240-2022 - page 12

12
Gần 3.000 áo dài, vải may áo dài
tặng nữ công nhân, lao động
Sáng 19-10, tại Khu công nghệ cao TP.HCM (TP Thủ
Đức), Công đoàn viên chức (CĐVC) TP.HCM đã tổ chức
họp mặt kỷ niệm 12 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
và trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh đến con của CĐVC,
người lao động.
Tại buổi họp mặt, CĐVC TP đã trao tặng những chiếc áo
dài trong chương trình “Áo dài yêu thương” đến nữ công
nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Đây là những chiếc
áo dài được quyên góp, ủng hộ từ đoàn viên, công chức,
viên chức, người lao động của khối hành chính sự nghiệp
thuộc CĐVC TP.HCM. Sau gần một tháng phát động,
chương trình đã tiếp nhận được gần 3.000 áo dài cũ, áo
dài không sử dụng, vải may áo dài tặng nữ công nhân lao
động đang làm việc tại Khu công nghệ cao.
Dịp này, CĐVC TP cũng khánh thành tủ “Áo dài yêu
thương” để nữ công nhân Khu công nghệ cao mượn miễn
phí trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi.
Bên cạnh đó, CĐVC TP cũng biểu dương 11 trưởng ban
nữ công hoặc phụ trách công tác nữ công có thâm niên làm
công tác nữ công tròn 10 năm, 20 năm, 30 năm ở cơ sở;
trao học bổng cho học sinh vượt khó, học sinh giỏi và đạt
các giải năng khiếu cấp TP, các em đạt điểm cao trong kỳ
tuyển sinh đại học vừa qua.
Cùng ngày, hơn 100 nữ công nhân viên chức lao động
thuộc CĐVC TP đã được tham quan mô hình sản xuất, hoạt
động công đoàn, khu sinh hoạt công nhân của Tập đoàn
Samsung.
KHA NHIÊN
Thi tuyển phó hiệu trưởng trường THPT,
“1 chọi 5”
Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết sau một thời gian thông
báo về việc tổ chức thi tuyển chức danh ba phó hiệu trưởng
tại các trường THPT An Nhơn Tây, Quang Trung (huyện
Củ Chi) và An Nghĩa (huyện Cần Giờ), đã có 14 ứng viên
đăng ký. Tuy nhiên, sau khi xem xét, có 12 ứng viên đủ
điều kiện tham dự.
Trong đó, Trường THPT Quang Trung có năm ứng viên,
Trường THPT An Nhơn Tây có ba ứng viên và Trường
THPTAn Nghĩa có bốn ứng viên đủ điều kiện dự thi tuyển.
Hình thức thi sẽ bao gồm thi viết và thi trình bày đề án.
Dự kiến thời gian tổ chức thi viết là ngày 28-10, thi trình
bày đề án là 4-11. Sở GD&ĐT TP.HCM dự kiến công bố
quyết định trúng tuyển và trao quyết định trong tháng 12.
NGUYỄN QUYÊN
THỊNHHỒ
S
inh ra ở NamĐịnh (năm
1943) nhưng lớn lên chủ
yếuởHàNội, gần70năm
gắn bó với thủ đô, PGS-TS
Bùi Thị An, Chủ tịch Hội
Nữ trí thức Hà Nội, có nhiều
duyên nợ với mảnh đất này.
Chuyên gia “3 trong 1”
Ngược về quá khứ, PGS-TS
Bùi Thị An kể lại: Sau khi
tốt nghiệp Khoa hóa Trường
ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay
là ĐH Quốc gia Hà Nội), bà
về công tác tại Viện Khoa
học tự nhiên (nay là Viện
Hàn lâm khoa học và công
nghệ Việt Nam). Tại đây, bà
là chuyên gia “3 trong 1” về
môi trường; phát triển cộng
đồng; giám sát, đánh giá dự
án; giảng bài về môi trường
và phát triển cộng đồng.
Năm 1983, bà Bùi Thị An
làm nghiên cứu sinh và lấy
bằng tiến sĩ tại Viện Hàn
lâm Cộng hòa Dân chủ Đức.
“Với Hà Nội, tôi có suy
nghĩ tự nhiên là mình cần
làm gì đó cho nơi mình đã
lớn lên và trưởng thành... Khi
tốt nghiệp lớp 10, tôi vinh dự
là một trong hai học sinh của
miền Bắc lần đầu tiên được
Thành ủy Hà Nội ra quyết
định kết nạp Đảng vào năm
1963” - bà nói.
Sau khi nghỉ hưu (năm
2003), bà liên tục tham gia
chủ trì và thực hiện nhiều
đề tài, dự án về tài nguyên,
môi trường, đặc biệt là vấn
đề xử lý môi trường nước các
hồ ở Hà Nội. Từ năm 2002
đến nay, bà đã tham gia 29
đề tài, dự án, trong đó có 20
đề tài, dự án được triển khai
ở Hà Nội.
nhân và giải pháp cho vấn đề
tự cháy của các xe cơ giới;
vấn đề về ma túy học đường,
nhận diện và các biện pháp
phòng ngừa...).
Phụ nữ ngày nay
phải gánh vác hai vai
Gặp chúng tôi vào chiều
muộn, khi TP đã lên đèn sau
một ngày làm việc, PGS-TS
Bùi Thị An cho biết phụ nữ
ngày nay đã khác phụ nữ xưa.
“Ngày xưa phụ nữ thường
quanh quẩn trong bếp, mang
tính chất phục vụ gia đình,
phục vụ chồng con và đó
cũng coi như là nhiệm vụ
chính của phụ nữ. Còn bây
giờ phụ nữ cũng có trọng
trách như đàn ông trong gia
đình, cũng phải làm kinh
tế, thực hiện các công việc
mà xã hội cần và được đào
tạo” - bà An nói.
Từ đó bà cho rằng đối
với phụ nữ ngày nay, một
mặt cần xác định vị trí của
mình và cũng phải cố gắng,
bởi thực ra không có gì thay
thế năng lực nội sinh, đó là
sự phấn đấu, sự nỗ lực và
cơ chế chính sách thì chắc
chắn sẽ làm tốt.
“Người phụ nữ phải giữ
được phong thái dịu dàng
nhưng vẫn sắc sảo, giỏi
chuyên môn để chúng ta
phải gánh vác hai vai, vừa
gánh vác sự nghiệp của mình
đồng thời chăm lo chỉn chu
cho gia đình, cùng người đàn
ông chăm lo gia đình phát
triển bền vững” - bà nói.
Theo bà, gia đình phát
triển tốt, lành mạnh thì xã
hội sẽ phát triển bền vững.
Bởi đối với trẻ em, giáo dục
gia đình vẫn giữ nhân tố vô
cùng quan trọng trong sự
trưởng thành của trẻ em.•
Những chất vấn
thẳng thắn
tại Quốc hội
Khi còn làmột đại biểuQuốc
hội,trongnhiệmkỳcủamìnhbà
cónhiều chất vấn, ý kiến thẳng
thắn trên diễn đàn Quốc hội,
để lại ấn tượng tốt đẹp trong
lòng cử tri, nhân dân cả nước.
Cử tri cảnước vẫncònnhớ tại
phiên thảo luận về dự án Luật
Thựchànhtiếtkiệm,chốnglãng
phí (sửa đổi), kỳ họp thứ năm
Quốc hội khóa XIII, bà Bùi Thị
An đã thẳng thắn chỉ ra sự lãng
phí, không tiết kiệmcủamột số
cán bộ nhà nước:“Không phải
đi xe sang là có tầmđâu, nhiều
đồngchí cánbộ cao cấpgiảndị
nhưng cũng có một số người
cònnặng vềhình thức. Đềnghị
tănggiámsát, côngkhai chếđộ
trong phạm vi nào đó để mọi
người giám sát”.
Tiêu điểm
Ở tuổi xưa nay hiếm, PGS-TS Bùi Thị An vẫn chưa cho phépmình nghỉ ngơi. Ảnh: VT
Gắn với công tác nghiên
cứu khoa học gần 60 năm,
điều thôi thúc bà làm việc
chính là sự đam mê khoa
học. Nói với chúng tôi,
PGS-TS Bùi Thị An khẳng
định dù tuổi đã cao nhưng
còn sức khỏe là bà vẫn còn
cống hiến. “Việc lớn thì tôi
khó đảm nhận nhưng những
việc cộng đồng vẫn cần, Hà
Nội vẫn cần thì tôi vẫn làm.
Đó cũng là nguyên tắc chung
của tôi. Khi nào không còn
sức khỏe, trí tuệ, chất xám
nữa thì tôi thôi” - bà bày tỏ.
Đóng góp ý kiến ở
nhiều lĩnh vực nóng
Có lẽ từ nguyên tắc đó mà
với tư cách là viện trưởng
Viện Tài nguyên, Môi trường
và Phát triển cộng đồng,
PGS-TS Bùi Thị An đã tham
gia nhiều dự án, đề tài khoa
học về vấn đề xã hội, nông
nghiệp, nông thôn như: Xử
lý ô nhiễm nước hồ Thành
“Việc lớn thì tôi
khó đảm nhận
nhưng những việc
cộng đồng cần thì
tôi vẫn làm. Khi nào
không còn sức khỏe,
trí tuệ, chất xám
nữa thì tôi thôi.”
PGS-TS
Bùi Thị An
Công bằng phương pháp sinh
học và nâng cao nhận thức về
bảo vệ môi trường cho cộng
đồng dân cư sống quanh hồ;
xử lý ô nhiễm nước hồ Văn,
Văn Miếu - Quốc Tử Giám,
bảo đảm độ sạch bền vững...
Bà trực tiếp làm chủ nhiệm
một số đề tài khoa học, dự
án về môi trường như: Xác
lập cơ sở khoa học để xây
dựng mô hình làng văn hóa
du lịch sinh thái nông nghiệp
tại xã Tiên Phương (huyện
Chương Mỹ); điều tra, đánh
giá chất lượng nguồn nước
tưới các vùng rau màu ngoại
thành Hà Nội và đề xuất các
giải pháp tạo nguồn nước
tưới an toàn...
Trêncươngvị phóchủnhiệm
Hội đồng tư vấn kinh tế - Ủy
ban MTTQ Việt Nam TP Hà
Nội, bà đã và đang tham gia
tư vấn, đóng góp ý kiến cho
TP về nhiều lĩnh vực (những
vấn đề nóng và được xã hội
quan tâm như: Tìm nguyên
Đời sống xã hội -
ThứNăm20-10-2022
“Phụ nữ ngày nay
nhiều trọng trách”
Ở tuổi xưa
nay hiếm
nhưng PGS-
TS BùiThị
An, Chủ tịch
Hội Nữ trí
thức Hà Nội,
vẫn chưa cho
phépmình
nghỉ ngơi.
Mới đây, bà
được vinh
danh là
một trong 10
Công dân
thủ đô ưu tú
năm2022.
THÔNG BÁO TÌM KIẾM
Tôi,
La Thị Minh Nguyệt
, là vợ ông Thái Đệ (tên gọi khác
là Khưu Lễ Cao) thông tin
tìmkiếmôngThái Đệ
đi khỏi nhà
không tin tức từ năm 2016 đến nay. Ông Thái Đệ nhận được
thông báo này sớm liên lạc về gia đình. Ai thấy ôngThái Đệ ở
đâu, vui lòng liên lạc về địa chỉ: 28A/762 Hồng Bàng, P1, Q11,
TP.HCM, ĐT: 0985556671 (La Thị Minh Nguyệt). Xin hậu tạ!
Quảng cáo
K Ỷ N I ỆM NGÀY PHỤ NỮ V I Ệ T NAM 20 - 10
PGS-TS BùiThị An là đại biểuHĐNDTPHà Nội (2004-2011)
và đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016) của Đoàn đại
biểu Quốc hội TP Hà Nội.
Đúng vào kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng thủ đô (10-
10-1954 – 10-10-2022), bà được vinh danh là một trong 10
Công dân thủ đô ưu tú năm 2022.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook