237-2022 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 17-10-2022
Thủ tướng: Ngành ngân hàng
phải bảo đảm an toàn
MINHTRÚC
S
áng 16-10, Thủ tướng
Phạm Minh Chính chủ
trì buổi gặp mặt với chủ
tịch, tổng giám đốc các ngân
hàng thương mại (NHTM),
nhân dịp kỷ niệm 77 năm
ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi thư cho giới CôngThương
và 18 năm ngày Doanh nhân
Việt Nam (13-10).
Điều hành chủ động,
linh hoạt
Báo cáo của Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) và các ý
kiến tại cuộc gặp mặt nhận
định: Trong chín tháng đầu
năm, NHNN đã điều hành tín
dụng gắn với nâng cao chất
lượng tín dụng, đáp ứng kịp
thời vốn cho sản xuất, kinh
doanh; kiểm soát đối với lĩnh
vực tiềm ẩn rủi ro với định
hướng tăng trưởng tín dụng
nămnay khoảng 14%, có điều
chỉnh phù hợp với diễn biến
tình hình thực tế.
Về triển khai chính sách
hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông
qua hệ thống các NHTM, đến
cuối tháng 9, doanh số cho
vay được hỗ trợ lãi suất đạt
khoảng trên 15.000 tỉ đồng,
dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt
khoảng trên 13.000 tỉ đồng;
số tiền đã hỗ trợ cho khách
hàng khi tới kỳ thu lãi trên
29 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng
Chính sách xã hội cũng đã
tích cực thực hiện giải ngân
các chính sách cho vay ưu đãi
thuộc chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể, đến ngày 25-9 đã đat
hơn 10.400 tỉ đồng, trong đó
riêng chương trình cho vay
hỗ trợ việc làm đat 7.000 tỉ
đồng, với khoảng 150.000 lượt
khách hàng được vay vốn;
phần còn lại là các chương
trình cho vay học sinh - sinh
viên mua máy tính, cho vay
nhà ở xã hội, cho vay các cơ
sở giáo dục mầm non, tiểu
học ngoài công lập…
ThủtướngPhạmMinhChính
đánh giá ngành ngân hàng đã
điều hành chính sách tiền tệ
chặt chẽ, chủ động, linh hoạt;
phối hợp hài hòa với chính
sách tài khóa và các chính
sách khác để kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm
các cân đối lớn. Mặt bằng lãi
suất, tỉ giá cơ bản ổn định.
Đề nghị các NHTM
tuân thủ pháp luật
Về nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm những tháng
cuối năm và thời gian tới,
Thủ tướng yêu cầu ngành
ngân hàng xác định rõ thời
cơ, thách thức để có giải
pháp giữ ổn định, an toàn
hệ thống ngân hàng trước
những biến động từ quốc tế
và trong nước; điều hành tỉ
giá, lãi suất, tăng tín dụng
phù hợp, đáp ứng các yêu
cầu phát triển.
Triển khai có hiệu quả Đề
án cơ cấu lại các tổ chức tín
dụng gắn với xử lý nợ xấu;
đẩy mạnh xử lý các NHTM
yếu kém. Rà soát, hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý về tiền tệ,
tín dụng, ngân hàng phù hợp
thông lệ quốc tế và thực tiễn
Việt Nam. Tăng cường thanh
tra, giám sát; nâng cao năng
lực, trình độ cán bộ; cảnh
báo rủi ro, bảo đảm an toàn
hệ thống.
Thủ tướng cũng đề nghị
các lãnh đạo NHNN chỉ
đạo các NHTM nghiêm túc
triển khai thực hiện những
nhiệm vụ tại buổi làm việc
ngày 4-8 với tinh thần: “Nỗ
lực tiết giảm chi phí, ngành
ngân hàng chia sẻ khó khăn
với đất nước, đồng hành với
người dân và doanh nghiệp
vượt qua khó khăn, lợi ích hài
hòa, rủi ro chia sẻ”. Tiếp tục
hoàn thiện chính sách pháp
luật, đổi mới khuyến khích
giảm lãi suất phù hợp, hiệu
quả với các đối tượng ưu
tiên, phản ứng chính sách
kịp thời hơn.
Tổng tài sản của các ngân hàng cổ phần
đạt khoảng 7,5 triệu tỉ đồng
Theo báo cáo tại buổi gặp mặt, ngành ngân hàng cơ
bản bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh
tế, tập trung cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực
ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đến
cuối tháng 9, tổng vốn tín dụng đạt 11,55 triệu tỉ đồng, tăng
10,8% so với cuối năm 2021.
Hệ thống NHTM không ngừng lớn mạnh cả về quy mô,
chất lượng và năng lực tài chính. Tổng tài sản của các ngân
hàng cổ phần đến nay đã đạt khoảng 7,5 triệu tỉ đồng; của
bốn NHTM nhà nước đạt hơn 7 triệu tỉ đồng.
Bảo vệ người làm
đúng, xử lý người
làm sai để tạo môi
trường kinh doanh
lànhmạnh theo Hiến
pháp và pháp luật.
Trong bối cảnh nhiều cửa hàng xăng dầu tạm ngưng
hoạt động, người dân mua xăng dầu gặp nhiều khó khăn,
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa làm
việc với các đơn vị thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex).
Tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐQT Petrolimex Phạm
Văn Thanh cho biết tập đoàn đang bảo quản khoảng 70%
lượng xăng dầu dự trữ quốc gia tại chín điểm kho của các
công ty xăng dầu thành viên trên cả nước. Số này được
bảo quản chung với hàng thương mại của đơn vị do hệ
thống bồn bể còn hạn chế, chi phí bảo quản hàng dự trữ
quốc gia còn thấp.
“Petrolimex đề nghị cơ quan quản lý quy hoạch khoa
học hệ thống kho bể chứa hàng dự trữ quốc gia trên toàn
quốc, đồng thời nghiên cứu đầu tư hệ thống cơ sở vật
chất, kho dự trữ xăng dầu. Nếu huy động doanh nghiệp
đầu tư thì cần có cơ chế rõ ràng” - ông Thanh nói.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao
cho Petrolimex và Công ty Xăng dầu khu vực I tập trung
triển khai các nhiệm vụ kinh doanh, dự trữ xăng dầu theo
quy định hiện hành; chấn chỉnh, xốc lại tổng thể mối liên
kết trong chuỗi cung ứng hoạt động kinh doanh xăng dầu
từ tập đoàn đến các đơn vị bán lẻ, kể cả ngoài hệ thống
của mình.
Đặc biệt, lãnh đạo ngành công thương cũng đánh giá
hệ thống pháp luật về quản lý, điều hành kinh doanh mặt
hàng xăng dầu liên tục được hoàn thiện nhưng vẫn có độ
trễ nhất định, nhất là khi đối mặt với những biến động khó
lường, “dị biệt” của thị trường như thời gian qua. Những
yếu tố đó đã tác động, làm bộc lộ rõ nét hơn những hạn
chế trong hoạt động quản lý kinh doanh, dự trữ thương
mại và dự trữ quốc gia đối với mặt hàng chiến lược này.
Bộ trưởng cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn
chế trên. Trong đó, về nguyên nhân khách quan, các quy
định hiện hành, thậm chí có những quy định vừa được sửa
đổi như Nghị định 95/2021 (sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu), qua “cơn
sốc” vừa rồi đã bộc lộ bất cập. Các quy chuẩn, định mức
đã đề xuất nhưng chưa được ban hành; sửa đổi thuế, phí,
các loại định mức còn chậm.
“Bộ Công Thương với tư cách là bộ chức năng quản lý
nhà nước về cung ứng và kinh doanh xăng dầu sẽ tiếp thu
các ý kiến; đồng thời phối hợp với các bộ, ngành, các cơ
quan, đơn vị, địa phương để có những uốn nắn, sửa chữa
kịp thời trong thời gian tới” - Bộ trưởng cam kết.
Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Công
Thương chủ trì, cùng Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi hai
nghị định 95/2021 và 83/2014 về kinh doanh xăng dầu,
báo cáo Chính phủ trong tháng 10.
AN HIỀN
“Đề nghị các NHTM tuân
thủ pháp luật, tăng cường năng
lực quản trị, điều hành, năng
lực tài chính, bảo đảm an toàn
hoạt động. Tập trung nâng cao
chất lượng, hiệu quả dịch vụ,
chất lượng tín dụng, bảo đảm
côngkhai,minhbạch, tập trung
cho các động lực tăng trưởng
của nền kinh tế. Hiện đại hóa,
nâng cao năng lực cạnh tranh;
phát triển ngân hàng số, thanh
toán không dùng tiền mặt...”
- Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhấnmạnh
một số thông điệp quan trọng.
Thứ nhất, Đảng, Nhà nước
luôn bảo vệ, khuyến khích,
hỗ trợ những doanh nghiệp
tuân thủ, hoạt động theo đúng
Hiến pháp và pháp luật, cạnh
tranh lành mạnh, làm giàu
chính đáng, minh bạch, góp
phần đắc lực, hiệu quả xây
dựng đất nước hùng cường,
thịnh vượng, nhân dân hạnh
phúc, ấm no.
Thứ hai, phải xử lý những
người vi phạm Hiến pháp và
pháp luật, lợi dụng chính sách
để tham nhũng, tiêu cực, lợi
ích nhóm, bảo vệ người làm
đúng, xử lý người làm sai để
tạo môi trường kinh doanh
lành mạnh theo Hiến pháp
và pháp luật.
Thứ ba, Đảng, Nhà nước
luôn luôn bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người dân theo quy định
của Hiến pháp và pháp luật.•
Chấn chỉnh cácmối liênkết trong chuỗi cungứng xăngdầu
Nhiều ý
kiến đề
nghị điều
chỉnh các
loại thuế,
phí… liên
quan xăng
dầu.
Ảnh:
NGUYỆT
NHI
Thủ tướng đánh giá ngành ngân hàng cơ bản bảo đảmđáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Ảnh: VGP
Tiêu điểm
Làm rất tốt
hai nhiệm vụ
Ngành ngân hàng đã thực
hiện rất tốt hai nhiệm vụ: vừa
kiểm soát lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, vừa cung cấp
vốn tín dụng hỗ trợ nền kinh
tế. Ngành ngân hàng đã luôn
ứng phó kịp thời với những
khó khăn, thách thức từ bên
ngoài và bên trong trong suốt
thời gian qua.
Thủ tướng
PHẠMMINH CHÍNH
Thủ tướng PhạmMinh Chính nhấnmạnh quan điểm của Đảng và Nhà nước là bảo vệ, khuyến khích, hỗ trợ
những doanh nghiệp tuân thủHiến pháp và pháp luật.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook