202-2022 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa6-9-2022
TP.HCMphấnđấuđếnnăm2025, kinh tế sốđónggóp25%GRDP
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên vừa ký ban
hành Chỉ thị 17 về việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số
và xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.
Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy TP yêu cầu các cấp
ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội TP tập trung thực hiện các
nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số. Tạo
lập, tích hợp và khai thác hiệu quả các dữ liệu để phục vụ
công tác phòng chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế -
xã hội, quản trị TP theo hướng hiện đại.
Từ đó thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trên các lĩnh
vực, thúc đẩy phát triển kinh tế số, phấn đấu đến năm
2025 kinh tế số đóng góp khoảng 25% tổng sản phẩm nội
địa (GRDP) trên địa bàn TP.
Thành ủy TP.HCM đề nghị lãnh đạo HĐND TP chủ động,
sáng tạo, có giải pháp chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả với
các hoạt động của HĐND TP. Phối hợp với Ủy ban MTTQ
Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội TP xây dựng kế
hoạch giám sát việc thực hiện chương trình chuyển đổi số và
đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh…
Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo từng đơn vị, cơ
quan tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trên các lĩnh vực gắn với bảo đảm an ninh, an toàn thông
tin trong xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ
thống tích hợp, kết nối liên thông dữ liệu, nhất là dữ liệu
dân cư, quy hoạch, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, bảo
hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở... Qua đó, bảo đảm kết
nối và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, cung
cấp các tiện ích, dịch vụ công trực tuyến nhanh chóng,
thuận tiện, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân và
doanh nghiệp.
Đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
trong môi trường số, nâng cao năng lực quản lý của các
cấp chính quyền theo kịp thực tiễn quá trình chuyển đổi
số. Khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia xây
dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số ở TP.
Ngoài ra, Công an TP phải triển khai Đề án 06, phối
hợp với các cơ quan liên quan khai thác hiệu quả các cơ
sở dữ liệu, cung cấp nhiều tiện ích như tố giác tội phạm,
phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi
trường, khai báo tạm trú, tạm vắng, định danh, xác thực
người dân, dịch vụ ngân hàng, mua sắm, thanh toán, giáo
dục, y tế…
Riêng các quận, huyện, TP Thủ Đức nhanh chóng triển
khai chuyển đổi số phù hợp với đặc điểm, tình hình của
từng địa phương. Nâng cao nhận thức của người đứng đầu
và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về
chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh…
LÊ THOA
VĂNHÀ- THẢOPHƯƠNG
S
áng 5-9, Chủ tịchUBND
TP.HCMPhanVănMãi
có buổi làm việc với
UBNDhuyệnCầnGiờ về tình
hình kinh tế - xã hội, quốc
phòng an ninh tám tháng đầu
năm và giải quyết các kiến
nghị của huyện.
Cần Giờ đề xuất
bốn vấn đề “nóng”
Phát biểu tại buổi làm việc,
ông Trương Tiến Triển, Phó
Chủ tịch UBND huyện Cần
Giờ, cho biết trước đây huyện
chỉ có một cửa ngõ duy nhất
là phà Bình Khánh. Sau này
có thêmhai cửa ngõ qua Long
An và Vũng Tàu.
Theo ông Triển, phà Bình
Khánh hiện cần thiết phải tăng
công suất hoạt động. Huyện
đã đề xuất bổ sung hai phà
và đang được TP xem xét.
ÔngTriển nhận định thương
mại - dịch vụ của huyện Cần
Giờ chiếm50%, nếu phà Bình
Khánh không đáp ứng được
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc
phát triển kinh tế - xã hội của
huyện. Đợt lễ 2-9 vừa qua,
cao điểm lên đến 4.000-5.000
người qua phà, huyện Cần
Giờ phải tăng cường hai phà
từ Cát Lái qua mới đáp ứng
được nhu cầu đi lại.
Để mở rộng kết nối giao
thông, ông Triển đề nghị
UBND TP làm việc với Tiền
Giang để mở thêm cửa ngõ
thứ tư từ Cần Giờ qua Gò
Công Đông (Tiền Giang).
Phía UBND tỉnh Tiền Giang
cũng đã sẵn sàng.
Sở GTVT TP tham mưu để
UBNDTP.HCM làmviệc với
UBND tỉnh Tiền Giang về
phát triển tuyến phà biển này.
ÔngBùi HòaAn, PhóGiám
đốc Sở GTVT TP.HCM, cho
biết vừa qua Sở đã khảo sát
việc hình thành tuyến phà
biển này.
Liên quan đến quản lý rừng,
ông Nguyễn Toàn Thắng,
Giám đốc Sở TN&MT TP,
cho biết việc phân định ranh
giới giữa rừng phòng hộ và
đất của người dân thuộc thẩm
quyền của Thủ tướng. Do đó,
Sở TN&MTTP sẽ có báo cáo
rõ về vấn đề này.
Kiên trì cải cách hành
chính, xây dựng
chính quyền điện tử
Phát biểu kết luận buổi
làm việc, Chủ tịch UBND
TP.HCM Phan Văn Mãi ghi
Cần Giờ đề xuất mở tuyến phà
biển Cần Giờ - Gò Công Đông
Về vấn đề quản lý rừng
phòng hộ, ông Triển cho
rằng cần cắm những ranh
mốc phân định rõ ràng đối
với rừng phòng hộ, đặc biệt
là ranh mốc giữa rừng phòng
hộ và khu dân cư.
Cần Giờ cũng kiến nghị
việc cần có một nhà máy xử
lý rác thải tại xã đảo Thạnh
An. Lý do là các bãi rác của
huyện đã đóng cửa cách đây
năm năm. Hiện lượng rác thải
ra trên địa bàn là 35-40 tấn/
ngày, số rác này sau thu gom
thì được vận chuyển đến khu
xử lý rác Phước Hiệp, huyện
Củ Chi.
Ngoài ra, huyện Cần Giờ
cũng đề cập đến vấn đề xây
dựng trên địa bàn huyện.
Trước những kiến nghị
của huyện Cần Giờ, Chủ tịch
UBND TP.HCM Phan Văn
Mãi thống nhất và đề nghị
nhận những nỗ lực củaUBND
huyện Cần Giờ đã đạt được
thời gian qua. Trong đó, công
tác cải cách hành chính đạt
nhiều kết quả tích cực, tỉ lệ
hồ sơ tồn giảm so với năm
2021, đặc biệt là những hồ sơ
liên quan đến đất đai.
Chủ tịch Phan Văn Mãi
cũng nhìn nhận Cần Giờ
đã làm tốt công tác đào tạo
nghề, giải quyết việc làm cho
người dân, các chính sách xã
hội cũng được huyện tích cực
Chủ tịch UBND
TP.HCM Phan Văn
Mãi đề nghị Cần
Giờ phải hướng đến
là một địa chỉ xanh
về du lịch “không
dùng chai nhựa, rác
thải nhựa”…
Huyện CầnGiờ đề nghị lãnh đạo UBNDTP.HCM làmviệc với tỉnh TiềnGiang về việc mở thêm cửa ngõ
thứ tư nối từ CầnGiờ qua Gò Công Đông.
triển khai, góp phần vào sự
phát triển của huyện.
Tuy nhiên, ông lưu ý Cần
Giờ là huyện xa, đi lại khó
khăn, phải dùng các phương
tiện Internet để kết nối. Do
đó ông yêu cầu Sở TT&TT
TP phối hợp cùng huyện
Cần Giờ đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin,
xây dựng chính quyền điện
tử và cải cách hành chính.
“Huyện cần kiên trì mục
tiêu này, hy vọng cuối năm
nay sẽ có sự chuyển biến về
ứng dụng công nghệ thông
tin, xây dựng chính quyền
điện tử và cải cách hành
chính” - ông Mãi nói.
Để thực hiện các chỉ tiêu
đề ra, ông Mãi đề nghị huyện
Cần Giờ rà soát, phân công,
đôn đốc để sớm hoàn thành.
Trong đó cần quyết liệt giải
ngân đầu tư công, tìm nguyên
nhân các dự án giải ngân 0
đồng, cố gắng sử dụng hết
nguồn vốn đầu tư công mà
TP.HCM phân bổ cho huyện.
Về du lịch, người đứng đầu
chính quyền TP đề nghị tập
trung phát triển du lịch của
huyện “nét” hơn nữa, đặc
sắc hơn nữa. Hướng đến xây
dựng Cần Giờ là địa chỉ du
lịch xanh “không dùng chai
nhựa, rác thải nhựa”…
Về việc xây nhà máy xử
lý rác thải, ông Mãi lưu ý có
thể sử dụng ngân sách đầu tư
hoặc kêu gọi xã hội hóa và
sớm triển khai nếu có nguồn
vốn. Huyện cũng cần quan
tâm dành quỹ đất để phát
triển năng lượng điện sạch
như năng lượng điện mặt
trời, năng lượng điện gió…
Liên quan đến quy hoạch
chung huyện Cần Giờ, Chủ
tịch UBND TP nhấn mạnh
đây là gốc của tất cả vấn đề.
Ông yêu cầu huyện phối hợp
với SởQH-KTđẩy nhanh hơn
quy hoạch chung, trong đó
chú ý đến quản lý đất rừng
và phát triển rừng.
Ông Mãi cũng gợi ý huyện
Cần Giờ tính toán lại diện tích
đất làm muối, đất nuôi trồng
thủy sản… sao cho hiệu quả,
cân đối và cập nhật vào quy
hoạch chung của huyện.•
Người dân TP.HCMđược hướng dẫn thực hiện các thủ tục
hành chính trên app. Ảnh: LÊ THOA
Chủ tịchUBNDTP.HCMPhan VănMãi phát biểu tại buổi làmviệc với huyện CầnGiờ. Ảnh: VĂNHÀ
Thu ngân sách nhà nước tăng 81%
so với cùng kỳ
Trước đó, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của huyện,
Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Nguyễn Văn Hồng cho biết
huyện tập trung tuyên truyền, nângcaoý thức củangười dân
tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, thích ứng
với điều kiện bình thườngmới, kiểmsoát tốt dịch COVID-19.
Đến cuối tháng 8, tăng trưởng tổng giá trị sản xuất đạt
45,2%; thungân sáchnhà nước đạt 230,5 tỉ đồng, vượt 27,4%
dự toán năm và tăng 81% so với cùng kỳ.
Giải quyết thủ tục hành chính có bước cải tiến, kéo giảm
tỉ lệ hồ sơ đất đai trễ hạn từ 7,8%cuối năm2021 xuống 1,2%
trong tám tháng đầu năm.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook