11
Kinh tế -
ThứBảy29-10-2022
Nhà kinh doanh ứng phó với USD
tăng mạnh
Tỉ giá tăngmạnh khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn nhưng cũng có doanh nghiệp hưởng lợi.
PHƯƠNGMINH-QUANGHUY
S
áu tháng đầu năm nay,
nhờNgânhàngNhànước
(NHNN) ổn định tỉ giá
đã giúp nhiều doanh nghiệp
(DN) có lãi tốt. Nhưng đến
thời điểm hiện nay, nhiều
công ty thừa nhận việc tỉ
giá VND/USD tăng mạnh ở
cả thị trường chính thức và
phi chính thức trong khi sức
mua sụt giảm khiến cả xuất
khẩu lẫn nhập khẩu đều bị
ảnh hưởng.
Nhiều công ty gặp
bất lợi vì tỉ giá
Ông Tạ Quang Huyên,
Tổng giám đốc Công ty cổ
phần Hoàng Sơn 1, nhìn
nhận tỉ giá USD/VND tăng
khiến các công ty chế biến
điều xuất khẩu gặp không ít
thách thức. Bởi cả nhà xuất
khẩu lẫn nhập khẩu đều đi
vay USD là chủ yếu vì lãi
suất tương đối thấp (khoảng
4%-5%), trong khi lãi suất
vay bằng VND cao. Chính
vì vay USD nên khi giá USD
tăng thì DN lỗ tỉ giá.
Giá USD tăng, về mặt lý
thuyết nhà xuất khẩu có lợi
khi bán hàng thu về tiền USD
quy ra tiền VND được nhiều
hơn nhưng thực tế hiện nay
không phải như vậy. Cụ thể,
do lạm phát tăng cao diễn ra
ở nhiều nước trên thế giới nên
nhu cầu tiêu dùng của người
dâncácnướccũnggiảm.Khách
hàng giảm đơn hàng tiêu thụ
khiến DN lỗ 20% vì giá bán
thấp hơn mọi năm. Ví dụ, nếu
mọi năm giá điều nhân loại
tiêu chuẩn xuất khẩu khoảng
3 USD/kg thì hiện giảm chỉ
còn 2,5 USD/kg.
Ngành thủy sản cũng chung
cảnh ngộ trước áp lực của tỉ
giá tăng trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng
giámđốc Công ty cổ phần Gò
Đàng, phân tích: Tỉ giá tăng
đồng nghĩa lãi suất cho vay
USD cũng tăng lên, trong
khi xuất khẩu thủy sản vay
USD nên gặp bất lợi. Ngoài
ra, các công ty chế biến xuất
khẩu hầu như đều phải nhập
khẩu các chất phụ gia, thiết
bị, máymóc…nên đồngUSD
tăng đồng nghĩa chi phí nhập
hàng cũng tăng lên.
“Vì thế, dù xuất khẩu có
lợi khi giá USD tăng nhưng
cũng có nhiều bất lợi, chưa
kể thị trường xuất khẩu đang
giảm sức mua nên cuối cùng
nhà xuất khẩu cũng khó như
nhập khẩu” - ông Đạo chia sẻ.
Tương tự, ông PhạmXuân
Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may
thêu đan TP.HCM, cho biết
các công ty dệt may muốn
xuất khẩu thì phải nhập khẩu
nguyên phụ liệu. Khi giáUSD
tăng DN phải chi thêm tiền
nhập nguyên phụ liệu giá cao
và phải gánh thêm phí nhập
khẩu, phí vận tải đều tăng
do tỉ giá.
Ông Hồng nhấn mạnh:
“Đầu vào đã khó, đầu ra DN
dệt may còn khó khăn hơn ở
thời điểm hiện nay, khi đơn
hàng sụt giảm khiến một số
DNđối mặt với thua lỗ. Nhiều
đơn vị phải giảm tần suất sản
xuất từ ba ca/ngày xuống còn
một ca/ngày vì thiếu đơn hàng
sản xuất”.
Chủ động phòng
ngừa trước việc
USD tăng giá
Chuyên gia tài chính Trần
Đình Phương cho biết so với
các đồng tiền chủ chốt khác
trên thế giới thì đồng tiền
Việt Nam mất giá thấp hơn
nhiều. Chẳng hạn, đồng yen
Nhật đã mất gần 18% nhưng
tiền đồng từ đầu năm đến
nay chỉ mất giá 7%-8%. Để
ổn định tỉ giá, NHNN có thể
mang dự trữ ngoại tệ ra bán
nhưng hiện dư địa cho vấn
đề này đã không còn nhiều
nên phải tăng tỉ giá. Sức ép
có thể lớn hơn khi tháng 11
Điều hành tỉ giá chủ động, phù hợp
Tại báo cáo vừa gửi Quốc hội, NHNN cho biết từ đầu năm
đến nay, đặc biệt là từ giai đoạn tháng 3, tỉ giá và thị trường
ngoại tệ chịu áp lực lớn từ những diễn biến phức tạp, khó
lường trên thị trường quốc tế. Cân đối cung - cầu trên thị
trường ngoại tệ trong nước khó khăn, hệ thống tổ chức tín
dụng bán ròng ngoại tệ cho khách hàng.
Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành tỉ giá chủ động,
phù hợp vừa tạo dư địa để tỉ giá diễn biến linh hoạt hơn,
hấp thụ cú sốc bên ngoài, vừa bán lượng lớn ngoại tệ can
thiệp để bổ sung nguồn cung thanh khoản cho thị trường.
Nhờ đó, chín tháng đầu năm, VNDmất giá khoảng 4,8% so
với USD, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực; diễn
biến thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, thanh khoản
thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được
đáp ứng đầy đủ.
Nên đa dạng hóa nguồn vốn
TS CấnVăn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng
thời gian tới Mỹ có thể tăng lãi suất khiến đồngUSD tiếp tục
tănggiá, gây áp lực lên tỉ giá và lãi suất củaViệt Nam.Việc nới
biên độ giao dịch VND/USD của NHNN là bước đi cần thiết,
đểViệt Namchủ động phòng ngừa trước việc USD tăng giá.
Để giảm thiểu rủi ro khi đối diện với tỉ giá và lãi suất tăng,
các DN cần quyết liệt tái cấu trúc, đa dạng hóa nguồn vốn.
Đặc biệt cần quan tâm hơn đến quản lý rủi ro, nhất là rủi ro
dòng tiền, lãi suất và tỉ giá; có thể phối hợp với tổ chức tài
chính trong nước để kiểm soát rủi ro.
Tối đa hóa nguồn nguyên liệu nội địa, giảmdần sự phụ thuộc vào nhập khẩu
sẽ giúp doanh nghiệp giảmrủi ro tỉ giá. Ảnh: QH
Để ứng phó với
biến động tỉ giá,
DN nên đa dạng
thị trường nhập
khẩu, lựa chọn đồng
tiền thanh toán có
lợi để trung hòa tác
động của sức mạnh
đồng USD.
Ông lớn ngân hàng gia nhập cuộc đua tăng lãi suất
Sáng 28-10, Vietcombank trở thành ngân hàng cuối
cùng trong nhóm bốn ngân hàng quốc doanh có quy mô
lớn trên thị trường tăng lãi suất tiết kiệm.
Theo đó, Vietcombank nâng lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng
lên mốc 4,9%/năm, tăng 0,8%/năm so với trước. Đối với
kỳ hạn 6-9 tháng, lãi suất lên 6%/năm, từ 12 tháng đến
60 tháng có chung mức lãi suất 7,4%/năm. Những khách
hàng chọn hình thức gửi tiền online sẽ được hưởng mức
lãi suất cao hơn 0,3%-0,5%/năm so với hình thức gửi trực
tiếp tại quầy.
Trước đó, ngày 27-10, cả ba ngân hàng lớn gồm
Agribank, VietinBank và BIDV đã đồng loạt tăng lãi suất
tiền gửi 1%-1,4%/năm so với mức lãi suất cũ. Tương tự
như Vietcombank, ba ngân hàng này áp dụng mức lãi suất
7,4%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Không chỉ nhóm các ngân hàng trên mà thời gian gần
đây hàng loạt ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất tiền gửi, đẩy
lãi suất huy động cao nhất lên mức 9,3%/năm. Đại diện
một số ngân hàng thừa nhận nhu cầu vay vốn của nhà kinh
doanh cuối năm tăng cao, trong khi room tín dụng đã cạn.
Mặt khác, việc huy động vốn không theo kịp tăng trưởng
tín dụng gây sức ép lên thanh khoản của hệ thống ngân
hàng. Điều này buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền
gửi để thu hút nguồn vốn từ thị trường.
THÙY LINH
Hàng
loạt ngân
hàng
tăng lãi
suất tiền
gửi trong
thời gian
gần đây.
Ảnh: TL
này, Fed có khả năng tăng lãi
suất thêm 0,75%.
Theo ông Phương, để ứng
phó với biến động tỉ giá, DN
nên đa dạng thị trường nhập
khẩu, lựa chọn đồng tiền
thanh toán có lợi để trung
hòa tác động của sức mạnh
đồng USD. Trong dài hạn,
DN nên chú trọng đến phòng
ngừa rủi ro tỉ giá bằng cách
tìm kiếm các ngân hàng có
khả năng tài trợ thương mại
tốt, sử dụng những công cụ
tài chính phái sinh như mua
bán ngoại tệ có kỳ hạn, các
hợp đồng hoán đổi (SWAP)…
Bên cạnh đó, để tăng năng lực
cạnh tranh, DN phải tạo sự
khác biệt cho sản phẩm, tối
đa hóa nguồn nguyên liệu nội
địa, giảm dần sự phụ thuộc
vào nhập khẩu sẽ giúp giảm
rủi ro tỉ giá.
Ông Andy Ho, Tổng giám
đốc Hội đồng đầu tư của Tập
đoànVinaCapital, đánh giá do
đồng USD mạnh lên nên khi
DN vay bằng đồng USD sẽ
chịu áp trả lãi cao hơn. Đặc
biệt, các công ty phụ thuộc
vào nguyên liệu nhập khẩu
sẽ chịu nhiều thiệt hại khi
tỉ giá tăng. Trong tình hình
hiện nay, nếu DN nào chỉ có
đầu ra tại thị trường nội địa,
không có nguồn thu ngoại tệ
thì không nên vay USD lúc
này vì nếu tiền đồng tiếp tục
giảm giá sẽ phải trả tiền lãi
và gốc cao hơn.
“Trong bối cảnh tỉ giá còn
khó dự đoán, DN nhập khẩu
muốn hạn chế rủi ro tỉ giá
nên tham gia vào thị trường
quyền chọn hay phái sinh để
bảo vệ mình. Nhưng với công
ty xuất khẩu, có cơ hội thu
USD có thể vay bằng USD
do tiền lãi USD lúc này vẫn
còn thấp hơn tiền đồng” - ông
Andy Ho khuyến nghị.•
Tiêu điểm
USD thị trường tự do
hạ nhiệt
Ngày 28-10, giá USD tại các
ngânhàngđứngimtrongkhigiá
đồng bạc xanh trên thị trường
tự do ghi nhận phiên giảmgiá
đầu tiên sau 10 ngày liên tiếp
tăng mạnh.
Cụ thể, tại Ngân hàng
Vietcombank, giá mua USD ở
mức 24.567 VND/USD và giá
bán ra ởmức 24.877VND/USD,
không tăng so với một ngày
trước. Còn trên thị trường tự
do, giáUSDmua vào dao động
25.180-25.186VND/USD,giábán
ra quanh mức 25.266-25.280
VND/USD,giảm40-45đồng/USD.