7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư31-8-2022
Các bị cáo tại tòa ngày 30-8. Ảnh: UYÊNTRANG
Giámđốc đưa
hối lộđể trúng
3gói thầu lãnh
8nămtù
Ngày 30-8, TAND tỉnh Ninh Thuận đã
tuyên phạt bị cáo Lê Xuân Phương (giám
đốc Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây
dựng Việt Lê) một năm tù về tội đưa hối
lộ và bảy năm tù về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt chung bị
cáo phải chấp hành là tám năm tù.
HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Nguyễn
Lân (giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Xây
dựng và thương mại Trúc Lâm) một năm
tù và Lưu Quốc Phong (giám đốc Công ty
TNHH Trường Thành Việt) một năm tù,
cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo Nguyễn Châu Khoa (giám
đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây
dựng Trùng Dương) bị phạt 12 tháng
tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Lê
Anh Khoa (phó giám đốc Công ty Trùng
Dương) bị phạt 15 tháng tù; Nguyễn
Phú Cường (33 tuổi, nhân viên Phòng kế
hoạch - kỹ thuật Công ty CP Cấp nước
Ninh Thuận) bị phạt 12 tháng cải tạo
không giam giữ, cùng về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, Lê Xuân Phương biết
ông Nguyễn Đức Cảm, Phó Giám đốc
Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận, phụ
trách mảng xây dựng cơ bản nên đã nhờ
giúp đỡ để nhận được các gói thầu công
trình mở rộng hệ thống cấp nước trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận.
Qua trao đổi, ông Cảm biết công ty của
Phương không đủ năng lực thi công nên
đã đưa cho Phương bản phôtô bằng cấp,
chứng chỉ chuyên ngành cấp nước của
một người khác để Phương đưa vào hồ
sơ. Nhờ đó, công ty của Phương đã trúng
ba gói thầu. Sau khi được thanh toán tiền,
Phương đã đưa cho ông Cảm hơn 220
triệu đồng, tương đương 4% giá trị quyết
toán trước thuế các công trình.
Phương còn chỉ đạo thi công gian dối
để nâng khống khối lượng hoàn thành
trong hồ sơ nghiệm thu và chiếm đoạt gần
579 triệu đồng của Công ty CP Cấp nước
Ninh Thuận.
Quá trình điều tra, ông Cảm chết do
bị bệnh nên cơ quan điều tra đã ra quyết
định đình chỉ điều tra, không đề cập xử lý
trách nhiệm hình sự với người này.
HĐXX nhận định các bị cáo bị truy tố
hoàn toàn có cơ sở, dựa trên các chứng cứ
xác thực. Hành vi của các bị cáo đã xâm
phạm đến tài sản của cơ quan, tổ chức,
ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính
trị ở địa phương nên cần phải xử nghiêm
minh. Từ đó, HĐXX đã tuyên phạt các bị
cáo mức án trên. Ngoài ra, tòa còn tuyên
buộc bị cáo Phương trả lại cho Công ty
CP Cấp nước Ninh Thuận số tiền bị chiếm
đoạt.
HUỲNH HẢI
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: CH
Đềnghị tửhình“ông trùm”
vụ “bay lắc” trong
bệnh viện tâm thần
Ổnhómma túy hoạt động trong thời gian dài ngay tại BVTâm thần
trung ương I, dưới sự tiếp tay của nhiều nhân viên y tế tại đây.
PHÚCBÌNH
N
gày 30-8, TANDTPHà Nội mở phiên
tòa xét xử 10 bị cáo vụ tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy xảy ra tại
Bệnh viện (BV) Tâm thần trung ương I.
Cải tạo buồng bệnh
để “bay lắc”
Tại phần tranh luận, đại diệnVKS đề nghị
tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Quý (bệnh
nhân điều trị tại BVTâm thần trung ương I)
mức án tử hình về ba tội mua bán, tàng trữ
và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Bị cáo Đỗ Thị Lưu (cựu trưởng Khoa
phục hồi chức năng và y học cổ truyền) bị
đề nghị phạt 2-3 năm tù về tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hai bị cáo Nguyễn Thị Minh Huệ (cựu
điều dưỡng viên Khoa phục hồi chức năng
và y học cổ truyền) và Bùi Thị Hạt (cựu hộ
lý Khoa phục hồi chức năng và y học cổ
truyền) cùng bị đề nghị mức án 5-6 năm tù
về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Riêng bị cáo Nguyễn Anh Vũ (kỹ thuật
viên Khoa phục hồi chức năng và y học cổ
truyền) bị đề nghị phạt 7-7,5 năm tù về tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.
Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ
sáu năm tù đến tử hình về các tội liên quan
đến ma túy.
VKS xác định Quý là đối tượng đang bị
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh về
tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Cuối năm
2020, Quý tự cải tạo buồng bệnh thêm một
phòng riêng, có hệ thống loa, âm ly, đèn nháy
phục vụ việc “bay lắc”, sử dụng ma túy.
Bị cáo còn tổ chức hệ thống gồm nhiều
đối tượng tham gia mua bán trái phép chất
ma túy ngay trong khuôn viên BV. Quý
thường xuyên chỉ đạo đàn em đi giao nhận,
bán lẻ ma túy. Mỗi lần Quý trả công 1 triệu
đồng và cho những người này sử dụng ma
túy miễn phí trong phòng điều trị của mình.
Ổ nhóm ma túy do Quý cầm đầu hoạt
động trong suốt thời gian dài. Đến tháng
3-2021, lực lượng cảnh sát ma túy Hà Nội
bắt quả tang ba nghi phạm đang có hành
vi mua bán trái phép chất ma túy. Căn cứ
lời khai của nhóm này, công an khám xét
khẩn cấp chỗ ở của Quý tại phòng điều trị
thuộc BV Tâm thần trung ương I, thu giữ
lượng lớn chất ma túy.
Đáng chú ý, liên quan đến vụ án, cơ quan
điều tra xác định có trách nhiệm của hàng
loạt cá nhân là cán bộ thuộc BV Tâm thần
trung ương I. Trong đó, Quý khai dùng
tiền mua chuộc bị cáo Đỗ Thị Lưu (trưởng
khoa) bằng cách mỗi tháng “nộp phế” 6-10
triệu đồng.
Theo lời khai của Quý, nếu không nộp
tiền hằng tháng, BS Lưu dọa sẽ nhận xét
vào bệnh án là sức khỏe tốt phải đi trả án
hoặc không được tiếp tục điều trị tại khoa.
Được sự “bật đèn xanh”, Quý ngang nhiên
“lộng hành”, dọa nạt các nhân viên y tế
Các bị cáo Huệ, Vũ và Hạt là
các nhân viên điều dưỡng, kỹ
thuật viên và hộ lý của BV, đã
nhiều lần cùng sử dụng ma
túy ngay tại buồng tự cải tạo
của Quý.
Cách chức giám đốc bệnh viện
Liên quan đến vụ việc, Bộ
Y tế quyết định áp dụng hình
thức kỷ luật cách chức đối với
ôngVươngVănTịnh,Giámđốc
BVTâmthầntrungươngI.Ông
Tịnh được xác định đã buông
lỏngquảnlý,khôngthựchiện
đúngchứctrách,nhiệmvụcủa
ngườiđứngđầuđơnvị,đểxảy
rahànhviviphạmphápluậtvề
phòng chống ma túy, tệ nạn
xã hội trong phạm vi BV, hậu
quả rất nghiêm trọng.
Ngoàira,BộYtếcũngquyết
định áp dụng hình thức kỷ
luật khiển trách đối với ông
Nguyễn Tuấn Đại, Phó Giám
đốcBVTâmthầntrungươngI.
trong khoa khiến không ai dám nhắc nhở,
tiếp xúc hoặc vào buồng bệnh. Tuy nhiên,
quá trình điều tra, bị cáo Lưu không thừa
nhận việc cầm tiền, không biết việc Quý cải
tạo phòng bệnh để hoạt động về ma túy…
Đặc biệt, công an còn xác định các bị cáo
Huệ, Vũ, Hạt là các nhân viên điều dưỡng,
kỹ thuật viên và hộ lý của BV, đã nhiều lần
cùng sử dụng ma túy ngay tại buồng tự cải
tạo của Quý.
Cựu trưởng khoa phủ nhận
cầm tiền
Tại phần thủ tục, Quý im lặng không trình
bày. Đến phần xét hỏi, bị cáo nhiều lần kêu
rên, không trả lời, tỏ ra kích động, mất bình
tĩnh. Tình huống này khiến HĐXX phải đề
nghị cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa Quý sang
phòng khác để ổn định tâm lý.
HĐXX cho biết theo kết luận giám định
trước và trong khi gây án, Quý mắc bệnh
rối loạn cảm xúc thực tổn. Tuy nhiên, bệnh
ở giai đoạn ổn định, bị cáo đủ nhận thức
điều khiển hành vi và phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Về phía các cựu nhân viên BV Tâm thần
trung ương I, bị cáo Đỗ Thị Lưu khai đầu
năm 2021, khi được cấp dưới báo cáo, bà
đã lên ngay để kiểm tra việc Quý tự ý cải
tạo phòng điều trị. Bà có nhắc nhở nhưng
Quý không tháo dỡ.
HĐXX truy vấn “nhắc nhở rồi mà không
tháo dỡ, bị cáo có báo cáo ban giám đốc?”.
Nữ bị cáo trình bày “nhiều việc lắm”, “có
báo cáo ban giám đốc cũng không làm gì,
vì báo cáo rất nhiều lần rồi và trả bệnh nhân
này nhiều lần rồi nhưng BV không xử lý”.
“Tôi không báo cáo, bởi chả giải quyết cái
gì” - bị cáo trình bày.
Bà Lưu cũng cho rằng bản thân chỉ có
chức năng quản lý bệnh nhân chứ không
có trách nhiệm quản lý người ra vào hay
bảo vệ an ninh trật tự, đây là trách nhiệm
của bảo vệ. Bị cáo thừa nhận lơ là với Quý
nhưng tiếp tục khẳng định không nhận tiền
“lót tay” như cáo buộc của VKS.
Trong khi đó, hai bị cáo Huệ và Hạt ban
đầu phủ nhận quy kết của cơ quan công tố,
cho rằng chỉ vào phòng Quý để ăn uống,
nghe nhạc, uống nước ngọt, không biết cũng
không liên quan đến việc tổ chức chơi ma túy.
Thế nhưng sau khi HĐXX công bố một số
bút lục thể hiện sự liên quan của hai người,
Huệ và Hạt dần thừa nhận có dùng ma túy
do Quý cung cấp.
Người còn lại là Nguyễn Anh Vũ. Bị cáo
này cho hay biết những người nhưQuý đều là
“thành phần cộm cán”, có nhiều tiền án, tiền
sự nên bản thân Vũ và các bác sĩ, nhân viên
BV đều có “sự nể sợ nhất định”. Cũng vì lẽ
này, bị cáo không dám báo cáo lãnh đạo BV
về những sai phạm của “ông trùm” ma túy…
Hôm nay (31-8), phiên tòa tiếp tục
làm việc.•