Theo HĐXX, hành vi của các bị
HĐXX nhận định bị cáo
Trần Văn Nam với chức
vụ bí thư Tỉnh ủy, không
ngăn chặn sai phạmmà
“bao che và chỉ đạo cấp
dưới” làm các văn bản
để hợp thức hóa khi giao
đất, gây thất thoát ngân
sách nhà nước.
Số phận hai khu “đất vàng”
Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên
buộc Tổng công ty 3/2 phải nộp tiền
chênh lệch tiền SDĐ khi được giao
đất với giá thấp hơn giá thực tế là hơn
760 tỉ đồng. Tòa ghi nhận tổng công
ty đã nộp hơn 200 tỉ đồng nên phải
nộp thêm hơn 560 tỉ đồng, đề nghị
Cục Thuế tỉnh Bình Dương chịu trách
nhiệm truy thu số tiền này.
Với khu đất 43 ha, tòa tuyên giao
quyền tạm sử dụng cho Công ty Tân
Phú và giao giấy chứng nhận quyền
sử dụng khu đất cho Tỉnh ủy Bình
Dương để xử lý theo quy định pháp
luật. Với khu đất 145 ha, tòa đề nghị
Tỉnh ủy Bình Dương thu hồi để xử lý
theo quy định.
Do thiệt hại đã được khắc phục nên
tòa án khôngbuộc các bị cáophải bồi
thường thiệt hại.
Năm 2012 và 2013, ông Trần Văn Nam với cương vị phó chủ tịch UBND
tỉnh đã ký quyết định giao hai khu đất 43 ha và 145 ha cho Tổng công ty 3/2
theo hình thức có thu tiền SDĐ.
Tuy nhiên, các bị cáo khi đó là lãnh đạo, cán bộ tại Cục Thuế vàVăn phòng
UBND tỉnh lại thammưu, đề xuất áp dụng đơn giá từ năm 2006 thay vì năm
2012 để thu tiền SDĐ. Ông Nam nhận thức được đề xuất này trái quy định
nhưng vẫn quyết định cho thực hiện. Hậu quả, ngân sách bị thất thoát hơn
760 tỉ đồng vì không thu đủ tiền SDĐ.
Quá trình thực hiện dự án, bị cáoNguyễnVănMinh và đồng phạmchuyển
nhượng trái phép khu đất 43 ha và 30% vốn góp của Tổng công ty 3/2 tại
Công ty Tân Phú. Các bị cáo là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã không ngăn
chặn hành vi sai phạm của bị cáo Minh. Thậm chí một số bị cáo còn hợp
thức hóa thủ tục để bị cáo Minh hoàn tất chuyển nhượng tài sản nhà nước
sang công ty của con rể mình và bán cho tư nhân. Hành vi này của các bị
cáo gây thất thoát hơn 984 tỉ đồng.
Khi thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty 3/2, với động cơ vụ lợi, bị cáo
Minh sắp xếp đưa hai công ty“sân sau”của gia đình tham gia liên doanh tại
dự án khu đất 145 ha. Bị cáo chỉ đạo cấp dưới loại trừ khu đất trên ra khỏi
giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa, đồng thời cố ý chuyển
nhượng khuđất với thủđoạngópvốnbằngquyềnSDĐvàomột công ty khác.
Cựu chủ tịchUBND tỉnhTrầnThanh Liêmcùngmột số bị cáo tại Văn phòng
Tỉnh ủy, Sở Tài chính tỉnh Bình Dương dù biết rõ khu đất 145 ha phải được
đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa nhưng vẫn đồng
ý, ký quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp. Cơ quan tố tụng xác định
hành vi phạm tội của các bị cáo gây thiệt hại hơn 4.000 tỉ đồng.
Chưa dừng lại, bị cáo Nguyễn Văn Minh còn chỉ đạo một số người khác,
bao gồm con gái là Nguyễn Thục Anh, chuyển nhượng 19% cổ phần Công
ty Tân Thành cho Tổng công ty 3/2 - cổ phần. Thông qua việc nâng giá trị
doanh nghiệp lên nhiều lần, các bị cáo chiếm đoạt số tiền chênh lệch hơn
815 tỉ đồng.
cáo trong vụ án là nguy hiểm cho
xã hội, xâm phạm hoạt động đúng
đắn của cơ quan, tổ chức. Các bị
cáo đều là những người có trách
nhiệm, biết rõ quy định sử dụng tài
sản công nhưng vì động cơ vụ lợi
đã có hành vi sai phạm, gây thiệt
hại đặc biệt lớn.
Tuy nhiên, tòa cũng ghi nhận
nhiều tình tiết giảm nhẹ như các
bị cáo có nhiều thành tích trong
công tác, thành khẩn khai báo...
Đặc biệt, hậu quả vụ án đã cơ bản
được khắc phục.
Xét vai trò cá nhân, bị cáoNguyễn
VănMinh với chức vụ chủ tịchTổng
công ty 3/2 là người chịu trách nhiệm
cao nhất tại đơn vị này. Bị cáo chỉ
đạo đồng phạm thực hiện loạt hành
vi sai phạm, cố ý vi phạm điều lệ
của tổng công ty, tạo điều kiện cho
công ty “sân sau”…, trực tiếp gây
thất thoát số tiền hơn 1.850 tỉ đồng.
HĐXX nhận định bị cáo là người
khởi xướng, chủ mưu, xuyên suốt
tích cực thực hiện các hành vi phạm
tội, phải chịu trách nhiệm chính.
Về phía các cựu lãnh đạo tỉnh
Bình Dương, bị cáo Trần Văn Nam
với chức vụ bí thư Tỉnh ủy, không
ngăn chặn sai phạmmà “bao che và
chỉ đạo cấp dưới” làm các văn bản
để hợp thức hóa khi giao đất. Ông
Nam chấp thuận thammưu của cấp
dưới trong việc áp đơn giá tiền sử
dụng đất (SDĐ) sai thời điểm khi
giao hai khu 43 ha và 145 ha cho
Tổng công ty 3/2.
Trong khi đó, bị cáo Trần Thanh
Liêm với chức vụ chủ tịch UBND
tỉnh Bình Dương, phải có trách
nhiệm bảo vệ tài sản của Nhà nước
tại doanh nghiệp. Bị cáo biết khu
đất 145 ha đã được tỉnh phê duyệt
phương án sử dụng, kế thừa vào
giá trị tài sản Tổng công ty 3/2 sau
cổ phần hóa. Ông Liêm cũng biết
việc lô đất bị đưa vào góp vốn tại
liên doanh công ty tư nhân nhưng
vẫn ký quyết định không đưa khu
đất này vào giá trị doanh nghiệp
sau cổ phần hóa, gây thất thoát cho
Nhà nước.
HĐXXcũng xác địnhNguyễnĐại
Dương (con rể của bị cáo Nguyễn
Văn Minh) có vai trò xuyên suốt,
thúc đẩy, tạo điều kiện cho cha vợ
và các đồng phạm khác thực hiện
hành vi phạm tội. Bị cáo là người
điều hành Công ty Âu Lạc, nhờ
người khác đứng tên cổ phần tại
công ty..., VKS truy tố bị cáo là có
căn cứ, đúng pháp luật, không oan.•
Thành lậpđoàngiámsát về đổimới chương trình, sáchgiáokhoa
Chủ tịchQuốc hội (QH)VươngĐìnhHuệ vừa ký ban hành
nghị quyết của Ủy banThường vụQH thành lậpĐoàn giám
sát chuyên đề việc thực hiệnNghị quyết 88/2014 và Nghị quyết
51/2017 của QHvề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông.
Đoàn giám sát gồm19 thành viên, do Phó Chủ tịch thường trực
QHTrầnThanhMẫn làm trưởng đoàn; Chủ nhiệmỦy banVăn
hóa, Giáo dục NguyễnĐắcVinh làmphó trưởng đoàn thường
trực; Trưởng ban Công tác đại biểuNguyễnThị Thanh làmphó
trưởng đoàn.
Đoàn giám sát sẽ thực hiện giám sát về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022 trên
phạmvi cả nước. Đối tượng giám sát là Chính phủ và các bộ,
ngành; UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương và các cơ quan,
tổ chức có liên quan.
Chủ tịchQHVươngĐìnhHuệ ký nghị quyết thành lậpĐoàn giám
sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Ảnh: quochoi.vn
Đoàn giám sát sẽ đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó
khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Nghị
quyết 88/2014 và Nghị quyết 51/2017 của QH. Đồng thời
kiến nghị giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 88 và
Nghị quyết 51 của QH, hoàn thiện chính sách, pháp luật có
liên quan.
Kết quả giám sát sẽ được đoàn báo cáo Ủy ban Thường vụ
QH tại phiên họp tháng 8-2023; trình Ủy ban Thường vụ QH
ban hành nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và gửi
báo cáo QH tại kỳ họp thứ sáu.
Ngoài ra, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cũng ký ban hành
nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực
hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn
2016-2021”. Đoàn gồm 24 thành viên, do Phó Chủ tịch QH
Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn.
ĐỨCMINH