240-2022 - page 9

9
TP.HCM thu tiền sử dụng đất đạt gần 9.960 tỉ đồng
Sở TN&MT TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ TN&MT,
Thành ủy TP.HCM, UBND TP.HCM về số liệu nguồn thu
từ ngành TN&MT chín tháng đầu năm 2022. Theo đó,
chín tháng đầu năm tổng thu ngân sách TP.HCM khoảng
350.000 tỉ đồng, đạt 91% dự toán năm và tăng 28% so với
cùng kỳ. Trong đó, tổng nguồn thu ngành TN&MT chín
tháng khoảng 35.595 tỉ đồng, có đóng góp rất lớn vào tổng
thu ngân sách của TP (chiếm 10,2% tổng thu ngân sách TP).
Cụ thể, trong 35.595 tỉ đồng thì có tám mục. Thứ nhất,
thu tiền sử dụng đất chín tháng đầu năm 2022 đạt 9.955 tỉ
đồng. Thứ hai, thu tiền thuê đất, thuế mặt nước là 4.327 tỉ
đồng. Thứ ba, các khoản thu chuyển nhượng bất động sản
đạt 8.514 tỉ đồng. Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân liên quan
đến việc chuyển nhượng bất động sản là 9.142 tỉ đồng (giá
trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất là 871.971 tỉ đồng).
Thứ năm, thuế trước bạ liên quan đến việc chuyển
nhượng bất động sản chín tháng đầu năm là 3.546 tỉ đồng.
Thứ sáu, thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất là 9,7 tỉ đồng. Thứ bảy, thu phí
thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất đạt 81 tỉ đồng. Cuối cùng là thu phí bảo
vệ môi trường chín tháng đầu năm 2022 đạt 20,4 tỉ đồng.
Theo Sở TN&MT TP, việc báo cáo này là thực hiện theo
ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi
tại cuộc họp ngày 29-9 về đánh giá tình hình phát triển kinh
tế - xã hội chín tháng đầu năm và giải pháp ba tháng cuối
năm 2022 của UBND TP.
Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ báo cáo nói trên, Sở
TN&MT TP đã triển khai nhiều nhiệm vụ đồng bộ từ tổ
chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, hoàn thiện thủ tục
hành chính và quy trình xử lý thủ tục hành chính, tài chính
công và hiện đại hóa văn phòng...
Sở TN&MT TP cũng cho biết TP.HCM là trung tâm kinh
tế, tài chính, thương mại, giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ của cả nước. Hằng năm TP.HCM đóng góp gần
30% tổng thu ngân sách của quốc gia.
KIÊN CƯỜNG
ChínthángđầunămtổngthungânsáchTP.HCMkhoảng350.000tỉ
đồng,đạt91%dựtoánnămvàtăng28%sovớicùngkỳ.
Ảnhminhhọa:KIÊNCƯỜNG
Bộ GTVT từng lùi áp
dụng cabin học lái ô tô
Thông tư12/2017củabộ trưởng
Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch, cấp
giấy phép lái xe cơ giới đường bộ,
quy định các cơ sở đào tạo lái xe
phải trang bị cabin học lái ô tô từ
ngày 1-7-2022.Tuy nhiên, do dịch
COVID-19, Bộ GTVT cho phép lùi
thời gian áp dụng quy định này
đến ngày 31-12-2022.
VIẾT LONG
T
heo quy định của Bộ GTVT,
trước ngày 31-12-2022, các cơ
sở đào tạo phải trang bị và sử
dụng cabin học lái ô tô (phần mềm
mô phỏng lái xe) vào chương trình
đào tạo. Tuy nhiên, đến nay cả cơ
quan nhà nước lẫn các cơ sở đào tạo
lái xe đều chưa sẵn sàng…
Chi phí lớn nhưng hiệu quả
chưa được chứng minh
Ông Lưu Đức Hải, Giám đốc
Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới
đường bộ, Trường Trung cấp nghề
Á Châu (Hưng Yên), cho biết hiện
nay đơn vị chưa trang bị và sử dụng
cabin học lái ô tô vào chương trình
đào tạo. Nguyên nhân là do doanh
nghiệp chưa phục hồi tài chính sau
dịch COVID-19 và đến nay chưa nhà
cung cấp nào được Nhà nước chứng
nhận hợp quy để đưa sản phẩm ra
thị trường. Các sản phẩm hiện bán
trôi nổi với giá khác nhau, có nơi
bán 300 triệu đồng, có nơi lên tới
400 triệu đồng.
Với những khó khăn trên, Trường
Trung cấp nghề Á Châu có văn bản
đề nghị cơ quan chức năng xin lùi
thời gian trang bị và sử dụng cabin
học lái ô tô ít nhất một năm nữa.
Song song đó, ông Hải cũng đề nghị
Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN)
nên tổ chức thí điểm sử dụng cabin
trong đào tạo lái xe đối với các đơn
vị công lập để đánh giá tính hiệu
quả rồi mới áp dụng cho tất cả cơ
sở đào tạo.
“Vì thực tế giai đoạn 2003-2004,
Nhà nước có chính sách khuyến khích
các cơ sở đào tạo sử dụng cabin đào
tạo lái xe. Theo đó, đơn vị nào áp
dụng cabin được giảm 20% tiết học
thực hành. Thời điểm này do việc
mua ô tô đắt, một số trung tâm đã
áp dụng nhưng sau đó bỏ vì không
hiệu quả bằng được chạy trên sa
hình, trên thực tế với các tình huống
thật sự…” - ông Hải nói.
Lại đề xuất lùi
thời gian trang bị
cabin học lái xe
Các cơ sở đào tạo lái ô tô đều kiến nghị lùi thời gian trang bị,
sử dụng cabin học lái ô tô và áp dụng trước chương trình học này
với các cơ sở đào tạo của Nhà nước để đánh giá tính hiệu quả.
Với người nhiều năm trong nghề,
ông Hải không phủ nhận hoàn toàn
tính hiệu quả của việc sử dụng cabin
trong chương trình đào tạo, vì cabin
hiện nay cập nhật thêm nhiều tính
năng hơn trước. Tuy nhiên, ông
Hải khẳng định hiệu quả không cao
so với mức tiền mà các trung tâm
phải bỏ ra. “Giờ một ô tô tập lái chỉ
khoảng 200 triệu đồng, trong khi đó
trang bị cabin học lái ô tô chi phí lên
tới 400 triệu đồng/bộ. Quy mô như
trung tâm của chúng tôi phải đầu tư
ít nhất 8-10 cabin, với số tiền 4-5 tỉ
đồng, nếu hiệu quả không cao thì rất
lãng phí…” - ông Hải nói.
Đồng quan điểm, một trung tâm
đào tạo lái xe tại huyện Đông Anh
(Hà Nội) cũng cho rằng giá mỗi bộ
cabin hiện nay rất cao, số tiền mà
hàng trăm cơ sở đào tạo lái xe trên
toàn quốc bỏ ra là rất lớn. Cạnh đó,
các cơ sở đào tạo nếu đầu tư cabin
tập lái chi phí đào tạo chắc chắn sẽ
điều chỉnh tăng, nên Nhà nước cũng
cần tính toán cho phù hợp để không
ảnh hưởng đến người học…
Đề xuất lùi để tránh
nguy cơ dừng đào tạo
lái xe trên cả nước
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Lương Duyên Thống, Trưởng
phòng Vận tải và quản lý phương
tiện người lái, Cục ĐBVN, cho biết
đơn vị vừa làm việc với Hiệp hội
Vận tải ô tô Việt Nam và các cơ sở
đào tạo lái xe về những vấn đề trên.
Theo ông Thống, đề xuất trang
bị cabin đào tạo lái xe xuất phát từ
năm 2018, khi Bộ GTVT yêu cầu
các trung tâm sát hạch làm đường
hầm, cầu, phà nhằm đào tạo sát hạch
cho người học lái ô tô. Tuy nhiên,
các trung tâm đào tạo lái xe không
thể làm được và ý tưởng đưa cabin
mô phỏng vào thực hiện triển khai
giống như ngành hàng không và
đường sắt nhằm đào tạo, sát hạch
cho phi công, lái tàu.
“Thực tế phần học cabin thay 4
giờ học thực hành trên xe nhưng
học viên được tập luyện kỹ năng
và tập phản xạ trong điều kiện các
yếu tố về địa hình, cung đường,
thời tiết, tình trạng giao thông và
các tình huống giao thông khác
nhau nhằm nâng cao kỹ năng đảm
bảo an toàn giao thông…” - ông
Thống lý giải.
Về việc đánh giá tính hiệu quả của
áp dụng cabin tập lái, ông Thống
khẳng định trước đây Bộ GTVT đã
chỉ đạo Tổng cục Đường bộ đưa đi
thử nghiệm phần học cabin nên đủ
điều kiện triển khai trên cả nước.
Về kiến nghị lùi thời gian trang bị
cabin, trong văn bản vừa gửi đến Bộ
GTVT, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó
Cục trưởng Cục ĐBVN, thừa nhận
hiện chưa có đơn vị đủ điều kiện
thực hiện thử nghiệm cabin học lái
ô tô, chưa có sản phẩm được công
bố hợp quy để cung cấp cho các cơ
sở đào tạo.
Theo đó, Cục ĐBVN kiến nghị Bộ
GTVT điều chỉnh lộ trình trang bị
cabin học lái ô tô. Mục đích để các
tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc sản
xuất, lắp ráp trong nước có đủ thời
gian đưa sản phẩm đi thử nghiệm,
chứng nhận hợp quy, tổ chức nhập
khẩu, sản xuất cabin học lái ô tô.
“Cạnh đó, việc lùi quy định trên
còn giúp các cơ sở đào tạo có đủ
thời gian thực hiện các trình tự
thủ tục đấu thầu lựa chọn đơn vị
cung cấp cabin học lái xe theo
đúng quy định của pháp luật (cần
có ít nhất ba đơn vị mới có thể tổ
chức đấu thầu - PV) và để công
tác đào tạo lái ô tô không bị gián
đoạn, phục vụ nhu cầu chính đáng
của người dân trong việc học, sát
hạch, cấp giấy phép lái xe…” - bà
Hiền cho hay.
Tuy nhiên, trong đề xuất này Cục
ĐBVN chưa nêu nguyên nhân cũng
như trách nhiệm của cơ quan quản
lý nhà nước trong việc chậm triển
khai các công việc trên…•
Theo các trung tâmđào tạo lái xe, đến nay chưa nhà cung cấp nào được Nhà nước chứng nhận hợp quy để đưa sản phẩm
ra thị trường. Ảnh: THYNHUNG. Hiệnmột số cơ sở đào tạo đã sử dụng cabin học lái xe
(ảnh nhỏ)
. Ảnh: Cục ĐBVN
Bà Phan Thị Thu Hiền,
Phó Cục trưởng Cục
ĐBVN, thừa nhận hiện
chưa có đơn vị đủ điều
kiện thực hiện thử nghiệm
cabin học lái ô tô, chưa có
sản phẩm được công bố
hợp quy để cung cấp cho
các cơ sở đào tạo.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook