198-2022 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư31-8-2022
THANHTUYỀN-BẢOPHƯƠNG
C
hiều30-8,ChủtịchUBND
TP.HCMPhan Văn Mãi
chủ trì phiên họp định
kỳ về tình hình kinh tế - xã
hội tháng 8, tám tháng đầu
năm 2022 và nhiệm vụ, giải
pháp tháng 9-2022.
Cần chứng minh
khả năng hấp thụ
vốn đầu tư công
Góp ý cho nhiệm vụ, giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội
trong tháng 9 của TP.HCM,
Viện trưởng Viện Nghiên
cứu phát triển TP.HCMTrần
HoàngNgân cho biết tình hình
kinh tế thế giới đang có dấu
hiệu suy giảm, nhiều nước rơi
vào suy thoái, tình hình lạm
phát, giá dầu đột nhiên tăng
trở lại… ảnh hưởng đến việc
ổn định giá cả, kiểm soát lạm
phát của nước ta. Ngoài ra,
lãi suất các nước đều có xu
hướng tăng, gây quan ngại
đến nguồn vốn đầu tư dài hạn.
“Quan trọng là tỉ giá, giá
dầu lên thì tỉ giá tăng, ảnh
hưởng đến việc kiểm soát
giá ở Việt Nam cũng như sản
xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp (DN)” - ông Ngân
nhận định và cho rằng để
đạt được mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội mà TP đã đề
ra thì cần tập trung triển khai
quyết liệt theo chỉ đạo của
Thủ tướng liên quan đến “4
ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy
mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên
quyết không”.
Về thể chế của TP, phải
tổng kết được Nghị quyết 16
và Nghị quyết 54, làm sao
có nghị định phân cấp, phân
quyền nhiều hơn cho TP. 
lệ điều tiết ngân sách, tăng
vốn đầu tư công.
“Chúng ta đang khát vốn
nhưng vốn đang có trong
kế hoạch thì lại giải ngân
rất chậm. Phải chứng minh
được mình có khả năng hấp
thụ vốn, có khả năng giải
ngân được nhiều hơn cái mà
có kế hoạch sẵn” - ông Ngân
nói và cho rằng cần tập trung
giải quyết vấn đề nêu trên thì
mới thuyết phục và mở rộng
dư nợ cho TP.
Tháo gỡ sự lòng vòng
trong phối hợp giữa
các sở, ngành
Chủ tịch UBND TP.HCM
PhanVănMãi cho biết kinh tế
TP đang trên đà phục hồi tốt,
thu ngân sách đạt trên 80%.
Dự kiến trong năm 2022, TP
TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh
giải ngân vốn đầu tư công
Trong lĩnh vực đầu tư, ông
Ngân cho rằng cần tập trung
vào đầu tư công để tạo đà tăng
trưởng trong giai đoạn tới.
Cần chú ý những dự án đầu
tư mang tính chất an sinh xã
hội, quan tâm những dự án
chống ngập, liên quan đến y
tế, giáo dục. Ông cũng đề cập
đến việc TP đang rất mong
muốn được Quốc hội tăng tỉ
sẽ hoàn thành nhiệm vụ thu
ngân sách với chỉ tiêu tăng
trưởng đề ra từ đầu năm là
6%-6,5%. TP đã thành lập
Ban chỉ đạo thực hiện những
vấn đề tồn đọng của TP để xử
lý dứt điểm những tồn đọng,
tháo gỡ khó khăn cụ thể. 
Tuy nhiên, ông Mãi đánh
giá từ đây đến cuối nămcó thể
xuất hiện các yếu tố rủi ro, biến
động về khủng hoảng, chuỗi
cung ứng gặp khó khăn, sản
xuất công nghiệp chưa hoàn
toàn phục hồi…Đà sản xuất
công nghiệp phục hồi chậm
và đi ngang nếu không có giải
pháp tác động, giải ngân đầu
tư công thấp dù trong tháng 8
đã có chuyển biến. Cùng với
đó, việc hỗ trợ DN từ các gói
phục hồi, gói kích cầu chưa
đạt yêu cầu; giá trị sản xuất,
Kinh tế TP.HCM
đang trên đà phục
hồi tốt, thu ngân
sách đạt trên 80%.
Dự kiến trong năm
2022, TP sẽ đạt chỉ
tiêu tăng trưởng đề
ra từ đầu năm là
6%-6,5%.
TP.HCMđề ramột số giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tháng 9-2022.
Trong đó tập trung vào cải cách hành chính, đẩymạnh các dự án đầu tư công.
TP.HCM: Phối hợp tuyên truyềnđể tăngđộphủvaccine
Trưởng BanTuyên giáoThành ủy TP.HCMcho rằng các sở, ngành cần phối hợp đẩymạnh
tỉ lệ tiêmvaccine, đặc biệt cho công nhân và các đối tượng có nguy cơ cao.
Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của TP trong tám
tháng qua, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên
giáo Thành ủy TP.HCM, nhận định TP đã có những tín hiệu
tích cực trước sự chỉ đạo quyết liệt của các sở, ngành, quận,
huyện.
Ông thông tin TP vẫn còn nhiều tồn đọng trên rất nhiều
lĩnh vực, cả về kinh tế, thu hút đầu tư, cải cách hành chính,
người dân và doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng, vấn đề giải
ngân đầu tư công cũng còn nhiều điểm cần giải quyết…
Đặc biệt, trên cơ sở kết luận, thông báo về cuộc làm việc
của Thủ tướng Chính phủ với TP, trong đó có rất nhiều vấn
đề và nóng nhất là dự án đường vành đai 3.
Ông Khuê nói trong tháng 9, TP phải hoàn tất việc
giải phóng mặt bằng, phối hợp đồng bộ với các địa
phương để triển khai dự án này.
Ông đánh giá trong thời gian qua, toàn ngành y tế đã rất
nỗ lực trong công tác phòng chống dịch COVID-19, vấn
đề sức khỏe của người dân phải được đặt lên hàng đầu. TP
đã vượt qua những trở ngại, thách thức và sắp tới phải tiếp
tục thích ứng, linh hoạt với bối cảnh tình hình mới.
Ông Khuê nhắc đến tỉ lệ tiêm vaccine còn thấp và cho
rằng công tác tuyên truyền vẫn còn yếu.
Ở lĩnh vực giáo dục, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy
TP.HCM cho biết đã tổ chức cuộc khảo sát lấy ý kiến của
mọi người, đặc biệt là các nhà giáo về những khó khăn, trăn
trở hiện nay của ngành.
Về tỉ lệ lớp học đạt chuẩn, Trưởng ban Tuyên giáo Phan
Nguyễn Như Khuê nói TP đã ước vọng nhiều năm nhưng
vẫn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu giáo viên nhưng
không có ứng viên, vấn đề tu sửa phát triển trường lớp...
THANH TUYỀN - BẢO PHƯƠNG
xuất khẩu giảm; công tác phối
hợp giữa các sở, ngành, quận,
huyện còn nhiều vướng mắc.
Chủ tịch UBND TP.HCM
yêu cầu trong tháng 9 cần
tập trung một số đầu việc cụ
thể để giải quyết các tồn tại
trong tháng 8. Trong đó, ông
yêu cầu ngành y tế và Sở
GD&ĐT, quận, huyện và TP
Thủ Đức phối hợp, tập trung
đẩy mạnh tỉ lệ tiêm vaccine
ngừa COVID-19, đặc biệt là
các đối tượng chưa tiêmmũi 4
và trẻ từ nămđến dưới 12 tuổi.
Người đứngđầuchínhquyền
TP cũng yêu cầu các đơn vị,
sở, ngành tập trung cải cách
hành chính, tháo gỡ sự lòng
vòng trong phối hợp giữa các
sở, ngành với nhau, giữa sở,
ngành với quận, huyện. Sở
TT&TT triển khai thực hiện
các nhiệm vụ trong tháng 9,
ứng dụng công nghệ thông
tin, đẩy mạnh chuyển đổi số.
Ông cũng yêu cầu các sở,
ngành TP tập trung giải ngân
vốn đầu tư công, triển khai các
công trình trọng điểm, trong
đó có 29 dự án giao thông,
đô thị, chuyển đổi số đô thị
thông minh. “Điểm rơi của
tháng 9 là dự án đường vành
đai 3. Do đó phải làm được
chuyện giao ranh để phục vụ
giải phóng mặt bằng, rà soát
việc chỉ định thầu, các thủ
tục để triển khai tiếp” - ông
Mãi nói.
Trong tháng 9, TP.HCM
cũng đẩy nhanh tiến độ hồ sơ
về dự án cao tốc TP.HCM -
Mộc Bài, tập trung phát triển
thương mại - dịch vụ. Ông
Phan Văn Mãi cũng nhấn
mạnh việc đẩymạnh thời gian
hoàn thiện hồ sơ xây dựng đề
án Trung tâm tài chính, xây
dựng kế hoạch định hướng
phát triển kinh tế - xã hội
năm 2023 của TP, tập trung
vào lĩnh vực đầu tư công và
chi ngân sách.•
Chủ tịchUBNDTP.HCMPhan VănMãi phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTBC
Điểm sáng về vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Tại phiên họp, đại diện Cục Thống kêTP.HCM cho biết vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong támtháng đầu năm là 2,71
tỉ USD, con số cao nhất trong năm năm trở lại đây; số DN
thành lập mới tăng 33,4%. Tuy nhiên, quy mô vốn của DN
thì giảm so với năm trước rất nhiều (chỉ đạt 11,9 tỉ đồng/DN,
năm 2021 con số này là 16,7 tỉ đồng/DN).
Cũng theo vị đại diện này, tổng số DN tạm dừng, giải thể
chiếmhơn 50%so với tổng sốDN thành lậpmới và DNquay
lại hoạt động.“Điều này phản ánhDN của chúng ta cũng dễ
bị tổn thương trước những khó khăn của kinh tế thế giới và
trong nước” - đại diện Cục Thống kê nói.
Về thu ngân sách, TP có đà tăng đạt trên 80,7%, tuy nhiên
thu ngân sách chủ yếu đến từ nhà đất, còn các khoản thu
liên quan đến thuế sản phẩm để tính vào mức vốn chỉ có
3%. Điều này cho thấy yếu tố chưa bền vững trong sản xuất
của các đơn vị.Từ đó, đại diện CụcThống kêTP cho rằng cần
nghiên cứu và đánh giá thêm vì đây là dư địa cho năm sau,
cơ sở cho nền kinh tế phát triển là từ sản xuất.
TP.HCM tiêm vaccine trong bốn ngày
nghỉ lễ 2-9
Báo cáo tại buổi họp báo, Sở Y tế TP cho biết độ bao phủ
vaccine cho độ tuổi 5-18 ở TP vẫn còn thấp hơn tỉ lệ chung
của quốc gia. Vì vậy, sở kiến nghị tiếp tục kéo dài tháng cao
điểm tiêmvaccine ngừa COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi này
đến hết ngày 30-9.
SởY tếTP cũng yêu cầu các BV đa khoa, chuyên khoa sản,
BV nhi tuyến TP, BV quận, huyện, trung tâm y tế triển khai
các điểm tiêm cố định tại đơn vị cho người lớn và trẻ em
liên tục trong bốn ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2-9.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook