4
Thời sự -
Thứ Tư31-8-2022
NGUYÊNTHẢO
N
h â n k ỷ n i ệ m 7 7
nămCách mạng Tháng
Tám và Quốc khánh
2-9 (1945-2022), sáng 30-8,
tại TP.HCM, Thủ tướngChính
phủ Phạm Minh Chính chủ
trì Hội nghị biểu dương các
tổ chức tôn giáo có đóng góp
trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Đảng, Nhà nước
nhất quán tôn trọng
tôn giáo, tín ngưỡng
Mở đầu bài phát biểu tại hội
nghị, Thủ tướng Chính phủ
PhạmMinh Chính đã đề cập
một số nội dung có tính chất
nền tảng. Theo Thủ tướng,
Việt Nam đang xây dựng
nền dân chủ, nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; lấy
con người làm trung tâm, chủ
thể, mục tiêu, động lực của sự
phát triển, trong đó có khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, có
đồng bào các tôn giáo.
Thủ tướngChính phủ Phạm
Minh Chính nhắc lại lời của
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi
Người đề cập tới những nền
tảng giá trị đoàn kết, nhân
văn, nhân ái chung của các tôn
giáo, tư tưởng: “Chúa Jesus
dạy: Đạo đức là bác ái. Phật
Thích ca dạy: Đạo đức là từ
bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức
là nhân nghĩa”; “Lương - giáo
đoàn kết, toàn dân đoàn kết,
cả nước một lòng, nhân dân
ta nhất định thắng lợi”.
“Lời dạy đó đến nay vẫn
ngưỡng, tôn giáo là bộ phận
không thể tách rời trong đời
sống văn hóa, tinh thần của
dân tộc Việt Nam, nhân dân
Việt Nam. Việt Nam là một
quốc gia đa tín ngưỡng, tôn
giáo. Mỗi tín ngưỡng, tôn
giáo mang nét văn hóa riêng
nhưng đều hướng đến các giá
trị chân - thiện - mỹ.
Bởi vậy, các tín ngưỡng,
tôn giáo có sự dung hợp, đan
xen và hòa đồng. Ngay từ
buổi đầu của nền độc lập từ
hàng ngàn năm trước, “tam
giáo đồng nguyên” hay là sự
dung hợp nhuần nhuyễn giữa
Nho - Phật - Đạo đã trở thành
một nét nổi bật, đặc sắc của
văn hiến Thăng Long, văn
minh Đại Việt.
Người đứng đầu Chính phủ
cho rằng tronggiankhó, cácgiá
Tôn giáo luôn đồng hành
cùng dân tộc
còn nguyên giá trị về sự thống
nhất, đoàn kết trong đa dạng,
tôn trọng sự khác biệt của các
tôn giáo, tạo nên truyền thống,
bản sắc, văn hóa, sức mạnh,
nguồn lực Việt Nam” - Thủ
tướng nhấn mạnh.
Thủ tướngChính phủ khẳng
định đồng bào có đạo là bộ
phậnmáu thịt của dân tộcViệt
Nam, của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. Suốt chiều dài
lịch sử đất nước, đời sống tín
Các giáo lý cùng hướng thiện, vị tha,
bác ái
Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ
cho biết hiện nay cả nước có 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16
tôn giáo với hơn 26 triệu tín đồ, chiếm27%dân sốViệt Nam.
Dùmỗi tôn giáo có đường hướng và phương châmhành
đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống “tốt
đời, đẹp đạo”, luôn gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển
của dân tộc.
Thông qua giáo lý, các tôn giáo khuyên răn con người
sống hướng thiện, vị tha, bác ái, góp phần điều chỉnh hành
vi ứng xử của con người. Nhiều khu dân cư có đông đồng
bào tôngiáo trở thànhđiểmsáng về phòng chống tội phạm,
phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác, giữ gìn an
ninh, trật tự xã hội.
Các tôn giáo cùng với chính quyền, MTTQ xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh, chung tay chăm lo cho người
có công, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó
khăn, tham gia khám chữa bệnh, dạy nghề...
Phát biểu tại hội nghị, các chức sắc, chức việc, lãnh đạo
tôn giáo bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn của
đất nước; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với những
chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà
nước, trong đó có chính sách về tôn giáo. (Theo
TTXVN
)
Việt Nam là một
quốc gia đa tín
ngưỡng, tôn giáo.
Mỗi tín ngưỡng, tôn
giáo mang nét văn
hóa riêng nhưng đều
hướng đến các giá trị
chân - thiện - mỹ.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định đồng bào có đạo là bộ phậnmáu thịt của dân tộc Việt Nam,
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 30-8, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027 chính thức
khai mạc. Đại hội có sự tham dự của 500 đại biểu, đại
diện cho hơn 7 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên,
thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
Phát biểu tại đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
đánh giá cao kết quả công tác hội và phong trào Chữ thập
đỏ nhiệm kỳ vừa qua. Các phong trào, cuộc vận động của
hội cơ bản đạt hiệu quả cao, lan tỏa các giá trị nhân đạo,
tạo dấu ấn ngày càng sâu đậm trong đời sống xã hội, trở
thành phong trào của nhân dân, được nhiều cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân
sôi nổi hưởng ứng. Hàng chục triệu lượt người có hoàn
cảnh khó khăn đã nhận được sự trợ giúp cần thiết để vươn
lên trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực, thấm đậm tình
người, Hội Chữ thập đỏ đã kết nối hàng vạn tấm lòng
sẻ chia, thiện nguyện để nhân lên hàng triệu hành động
nhân ái, tô thắm nét đẹp nhân văn của xã hội, chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Chủ tịch nước cũng cám ơn các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, các tổ chức
thuộc phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc
tế đã ủng hộ nguồn lực, chung tay cùng Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam thực hiện có hiệu quả các hoạt động nhân đạo
thời gian qua.
Trước những khó khăn phải đối mặt trong thời gian
tới, Chủ tịch nước đề nghị cần tiếp tục phát huy tinh thần
chia sẻ, tương thân tương ái trong các tầng lớp nhân dân;
không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Tại đại hội, các đại biểu đã thông qua báo cáo kết quả
công tác hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ Đại hội
X (2017-2022), phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại
hội XI (2022-2027); quyết định tiếp tục thực hiện Điều lệ
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (khóa X).
Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Hội khóa XI
gồm 111 người. Ban chấp hành Trung ương hội khóa XI
tại kỳ họp thứ nhất đã bầu 30 ủy viên Ban Thường vụ, bầu
chủ tịch và ba phó chủ tịch Trung ương hội, Ban Kiểm tra
gồm chín người.
Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch hội khóa X, được bầu giữ
chức chủ tịch hội khóa XI.
Đại hội đã suy tôn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
làm chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa XI.
LƯU ĐỨC
(Theo
TTXVN
)
Chủtịchnước:Pháthuytinhthầnchiasẻtronghoạtđộngnhânđạo
trịđạođứctốtđẹp,tinhthầnnhân
văn, nhân ái, sống “tốt đời, đẹp
đạo” của các tôn giáo đã được
phát huy cao độ, hòa chung và
vun đắp lòng yêu nước, tinh
thần đại đoàn kết toàn dân tộc,
đoàn kết các tôn giáo. Các giá
trị văn hóa đó của dân tộc đã
góp phần tạo nên bản lĩnh và
sức mạnh Việt Nam.
Chăm lo cho đồng
bào và luôn lắng
nghe chân thành
ThủtướngPhạmMinhChính
đề nghị lãnh đạo các tổ chức
tôngiáo tiếp tục vậnđộng chức
sắc, chức việc, tín đồ chấp
hành chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; duy trì
đường hướng hành đạo gắn
bó, đồng hành với dân tộc;
củng cố khối đại đoàn kết
dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
phát huy các giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp của tôn giáo
trong đời sống xã hội.
Cùng với đó, Thủ tướng
yêu cầu những bộ, ngành,
cơ quan liên quan và các địa
phương tiếp tục quán triệt,
thực hiện nghiêm quy định
của trung ương về tín ngưỡng,
tôn giáo và quản lý nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo. Các
bộ, ngành, địa phương cần
tiếp tục quan tâm, có chính
sách cụ thể chăm lo phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của
nhân dân, nhất là vùng đồng
bào tôn giáo.
Thủ tướng nhấn mạnh
MTTQ Việt Nam, các cơ
quan trung ương, các tỉnh,
TP tăng cường vận động,
thường xuyên nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng của đồng
bào tôn giáo. Đồng thời
tiếp tục quan tâm, tăng
cường đối thoại với các tổ
chức tôn giáo, lắng nghe,
tạo sự gần gũi, chân thành,
tin tưởng của chức sắc, tín
đồ tôn giáo; quan tâm xem
xét, giải quyết đề xuất, kiến
nghị chính đáng của những
tổ chức, chức sắc, cá nhân.•
Thủ tướng PhạmMinh Chính với các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo. Ảnh: VGP
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với đại biểu dựĐại hội đại biểu
toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI. Ảnh: TTXVN