237-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 17-10-2022
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Q.NAM
T
AND tỉnh Đắk Lắk vừa xét xử
vụ kiện hành chính giữa cụ Đỗ
Duy Phương (79 tuổi, ngụ TP
Buôn Ma Thuột) và bên bị kiện là
UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND TP
Buôn Ma Thuột.
HĐXX đã tuyên hủy một phần
Quyết định 2579 của UBND tỉnh Đắk
Lắk, Quyết định 8575 của UBND TP
Buôn Ma Thuột; hủy các thông báo
chi trả tiền bồi thường của Trung tâm
Phát triển quỹ đất đối với gia đình cụ
Phương.
Buộc UBND tỉnh Đắk Lắk ban
hành lại quyết định phê duyệt hệ số
điều chỉnh giá đất ở cho cụ Phương;
buộc UBND TP Buôn Ma Thuột ban
hành phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư theo hệ số điều chỉnh giá
đất ở mới do UBND tỉnh phê duyệt.
Kiện buộc ban hành
phương án bồi thường
theo giá thực tế
Cụ Phương và vợ (đã mất) là chủ
mảnhđất 152,5m
2
tại 16/8HùngVương,
phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột.
Năm 2018, UBND TP Buôn Ma
Thuột thông báo thu hồi đất này để
thực hiện công trình mở rộng Trung
tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk. Tháng
10-2020, UBND tỉnh Đắk Lắk ban
hành Quyết định 2579 về việc phê
duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính
tiền bồi thường.
Giữa tháng 12-2020, UBND TP
Buôn Ma Thuột ra quyết định thu hồi
đất để xây dựng công trình đầu tư xây
dựng và chỉnh trang đô thị khu Trung
tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk. Cùng
ngày, UBNDTPBuônMa Thuột cũng
ban hành Quyết định 8575 phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ tái định
cư cho cụ Phương.
Tháng 1-2021, Trung tâm Phát triển
quỹ đất TP Buôn Ma Thuột nhiều lần
ban hành thông báo chi trả tiền bồi
thường nhưng cụ Phương đều không
đồng ý nhận vì tiền bồi thường không
hợp lý, phương án bồi thường còn
thiếu sót tài sản...
Ngày 24-2-2021, Trung tâm Phát
triển quỹ đất TP Buôn Ma Thuột
thông báo về việc di dời để bàn giao
mặt bằng. Chín tháng sau, UBND TP
Buôn Ma Thuột ban hành quyết định
cưỡng chế thu hồi đất.
Tháng 12-2021, UBND TP Buôn
Ma Thuột phê duyệt phương án bổ
sung bồi thường và chi phí tổ chức
thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ;
phê duyệt phương án tái định cư đối
với cụ Phương.
Cụ Phương khởi kiện, đề nghị tòa
Định giá đất
bồi thường
thiếu công bằng
TheoHĐXX, việc xác định hệ số điều chỉnh giá đất theo Quyết định
2579 của UBND tỉnhĐắk Lắk là thiếu công bằng, không phù hợp
thực tế, làmảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.
CụĐỗ Duy Phươngmong được bồi thường công bằng. Ảnh: HT
“Mong được bồi thường công bằng”
Sau khi TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên xử, cụ Phương đã kháng cáo một phần bản
án sơ thẩm, đề nghị tòa cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện,
như buộc UBND TP Buôn Ma Thuột giao thêm hai lô đất tái định cư nữa và bồi
thường thiệt hại cho cụ. Cụ mong được bồi thường công bằng.
Cụ Phương nêu:“Nhà tôi ở là nơi tôi thờ cúng liệt sĩ, bàmẹViệt Namanh hùng.
UBND TP Buôn Ma Thuột ban hành quyết định cưỡng chế khi chưa hoàn thành
xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư. Hiện tại, cả bốn hộ gia
đình chúng tôi đang phải thuê nhà. Hai lô đất tái định cư vẫn còn là đất trống”.
Phần đất bị thu hồi gần
trung tâm TP nhưng chỉ
được xác định 15,5 triệu
đồng/m
2
. Trong khi đó,
hai lô đất tái định cư xa
trung tâm hơn lại có giá là
20 triệu đồng/m
2
và 28,6
triệu đồng/m
2
.
buộc chính quyền ban hành phương
án bồi thường hỗ trợ theo giá thực
tế, giao thêm hai lô đất tái định cư…
Đất gần trung tâm giá bèo
hơn đất xa trung tâm
Tại tòa, cụ Phương trình bày việc
không đồng ý với Quyết định 2579 vì
phần đất bị thu hồi gần trung tâm TP
nhưng chỉ được xác định 15,5 triệu
đồng/m
2
. Trong khi đó, hai lô đất tái
định cư xa trung tâm hơn lại có giá là
20 triệu đồng/m
2
và 28,6 triệu đồng/
m
2
. Số tiền hơn 3,4 tỉ đồng mà cụ
được bồi thường cùng các khoản hỗ
trợ cũng không đủ để trả tiền cho hai
lô đất trống được bố trí tái định cư.
Sau khi nghe các bên trình bày, tranh
luận, HĐXX đã ra phán quyết buộc
chính quyền ban hành phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư theo hệ số
điều chỉnh giá đất ở mới do UBND
tỉnh phê duyệt.
Theo HĐXX, việc xác định hệ số
điều chỉnh giá đất theo Quyết định
2579 của UBND tỉnh Đắk Lắk là thiếu
công bằng. Người khởi kiện đã chứng
minh được việc áp giá bồi thường là
không khách quan, không phù hợp với
thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền lợi
của người bị thu hồi đất.
Bởi lẽ, đất của cụ Phương thuộc
hẻm cấp 1, gần trung tâm ngã sáu TP
hơn, gần các tiện ích xã hội, cơ sở hạ
tầng phát triển hơn lại chỉ có giá bồi
thường hơn 15,5 triệu đồng/m
2
. Trong
khi đó, một lô đất mà gia đình cụ được
bố trí tái định cư nằm trong hẻm cấp
2, cách ngã sáu trung tâm TP khoảng
3 km lại có giá 20 triệu đồng/m
2
; còn
một thửa đất tái định cư cùng phường
với đất bị thu hồi và xa trung tâm hơn
so với đất bị thu hồi lại có giá 28,6
triệu đồng/m
2
.•
Trước khi có Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất để
thực hiện dự án, chủ yếu áp giá bồi thường với mức giá rẻ
mạt. TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước, tấc đất tấc vàng
nhưng nhìn lại quá trình thu hồi đất, giá bồi thường đất
nông nghiệp có những thời điểm 1 m
2
chỉ đủ để ăn vài bát
phở.
Khi Luật Đất đai 2013 ra đời, việc bồi thường về đất
được xác định theo giá đất cụ thể tại thời điểm quyết định
thu hồi đất với nguyên tắc phù hợp với giá đất phổ biến trên
thị trường. Tuy nhiên, thực tế giá bồi thường vẫn luôn thấp
hơn nhiều so với giá giao dịch trên thị trường trong điều
kiện bình thường.
Nguyên nhân là khi các địa phương lập bảng giá đất
hằng năm, vẫn không thể nằm ngoài chiếc “vòng kim cô” là
khung giá đất. Dù có hệ số điều chỉnh giá đất nhưng cũng
không được vượt quá mức trần của khung giá đất. Trong khi
đó, khung giá đất hiện nay chỉ bằng khoảng 30%-70% giá
thị trường, kể cả đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp.
TP.HCM đang triển khai thực hiện hàng loạt dự án trọng
điểm nhưng bồi thường luôn là khâu khó khăn, vướng mắc
lớn nhất, thậm chí bế tắc vì không nhận được sự đồng tình
của người dân bị thu hồi đất. Đó cũng là một trong những lý
do khiến hàng loạt dự án đầu tư công bị chậm tiến độ.
Đơn cử như dự án mở rộng tỉnh lộ 8 trên địa bàn huyện
Củ Chi được phê duyệt từ năm 2015. Đây là tuyến đường
lớn, sầm uất nhất tại huyện Củ Chi. Giá đất nông nghiệp
mặt tiền đường người dân đang mua bán, chuyển nhượng là
khoảng 40-50 triệu đồng/m
2
.
Tuy nhiên, theo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của
huyện, giá đất trong bảng giá nhân với hệ số K của Quyết
định 28/2022 của UBND TP.HCM thì giá bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư để lấy ý kiến người dân được xác định 1 m
2
đất nông nghiệp mặt tiền chỉ có giá khoảng 3,5 triệu đồng!
Lãnh đạo huyện Củ Chi cho biết với mức giá này thì rất
khó để thuyết phục người dân đồng tình. Sau khi tính toán,
địa phương này dự thảo trình UBND TP mức giá 8,8 triệu/
m
2
. Tuy nhiên, so với giá đất giao dịch của người dân trong
thời điểm hiện tại thì con số chênh lệch là không hề nhỏ.
Hay như giá bồi thường cho đất nông nghiệp tại dự án
xây dựng đường vành đai 3 nằm giáp ranh giữa Thủ Đức và
tỉnh Bình Dương. Đều là đất nông nghiệp nhưng ở TP.HCM
hiện nay thực hiện thẩm định giá theo cơ chế giá thị
trường; và vì giá thị trường theo cách tính như đã nói nên
kết quả cho ra vẫn là con số rất thấp. Trong khi đó, phía
Bình Dương định giá đất nông nghiệp được thực hiện theo
phương pháp lấy giá đất ở trừ đi tiền sử dụng đất thì ra số
tiền bồi thường, vì vậy con số này là khá cao.
Rõ ràng là nghịch lý khi lẽ ra giá đất tại TP.HCM phải
cao hơn rất nhiều lần so với Bình Dương nhưng thực tế thì
ngược lại. Điều này dẫn đến sự so bì giữa người dân hai
địa phương, từ đó dẫn tới công tác thu hồi, giải phóng mặt
bằng chậm khiến nhiều dự án chậm tiến độ.
Theo số liệu báo cáo của Bộ KH&ĐT, hiện nay có gần
1.100 dự án đầu tư công bị chậm tiến độ trên toàn quốc. Dự
án kéo dài nhiều năm, thậm chí bị nhà thầu thi công đòi bồi
thường hàng trăm triệu đô la do chậm bàn giao mặt bằng.
Đó là bài học đau xót với các dự án hạ tầng quy mô hàng
ngàn tỉ đồng đang được triển khai trên khắp cả nước.
Rõ ràng những bất cập về giá bồi thường không chỉ gây
thiệt thòi cho người dân mà còn gây bất ổn xã hội, gây thiệt
hại lớn về kinh tế cho Nhà nước.
Mới đây, Nghị Quyết 18/2022 của Ban chấp hành Trung
ương (về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo
động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập
cao) đã đưa ra nội dung quan trọng là sẽ bỏ khung giá đất.
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 cũng đang trong quá trình
được các cơ quan soạn thảo lấy ý kiến để sửa đổi, trong đó
có nội dung quan trọng vừa đề cập.
Người dân, doanh nghiệp và cả chính quyền các địa
phương đang hy vọng, kỳ vọng nhiều vào sự đột phá về cơ
chế, chính sách liên quan đến giá đất để gỡ được nút thắt về
bồi thường bấy lâu nay. Việc thay đổi này của Luật Đất đai
chính là hướng đến sự bình đẳng, công bằng, văn minh và
tạo điều kiện để phát triển bền vững.
VIỆT HOA
Không thể để những
bất thườngvề giáđất
kéodài lâuhơnnữa!
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook