202-2022 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBa6-9-2022
Thách thức chờ đón thủ tướng mới
của Anh
Bà Liz Truss chính thức đắc cử thủ tướng Anh sau cuộc đua songmã căng thẳng với ứng viên đối thủ
Rishi Sunakmấy tuần qua.
DƯƠNGKHANG
B
à Liz Truss đã được
bầu làm thủ tướng tiếp
theo của Anh vào tối
5-9, cũng như giành chiến
thắng trong cuộc đua giành
vị trí cầm quyền London cho
đảng bảo thủ. Theo hãng tin
Reuters
, chiến thắng của bà
Truss diễn ra vào thời điểm
đất nước phải đối mặt với
cuộc khủng hoảng chi phí
sinh hoạt, nguy cơ suy thoái
nghiêm trọng.
Cuộc đời, sự nghiệp
Theo tờ
Sky News
, bà Liz
Truss sinh năm 1975 trong
một gia đình trung lưu ở TP
Oxford. Cha của bà là giảng
viên toán học, mẹ là y tá, đều
thuộc cánh tả, ủng hộ việc
nước Anh giải trừ vũ khí hạt
nhân thời Chiến tranh lạnh.
Bà trở thành chủ tịch đảng
Dân chủ Tự do khi theo học
tại ĐH Oxford và thậm chí
từng có bài phát biểu gay gắt
tại hội nghị của đảng này hồi
năm 1994 ủng hộ phong trào
kêu gọi bãi bỏ chế độ quân
chủ. Tuy nhiên, sau khi tốt
nghiệp ĐH, bà Liz Truss gia
nhập đảng bảo thủ.
Bà Truss đã dành 10 năm
làm việc trong lĩnh vực viễn
thông trước khi bước chân vào
chính trườngAnh.Bàđượcbầu
lần đầu tiên vào năm2006 với
tư cách là ủy viên Hội đồng
quận Greenwich (London)
và trở thành nghị sĩ Bảo thủ
đại diện vùng nông thôn tây
nam Norfolk vào năm 2010.
Kể từ đó, bà Truss đã nhanh
chóng đảm nhận các vị trí
quan trọng trong nội các dưới
thời các thủ tướng như ông
David Cameron, bà Theresa
May và ông Boris Johnson.
Bà Truss đã kinh qua nhiều
vị trí khác nhau, từ quốc vụ
khanhBộGiáo dục, bộ trưởng
Môi trường, Thực phẩm và
Nông thôn và gần đây nhất
là ngoại trưởng Anh - được
bổ nhiệm hồi tháng 9-2020
trong cuộc cải tổ nội các của
ông Johnson, thay thế ngoại
trưởng Anh khi đó là ông
Dominic Raab.
Theo tờ
The Washington
Post,
bà Truss từng ủng hộ
lập trường của cựu Thủ tướng
David Cameron về việc Anh
ở lại Liênminh châu Âu (EU)
trong cuộc trưng cầu dân ý
năm 2016, song giờ đây đã
đồng tình với “Brexit”. Khi bà
May tiếp quản vị trí lãnh đạo
của ông Cameron, bà Truss
được chọn làm bộ trưởng Tư
pháp và sau đó là người phụ
nữ đầu tiên trong 1.000 năm
giữ chức đại chưởng ấnAnh.
Vào năm 2019, với tư cách là
bộ trưởng Thương mại Quốc
tế, bà Truss đã đạt được các
thỏa thuận với New Zealand,
Úc và Nhật trong nỗ lực đưa
nước Anh đi lên trong thời kỳ
hậu Brexit.
Chiến dịch tranh cử của bà
Truss cũng thường đưa ra so
sánh với người phụ nữ được
nhiều đảng viên bảo thủ coi
là một trong những nhân vật
vĩ đại nhất của thế kỷ 20 - bà
đầm thép Margaret Thatcher.
“Bà Liz Truss muốn được
xemnhưbàMargaretThatcher.
Bà Thatcher dù đúng hay sai,
đều được những người trung
thành với đảng bảo thủ tôn
kính. Bà Truss muốn đưa
vai trò của Anh trên thế giới
và vai trò của đảng bảo thủ
Anh trở lại. Quay lại thời kỳ
đó là điều rất hấp dẫn đối với
nhiều thành viên đảng bảo
thủ” - ông JoeTwyman, người
đứng đầu công ty thăm dò dư
luận Anh Deltapoll, cho biết
theo tờ
CBC News.
Chính sách phía
trước và những
thách thức đi kèm
Theo hãng tin
Reuters
, bà
Truss được bầu làm thủ tướng
trong bối cảnh đất nước liên
tục rơi vào khủng hoảng và
hiện đang phải đối mặt với
nguy cơ suy thoái kéo dài
do lạm phát tăng vọt lên tới
10,1% vào tháng 7.
Trong chiến dịch tranh cử,
bà đã cam kết sẽ hành động
nhanh chóng để giải quyết
cuộc khủng hoảng chi phí
sinh hoạt của Anh. Bà cho
biết trong vòng một tuần bà
sẽ đưa ra kế hoạch giải quyết
các hóa đơn năng lượng đang
tăng cao và đảm bảo nguồn
cung cấp nhiên liệu trong
tương lai. Tuy nhiên, bà từ
Thủ tướng đắc cửAnh Liz Truss. Ảnh: REUTERS
Vào năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald
Trump đã bất ngờ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, dẫn
đến việc Washington nối lại các lệnh trừng phạt đối với
Tehran. Trước thời điểm đó, quốc gia Hồi giáo là nhà sản
xuất dầu mỏ lớn thứ ba trong OPEC, xếp sau Saudi Arabia
và Iraq.
Trong buổi phỏng vấn với đài
CNBC
, ông Tamas Varga,
nhà phân tích của công ty tư vấn PVM Oil Associates ở
London, nhận định rằng: “OPEC có thể dễ dàng sản xuất
30,5 triệu thùng dầu mỗi ngày nếu Iran quay lại. Theo
kịch bản này, giá dầu Brent giảm xuống còn 65 USD/
thùng vào nửa cuối năm 2023”. Chuyên gia này nhận định
đây là mức giảm mạnh so với giá dầu hiện tại, vốn được
giao dịch ở mức khoảng 96,5 USD/thùng vào chiều 5-9,
theo trang
Trading Economics
.
Theo
CNBC
, các nhà đàm phán Iran hồi giữa tháng 8 đã
bày tỏ sự lạc quan về triển vọng đạt được một thỏa thuận.
Một cố vấn chính quyền Tehran nói rằng họ “đang tiến
đến gần thỏa thuận hơn so với trước đây” và “các vấn đề
còn lại không quá khó giải quyết”.
Tuy nhiên, có vẻ như hai bên vẫn còn một vài điểm
vướng mắc khá khó giải quyết. Vấn đề chính gây tranh
cãi giữa Iran và phương Tây là cuộc điều tra đang diễn ra
của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) - cơ
quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc - về những
dấu vết không giải thích được của uranium, được tìm thấy
tại các cơ sở hạt nhân của Iran vào đầu những năm 2000.
Tehran muốn cuộc điều tra kết thúc trước khi họ ký kết bất
kỳ thỏa thuận nào, song IAEA, chính phủ Mỹ và các nước
châu Âu cho đến nay vẫn từ chối yêu cầu đó.
Trong bối cảnh nguồn cung dầu khan hiếm và khủng
hoảng năng lượng châu Âu đang ngày một trầm trọng, các
nhà phân tích nói rằng dù dầu Iran không thể hoàn toàn
thay thế nguồn cung dầu Nga, song vẫn giúp giảm bớt áp
lực nguồn cung trong giai đoạn hiện nay.
Về vấn đề này, ông Reid l’Anson, nhà phân tích cấp cao
tại công ty dữ liệu Kpler, bày tỏ hoài nghi về khả năng các
bên đạt thỏa thuận. “Câu hỏi tiếp theo là chúng ta có thực
sự sẽ thấy một thỏa thuận hay không. Tôi nghĩ là không vì
trên thực tế, xét về mặt chính trị, cả Mỹ và Iran đều không
sẵn lòng” - ông nói.
TRUNG LUÂN
Khảnănghồi sinh thỏa thuậnhạt nhân Iran
Đức chúc mừng, Nga quan ngại
Theo tờ
The Telegraph
, Thủ tướng Đức Olaf Scholz là
người đầu tiên chúc mừng bà Liz Truss trên Twitter.“Xin
chúc mừng bà Liz Truss với vai trò mới! Tôi rất mong đợi
sự hợp tác của chúng ta trong những thời điểm đầy thử
thách này. Anh và Đức sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với
nhau với tư cách là đối tác và bạn bè” - ông nói.
Trong khi đó, trước thời điểm công bố thủ tướng mới
của Anh, phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh
báo quan hệ với London có thể xấu đi, do các ứng viên
đều mang quan điểm chống Nga.
“Tôi không muốn nói rằng mọi thứ có thể thay đổi
theo chiều hướng xấu đi, bởi khó mà tưởng tượng còn
điều gì tồi tệ hơn nữa. Thật không may, viễn cảnh này
không thể loại trừ, vì các ứng cử viên thủ tướng Anh đã
cạnh tranh với nhau bằng những luận điệu bài Nga, đe
dọa thực hiện các bước đi nhắm vào Moscow. Thế nên
tôi không nghĩ chúng ta có thể hy vọng vào bất cứ điều
gì tích cực” - ông nói.
Nhàlậpphápkỳcựucủađảng
bảothủDavidDavismôtảnhững
thách thức mà bà Truss sẽ đối
mặt trên cương vị thủ tướng
Anh sẽ vô cùng khó khăn, chỉ
xếp sau những thách thức bủa
vây bà Margaret Thatcher hồi
năm 1979, theo
Reuters
.
Tiêu điểm
Bà Liz Truss muốn
được xemnhư “bà
đầm thép”Margaret
Thatcher - người
phụ nữ được nhiều
đảng viên bảo thủ coi
làmột trong những
nhân vật vĩ đại nhất
của thế kỷ 20.
chối đưa ra chi tiết về các
biện pháp mà nói sẽ trấn an
hàng triệu người, những người
lo sợ họ sẽ không thể trả hóa
đơn nhiên liệu khi mùa đông
đến gần.
Theo tờ
National World
,
bà Truss lên án việc “lấy tiền
của người dân thông qua thu
thuế và trả lại họ bằng các
tiện ích” và lập luận rằng
việc tăng thuế sẽ ngăn cản
tăng trưởng kinh tế khiến
đất nước rơi vào cảnh túng
thiếu. Khi đó bà nêu kế hoạch
rằng sẽ cắt giảm thuế, song
nhiều nhà phê bình cho rằng
nó không có lợi cho những
người nghèo nhất.
Ngoài ra, bà cũng cam kết
sẽ làm cho các dịch vụ bác sĩ
gia đình trở nên dễ tiếp cận
hơn và sẵn có hơn để giảm
áp lực cho các dịch vụ bệnh
viện. Bên cạnh đó, dịch vụ
hỗ trợ sức khỏe tinh thần tại
trường học cũng là ưu tiên
của bà Truss.
Về quốc phòng, bà Truss
cho biết khi với tư cách là
thủ tướng, bà sẽ nâng chi
tiêu quốc phòng lên mức
3% GDP vào cuối thập niên
này - cao hơn mục tiêu 2%
của Tổ chức Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương (NATO) hiện
tại. Mục tiêu của bà là chi
thêm hàng chục tỉ bảng Anh
để củng cố năng lực phòng
thủ của London, điều mà bà
nói là hợp lý trong bối cảnh
chiến sự Nga - Ukraine vẫn
đang leo thang.
Về đối ngoại, trước đó bà
Truss cho biết nếu đắc cử, bà
sẽ tuyên bố Trung Quốc là
một “mối đe dọa chính thức”
đối với Anh. Bà cũng có lập
trường cứng rắn với Nga, liên
quan đến chiến sự đang tiếp
diễn tại Ukraine. Theo
The
Washington Post,
bà cũng
từng tán thành ý tưởng Anh
sẽ tham chiến ở Ukraine, điều
mà Bộ Quốc phòngAnh kịch
liệt bác bỏ.•
Logo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC)
bên ngoài trụ sở ở Áo. Ảnh: DPA
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook