240-2022 - page 11

11
Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) vừa có công
văn phúc đáp công văn của Tổng cục Thuế về việc “khảo
sát thông tin dữ liệu cung cấp thông tin của các sàn
thương mại điện tử (TMĐT)”.
Theo đó, trên cơ sở thu thập ý kiến từ các sàn TMĐT
hội viên, VECOM tiếp tục đưa ra nhiều điểm chưa hợp lý
theo đề xuất của Tổng cục Thuế xoay quanh vấn đề thu
thập thông tin người bán, cung cấp thông tin định kỳ và lộ
trình thực hiện việc nộp thuế thay người bán.
Cụ thể, việc nộp thuế thay người bán vẫn còn nhiều vấn
đề quan ngại chưa được Tổng cục Thuế giải đáp. Các vấn
đề này liên quan đến giải pháp cung cấp thông tin đảm
bảo an toàn bảo mật và trách nhiệm bảo mật thông tin
cũng như cơ chế xử lý vi phạm đối với trường hợp lộ, lọt
thông tin, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi đã áp dụng quy trình cung cấp thông
tin định kỳ thì cần cho phép các sàn chuyển những yêu
cầu cung cấp thông tin phát sinh từ cơ quan thuế địa
phương (nếu có) tới Tổng cục Thuế. Cơ chế này để đảm
bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động, tránh tạo quá
nhiều gánh nặng cho sàn về việc cung cấp thông tin cho
cơ quan thuế các cấp, trong khi vẫn phải cung cấp thông
tin định kỳ cho Tổng cục Thuế.
Cũng trong công văn này, VECOM cho rằng theo các
quy định pháp luật hiện hành, các sàn TMĐT không có
đầy đủ hoặc không thể xác minh được một số thông tin
của người bán mà Tổng cục Thuế yêu cầu phải cung cấp.
Chính vì thế các doanh nghiệp mong muốn Tổng cục
Thuế có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên liên
quan trong nghĩa vụ cung cấp thông tin sao cho chính xác
và không chồng chéo trách nhiệm.
“Chúng tôi cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm cung cấp
thông tin các trường hợp đặc thù khác liên quan đến sàn.
Ví dụ như khi các sàn gốc liên kết với các sàn TMĐT
khác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách hàng hay
sàn cung cấp dịch vụ vé máy bay, ăn uống, du lịch…” -
VECOM nhấn mạnh.
THU HÀ
Kinh tế -
ThứNăm20-10-2022
Việc các sàn TMĐT kê khai, nộp thuế thay cá nhân kinh doanh
vẫn còn nhiều vướngmắc và chưa phù hợp. Ảnh: THUHÀ
thực hiện chính sách “zero
COVID”, nên cả về thủ tục
thông quan lẫn phương thức
vận chuyển hàng hóa cũng
rất khác trước đây.
“Chẳng hạn có khi Trung
Quốc chophépmột ngày thông
quan 200 xe hàng. Nhưng điều
kiện là khi xe hàng Việt Nam
chạy sang, phía Trung Quốc
cho xe đầu kéo ra vận chuyển
hàng về và xe đầu kéo củaViệt
Nam chạy về lại. Nhiều khi
phía Trung Quốc bố trí 200
xe đầu kéo để vận chuyển
hàng cũng không phải là dễ
dàng” - ông Tường nói.
Vẫn theo ông Tường, phía
hải quan Việt Nam luôn cố
gắng đồng hành, tạo mọi điều
kiện để các DN vận tải thông
quan thuận lợi.
Chính sách thuế
phải công bằng
Ông Mạc Quốc Anh, Phó
Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và
vừa, đặt vấn đề về việc làm
sao để khắc phục độ trễ của
các chính sách, chẳng hạn
như các gói phục hồi kinh tế.
Đáp lời, ông Hoàng Văn
Cường, Ủy viên Ủy ban Tài
chính - Ngân sách của Quốc
hội, cho rằng: Khi triển khai
và thực thi cũng có những
chính sách làm rất nhanh,
chẳng hạn việc giảm 2% thuế
giá trị gia tăng (VAT). Nhưng
cũng có những chính sách
như hỗ trợ người dân, hỗ trợ
DN vay vốn để trả công, trả
lương cho người lao động…
hầu như rất ít DNđược hưởng.
Nguyên nhân chủ yếu do thủ
tục dẫn đến chậm trễ hoặc lo
ngại hỗ trợ nếu sai đối tượng
lại bị xử lý.
“Quốc hội luôn yêu cầu
Chính phủ báo cáo việc thực
thi các chính sách. Nếu vướng
về luật thìQuốc hội điều chỉnh,
còn nếu không vướng gì về
luật thì Chính phủ phải giải
trình với đối tượng thụ hưởng
chính sách. Nếu không giải
trình được với đối tượng thụ
hưởng thì giải trình với Quốc
hội. Nếu không giải trình được
với Quốc hội thì Quốc hội
sẽ xem xét tín nhiệm” - ông
Cường nói.
Đại diện Hiệp hội Ô tô vận
tải Việt Nam thì đề nghị có
cơ chế, sự phối hợp để bảo
đảm công bằng trong thực
hiện thuế giữa các DN vận
tải và các hộ kinh doanh,
cá nhân kinh doanh vận tải
hành khách. Đây là vấn đề
được các đơn vị DN vận tải
phản ánh nhiều năm nhưng
hiện tại nghĩa vụ thuế chưa
CHÂNLUẬN
N
gày 19-10, Diễn đàn
Thuế - hải quan với chủ
đề “Chính sách thuế -
hải quan hỗ trợ phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội”
được tổ chức tại Hà Nội. Tại
đây, một số hiệp hội, doanh
nghiệp (DN) đã nêu ra những
thắc mắc, trăn trở chung của
cộng đồng DN đối với lĩnh
vực hải quan, thuế.
Xe xếp hàng dài
chờ thông quan
Ông Nguyễn Văn Quyền,
Chủ tịch Hiệp hội Ô tô vận
tải Việt Nam, cho hay: Vấn
đề khó khăn hiện nay mà các
đơn vị kinh doanh vận tải
đang gặp phải là khi xe vận
chuyển hàng hóa đến biên
giới, cửa khẩu Trung Quốc
thường phải xếp hàng dài
chờ thông quan, có khi 7-10
ngày. Điều này làm chi phí
tăng lên rất nhiều.
“Từ thực tế trên, chúng tôi
đề nghị cơ quan quản lý nhà
nước phối hợp với nhau cho
phép hàng hóa khai báo trước,
đồng thời phối hợp để thông
báo cho DN biết thời gian có
thể giao được hàng. Qua đó
để tránh tình trạng hàng ngàn
xe lên cửa khẩu biên giới mà
chả biết bao giờ được thông
quan” - chủ tịch Hiệp hội Ô
tô vận tải Việt Namkiến nghị.
Giải đáp về vấn đề này,
ông Lưu Mạnh Tường, Phó
Tổng cục trưởngTổng cụcHải
quan, giải thích rằng vấn đề
chậm thông quan không hẳn
có lỗi từ phía hải quan Việt
Nam, bởi các thủ tục phân
luồng đã rất rõ ràng. Nhưng
vấn đề nằm ở chỗ: Trung
Quốc cho đến giờ này vẫn
Thời gian tới, người
dân và DN có thể tiếp
xúc với ngành thuế
mọi lúc, mọi nơi.
Đại diện
các doanh
nghiệp phát
biểu tại Diễn
đàn Thuế
- hải quan
ngày 19-10.
Ảnh: CL
Thuế, hải quan cam kết
đồng hành cùng doanh nghiệp
Thời gian tới, ngành thuế sẽ triển khai áp dụng trí tuệ nhân tạo và các cơ quan thuế sẽ hoạt động 24/7.
Nhiềuđiểmchưahợp lý liênquan sàn thươngmại nộp thuế thayngười bán
bảo đảm sự công bằng.
“Chúng tôi đã nghiên cứu
và thấy là 1 triệu xe vận tải
hàng hóa thì có tới 50% là hộ
kinh doanh, xe tham gia hợp
tác xã vận tải thì cũng là xe
cá nhân, hộ kinh doanh. Tôi
cho rằng nên có sự phối hợp
chặt chẽ giữa thuế và giao
thông vận tải để nắm thật
chắc, anh nào là DN, hợp tác
xã tập trung thì kê khai theo
thuế DN; anh nào là hộ kinh
doanh thì khai thuế theo hộ
kinh doanh. Bên cạnh đó, cơ
quan chức năng cần có cách
quản lý riêng giữa DN vận
tải và các DN cung cấp dịch
vụ kết nối vận tải” - đại diện
Hiệp hội Ô tô vận tải Việt
Nam nhấn mạnh.
Về vấn đề này, ông Đặng
Ngọc Minh, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế, cho
rằng đây là vấn đề lớn. Bởi
với hộ kinh doanh, trước hết
là việc kinh doanh để bảo đảm
an sinh cho gia đình. Hiện có
hơn 2 triệu hộ kinh doanh đã
đăng ký kê khai thuế, trong
nhóm đó có những hộ thực
hiện khoán.
“Chúng tôi động viên các hộ
kinh doanh chủ động kê khai,
rồi sau đó mới động viên hộ
kinh doanh chuyển lên DN.
Quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh phải có thời gian dài
và giải pháp tổng thể” - ông
Minh giải thích.
Về kiến nghị ngành thuế
phối hợp với ngành vận tải
để tìm ra cách quản lý thuế
đối với DN vận tải và DN
cung cấp dịch vụ kết nối vận
tải, ông Minh cho hay: Kinh
doanh vận tải là ngành nghề
kinh doanh có điều kiện.
Ngành thuế sẽ phối hợp với
ngành giao thông vận tải để
bàn giải pháp; và hóa đơn
điện tử là một giải pháp sẽ
được triển khai rộng rãi từ
nay đến cuối năm.•
Thuế sẽ hoạt động 24/7
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế, cho biết tới đây ngành thuế sẽ áp dụng AI (trí tuệ
nhân tạo) và các cơ quan thuế sẽ hoạt động 24/7. Như vậy
người dân và DN có thể tiếp xúc với thuế ởmọi lúc, mọi nơi.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế thông tin thêm: Việc thanh tra,
kiểm tra bây giờ không phải thích thanh tra DN nào cũng
được, mà phải dựa trên nguyên tắc quản trị rủi ro, theo kế
hoạch, bỏ qua ý chí chủ quan của cán bộ thuế.
“Khi xử lý khiếu nại, chúng tôi cũng quán triệt phải đối
thoại trực tiếp với người dân và DN công khai, minh bạch”
- ông Minh nói.
Tiêu điểm
Theo Bộ Tài chính, ước tính
các chính sách đã ban hành
giảm, giãn thuế, phí cho các
DN và người dân trong năm
2022 lên đến quy mô khoảng
233.000 tỉ đồng. Đây là con số
cao nhất từ trước đến nay.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook