240-2022 - page 2

2
Thời sự -
ThứNăm20-10-2022
VIỆTHOA
thực hiện
H
ôm nay (20-10), Quốc
hội (QH) khóaXVchính
thức khai mạc, với thời
gian rút ngắn hơn so với các
kỳ họp trước chín ngày. Trước
kỳ họp, đại biểu (ĐB) QHĐỗ
Đức Hiển, Ủy viên thường
trực Ủy ban Pháp luật của
QH, đã có buổi trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về các
nội dung trọng tâm trong
chương trình kỳ họp cũng
như các vấn đề liên quan
đến TP.HCM tại kỳ họp này.
Công tác lập pháp
sẽ là một trong
những trọng tâm lớn
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
theo chương trình kỳ họp QH
khóa XV đã được Tổng thư
ký QH thông báo thì trong 21
ngày diễn ra kỳ họp sẽ có rất
nhiều nội dung được bàn bạc
và xem xét. Theo ông, những
nội dung nào sẽ là trọng tâm
của kỳ họp?
+ ĐBQH
Đỗ Đức Hiển
:
Đây là kỳ họp thường kỳ vào
cuối năm thứ hai của nhiệm
kỳ nên khối lượng công việc
rất lớn, với nhiều nội dung
quan trọng trên cả ba lĩnh vực
lập pháp, giám sát tối cao và
quyết định những vấn đề quan
trọng của quốc gia.
Ngay sau kỳ họp thứ ba, các
cơ quan của QHvà Chính phủ
đã phối hợp chặt chẽ với cơ
quan, tổ chức hữu quan tích
cực chuẩn bị các nội dung
bảo đảm yêu cầu, điều kiện
các dự án, dự thảo, báo cáo
để kịp trình QH tại kỳ họp.
Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng,
Sẽ tiếp tục thực hiện
Nghị quyết 54
thêm một năm nữa
. Được biết QH cũng sẽ
xem xét một số nội dung liên
quan trực tiếp đến TP.HCM,
trong đó có việc tổng kết
Nghị quyết (NQ) 54/2017
về thí điểm cơ chế, chính
sách đặc thù phát triển TP.
Chính quyền TP.HCM cũng
kỳ vọng sớm tháo gỡ những
điểm nghẽn thông qua việc
sửa đổi NQ. Vấn đề này có
phủ, qua năm năm thực hiện
NQ, TPđã đạt được nhiều kết
quả nổi bật về kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, việc triển khai
thực hiện vẫn còn những hạn
chế, chẳng hạn như nhiều nội
dung triển khai còn chậm so
với kế hoạch; một số cơ chế
tuy đã thực hiện nhưng hiệu
quả còn thấp...
Một trong những nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế
trong quá trình triển khai là
do các cơ chế, chính sách thí
điểm cơ bản là những nội
dung mới, phức tạp, có tác
động lâu dài, khi triển khai
cần nghiên cứu kỹ trước khi
xemxét, quyết định.Mặt khác,
trong quá trình thực hiện, có
hai năm do tác động nghiêm
trọng bởi dịch COVID-19
nên TP không có nhiều thời
gian để phát huy toàn diện
các cơ chế, chính sách đặc
thù đã được xác định.
Chính vì vậy, trên cơ sở đề
xuất của TP.HCM, Chính phủ
kiến nghị với QH cho phép
TP tiếp tục thực hiện NQ này
đến hết ngày 31-12-2023.
Trong thời gian này, TP sẽ
đánh giá, tổng kết việc thực
hiện các NQ 16 và 54. Sau
đó, TP.HCM báo cáo Bộ
Chính trị, QH cho phép TP
thực hiện thí điểm một số
cơ chế, chính sách đặc thù,
vượt trội để đáp ứng yêu cầu
phát triển của TP trong thời
gian tới.
Tại phiên họp gần đây nhất,
Ủy ban Thường vụ QH cũng
đã thống nhất với đề nghị của
Chính phủ và dự kiến sẽ đưa
nội dung này vào nghị quyết
chung của kỳ họp.
. Xin cám ơn ông.
Quang cảnh kỳ
họp thứ baQuốc
hội khóa XV.
Ảnh: TTXVN
Đặt trong sự vận động và
chuyển mình ấy của hệ thống
chính trị, Chính phủ và đến kỳ
họp Quốc hội (QH) này ắt đang
thực hiện nguyên tắc “phân
công, phối hợp” hiến định để thể
chế hóa các chủ trương, chính
sách lớn của Đảng thành pháp luật.
QH kỳ họp này sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ,
đã được Trung ương Đảng cho ý kiến ở Hội nghị Trung
ương 6, chẳng hạn các báo cáo về thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ ngân sách nhà nước
năm 2022, các dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, dự toán ngân sách năm 2023 và cả kế hoạch dài hơi
hơn, tầm trung hạn 2023-2025.
Trong các dự luật sẽ được thảo luận hoặc xem xét thông
qua, đáng chú ý lần này các đại biểu sẽ cho ý kiến bước
đầu với Luật Đất đai (sửa đổi) - điều chỉnh lĩnh vực nóng
bỏng, quan trọng, nhạy cảm của nền kinh tế cũng như đời
sống căn bản của người dân.
Kỳ họp sẽ nghe các báo cáo thường niên của Chính phủ,
TAND Tối cao, VKSND Tối cao và lắng nghe, xem xét các
vấn đề mới và khó nhưng được kỳ vọng sẽ tạo ra đột phá
đâu đó cho sự phát triển của đất nước. Có thể kể đến ở đây
là đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 54 về thí điểm cơ
chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, trong bối cảnh
Tổng bí thư cùng Bộ Chính trị vừa có cuộc làm việc quan
trọng với Thành ủy - cơ quan lãnh đạo của trung tâm kinh
tế, chính trị, xã hội đầu phía Nam của đất nước.
Có thể thấy kỳ họp thứ tư này được đặt trong bối cảnh
đại dịch COVID-19 dù chưa hẳn đã kết thúc bằng một
văn bản hành chính nhưng đã làm bộc lộ nhiều hạn chế,
từ những bất cập trong các quy định tới yếu kém trong tổ
chức thực hiện. Những thành tựu về kinh tế - xã hội, kết
quả kiểm soát kinh tế vĩ mô... sẽ mỹ mãn hơn nếu không
có những “sự cố” về trái phiếu doanh nghiệp hay các đại
án đang lần lượt được lôi ra ánh sáng.
Kỳ họp QH bắt đầu giai đoạn giữa nhiệm kỳ này cũng
đặt ra sự quan tâm về những kỳ họp tiếp theo của cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất, khi sẽ lấy phiếu tín nhiệm
các chức danh QH bầu, phê chuẩn vào năm sau và cùng
với đó là nghị trình của Ban chấp hành Trung ương sẽ lấy
phiếu tín nhiệm các thành viên ban lãnh đạo cao nhất của
Đảng để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới của quốc
gia, dân tộc.
CHÂN LUẬN
“từ sớm, từ xa” đó mà mặc
dù khối lượng công việc rất
lớn nhưng thời gian họp đã
được rút ngắn tối đa với tinh
thần lấy chất lượng làmchính.
Tại kỳ họp này, tôi cho rằng
công tác lập pháp sẽ là một
trong những trọng tâm lớn.
Trong đó, việc xem xét, cho
ý kiến đối với dự án Luật Đất
đai (sửa đổi) với nhiều chính
sách mới sẽ thu hút được sự
quan tâm lớn của các ĐBQH
cũng như người dân.
Bởi đây là một trong những
đạo luật quan trọng, phức tạp,
giữ vai trò căn bản trong hệ
thống pháp luật về đất đai, có
mối quan hệ và ảnh hưởng
sâu sắc đến việc thực thi các
chính sách quy định trong rất
nhiều luật khác, tác động đến
mọi mặt của đời sống kinh
tế - xã hội, tới tất cả tổ chức
và từng người dân.
Do đó, tôi cho rằng đây sẽ
là một trong những nội dung
trọng tâm của trọng tâm trong
chương trình kỳ họp lần này.
được giải quyết tại kỳ họp
không, thưa ông?
+ Năm 2012, Bộ Chính
trị đã ban hành NQ 16 về
phương hướng, nhiệm vụ
phát triển TP đến năm 2020.
Năm 2017, QH ban hành NQ
54 về thí điểm cơ chế, chính
sách đặc thù phát triển TP.
Đây là những quyết sách
mang tính chất quốc gia nhằm
tạo điều kiện tăng tính tự chủ,
tự chịu trách nhiệm, phát huy
tính năng động, sáng tạo của
TP. Theo báo cáo của Chính
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước, tỉ lệ điều tiết ngân sách được xác định
chomột thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước
là năm năm và do QH xem xét, quyết định.
Năm2022 lànămđầucủa thời kỳổnđịnhngân
sách mới. Tuy nhiên, dự toán ngân sách nhà
nước năm2022 được lập tronghoàn cảnhhết
sức đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của dịch
COVID-19. Vì vậy, QH đã quyết định xác định
tỉ lệ điều tiết áp dụng riêng cho năm 2022
và để sau khi tình hình đã đi vào ổn định sẽ
xác định lại các nội dung này cho giai đoạn
2023-2025.
Năm2022, QHđã quyết định tăng tỉ lệ điều
tiết ngân sách cho TP.HCM từ 18% lên 21%.
Quyết định này rất phù hợp, nhất là trong bối
cảnh năm 2021 TP phải chịu tổn thất nặng
nề bởi dịch COVID-19. Nhờ vậy đã góp phần
tạo thêm nguồn lực để TP sớm vượt qua khó
khăn, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
Xét về lâu dài và cho cả giai đoạn 2023-
2025, tôi cho rằng việc tăng tỉ lệ điều tiết hoặc
ít nhất duy trì tỉ lệ này đối với TP là rất cần
thiết. Bởi xét dưới góc độ ngân sách, TP.HCM
nhiều năm qua là địa phương có đóng góp
lớn nhất cho ngân sách nhà nước. Trên cơ sở
đề xuất của Chính phủ, tại kỳ họp này QH sẽ
thảo luận, xemxét cụ thể, bảo đảmkhoa học,
hợp lý, hài hòa và công bằng trong tổng thể
chung của ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của
Chính phủ, qua
năm năm thực hiện
NQ 54, TP.HCM đã
đạt được nhiều kết
quả nổi bật về kinh
tế - xã hội nhưng
vẫn còn những hạn
chế vì nhiều nguyên
nhân nên Chính
phủ kiến nghị tiếp
tục thực hiện đến
tháng 12-2023.
Giữ tỉ lệ điều tiết ngân sách 21% cho TP.HCM là cần thiết
ĐBQH Đỗ Đức Hiển: Nhiều vấn đề
sẽ được Quốc hội cho ý kiến
TâmthếQuốc hội giữanhiệmkỳ
(Tiếp theo trang 1)
Việc xemxét, cho ý kiến đối với dự
án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ thu hút
được sự quan tâm lớn của các đại
biểuQuốc hội cũng nhưngười dân.
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook