6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy29-10-2022
“Lẽ công bằng” là gì,
quy định ở đâu?
Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS Lê
Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng Trường
ĐH Kinh tế - Luật, nhấn mạnh:
Đối mặt với thực tiễn kinh tế - xã
hội thay đổi liên tục, các nhà làm
luật Việt Nam đã nhận ra pháp luật
thành văn không phải lúc nào cũng
đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh
các quan hệ xã hội mà cần phải áp
dụng “lẽ công bằng”.
Hiện nay, hiểu thế nào là “lẽ công
bằng” thì vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau. Nhưng có một thực tế mà các
nhà làm luật, các chuyên gia đều
đồng tình, đó là sự cần thiết phải áp
dụng “lẽ công bằng” để giải quyết
một số vụ án ở nước ta.
Tại hội thảo, ông TốngAnh Hào,
nguyên Phó Chánh án TAND Tối
cao, thẳng thắn: Ở nước ta, “lẽ công
bằng” mới chỉ định tính, chưa được
định nghĩa cụ thể tại luật nội dung.
Theo ông Hào, “lẽ công bằng”
mang ba đặc trưng: (1) Là lẽ phải
được mọi người trong xã hội thừa
nhận; (2) Phù hợp với nguyên tắc
nhân đạo; (3) Không thiên vị, bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Khoản 2 Điều 6 BLDS 2015 quy
định: “Trường hợp không thể áp
dụng tương tự pháp luật theo quy
định tại khoản 1 điều này thì áp
dụng các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự quy định tại Điều
3 của bộ luật này, án lệ, lẽ công
bằng”. Nguyên tắc này cũng được
đề cập theo hướng cụ thể hơn tại
khoản 3 Điều 45 BLTTDS 2015
để hướng dẫn tòa án xét xử trong
trường hợp vụ việc dân sự chưa có
điều luật để áp dụng.
Cũng theo ông Hào, “lẽ công
bằng” được áp dụng trong hai trường
hợp: Một là để giải quyết những vụ
việc chưa có luật định; hai là để
giải quyết những vụ việc luật có
quy định nhưng chưa rõ. Có nhiều
án lệ ở nước ta có xuất phát từ “lẽ
công bằng”. Mặt khác, nếu vụ việc
đã có điều luật quy định, hướng dẫn
cụ thể thì không nên lạm dụng “lẽ
công bằng” để xét xử.
Một số trường hợp nên
áp dụng “lẽ công bằng”
Tại hội thảo, ôngQuáchHữuThái,
Chánh án TAND quận 1 (TP.HCM),
chiasẻ:MặcdùBLDS2015,BLTTDS
2015 có ghi nhận về “lẽ công bằng”
nhưng ông chưa xử vụ nào mà áp
dụng “lẽ công bằng” và cũng rất, rất
ít thẩmphán áp dụng nguyên tắc này
để đưa vào xử án.
Theo ông Thái, một trường hợp
xảy ra rất nhiều trong thực tế có thể
áp dụng “lẽ công bằng” để giải quyết
nhưng chưa được áp dụng đó là: Các
bên thamgia giao dịch vay tài sản và
bên vay đưa cho bên cho vay giữ giấy
chứngnhậnquyềnsửdụngđất…Thực
tế việc tự giữ giấy chứng nhận này
không đảm bảo tính pháp lý.
Tuy nhiên, đã vay thì phải trả,
áp dụng “lẽ công bằng” thì khi nào
anh trả tiền cho tôi thì tôi mới trả
MINHCHUNG
N
gày 28-10, Trường ĐH Kinh
tế - Luật (ĐH Quốc gia
TP.HCM) tổ chức hội thảo
khoa học “Áp dụng lẽ công bằng
trong hoạt động xét xử tại Việt
Nam và kinh nghiệm của một số
quốc gia”.
PGS-TS Đoàn Thị Phương Diệp,
Trưởng Phòng thanh tra - pháp chế,
thành viên ban tổ chức, cho biết
hội thảo lần này đã nhận được sự
quan tâm đặc biệt của giới chuyên
gia, các nhà làm luật… Gần 100
đại biểu đã tham dự trực tiếp, 45
tham luận đã được gửi về cho ban
tổ chức (bảy tham luận được chọn
lọc để đưa ra trình bày và thảo luận
tại hội thảo)…
PGS-TSNguyễnNgọc Điện và PGS-TSNguyễn Thị HồngNhung đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: MINHCHUNG
Cần áp dụng
“lẽ côngbằng”
trong xét xử
ở nước ta
Cómột thực tế mà các nhà làm luật, các
chuyên gia…đều đồng tình, đó là sự cần
thiết phải áp dụng “lẽ công bằng” để giải
quyết một số vụ án ở nước ta.
lại giấy tờ cho anh.
Ông Thái dẫn một trường hợp
thực tế khác: TAND quận 2 (nay là
TPThủ Đức) đã từng xử một vụ mà
người khởi kiện bị xúc phạm danh
dự, nhân phẩm trên Facebook và yêu
cầu tòa tuyên người xúc phạm cũng
phải xin lỗi lại trên Facebook. Tuy
nhiên, luật hiện nay chỉ quy định
hình thức xin lỗi, cải chính công
khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng như báo, đài…nên tòa án
trong trường hợp này không thể chấp
nhận yêu cầu của người khởi kiện.
“Theo tôi, nên áp dụng “lẽ công
bằng” trong vụ này để buộc người
xúc phạm xin lỗi người bị xúc phạm
trên Facebook. Như vậy mới công
bằng” - vị chánh án nêu quan điểm.
Một thẩm phán khác chia sẻ tại
hội thảo về một quy định “bất cập”
trong công văn hướng dẫn củaTAND
Tối cao đó là: Vụ án sẽ bị đình chỉ
nếu đương sự không chịu đóng tiền
định giá tài sản và cũng sẽ không
được khởi kiện lại.
“Rõ ràng cần áp dụng “lẽ công
bằng” trong trường hợp này bởi sẽ
có người khó khăn, không có tiền
đóng án phí, chi phí thẩm định giá.
Họ đi làm kiếm tiền rồi quay lại
khởi kiện thì làm sao từ chối thụ
lý trong trường hợp này” - vị thẩm
phán nêu quan điểm.•
Tòa áp dụng “lẽ công bằng” để xử vụ
“nuôi con tu hú”
Cũng tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Tiến, Phó Trưởng Khoa luật dân sự
Trường ĐH Luật TP.HCM, đã dẫn chứng một vụ án có thật mà HĐXX đã
áp dụng “lẽ công bằng”.
Nội dung của vụ án này là cómột cặp vợ chồng đang trong thời kỳ hôn
nhân nhưng người vợ lại có quan hệ bên ngoài với người đàn ông khác
và có con với người này. Người chồng phát hiện ra đứa con này không
phải của anh ta nên kiện đòi người vợ công sức chăm sóc, nuôi dưỡng.
Vụ này tòa án ở tỉnh PhúThọ đã áp dụng“lẽ công bằng”để tuyên chấp
nhận yêu cầu của người chồng, buộc người vợ phải bồi thường cho người
chồng một số tiền.
“Mặc dù BLDS 2015,
BLTTDS 2015 có ghi
nhận về “lẽ công bằng”
nhưng rất, rất ít thẩm
phán áp dụng nguyên tắc
này để đưa vào xử án.”
Ông
QuáchHữu Thái
,
Chánh án TAND quận 1 (TP.HCM)
Lại hoãnxửôngHiệp“khùng” - chủdãy trọ “giá rẻ nhấtHàNội”
Sáng 28-10, sau nhiều lần hoãn, TAND quận Ba Đình
(Hà Nội) mở lại phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thế Hiệp
(75 tuổi, trú trên địa bàn) về tội vi phạm quy định về
PCCC.
Bị cáo Hiệp, còn gọi là Hiệp “khùng”, được nhiều người
biết đến khi sở hữu dãy nhà trọ “giá rẻ nhất Hà Nội” - chỉ
15.000 đồng/người/đêm.
Sau ít phút diễn ra phần thủ tục, HĐXX một lần nữa
quyết định hoãn phiên tòa, sẽ mở lại vào ngày 28-11 tới.
Lý do là bởi sự vắng mặt của nhiều bị hại và một số nhân
chứng.
Trình bày trước đó, ông Hiệp đề nghị triệu tập điều tra
viên, kiểm sát viên tham gia khám nghiệm hiện trường và
người định giá tài sản. Ông cho rằng bị truy tố với tình
tiết gây thiệt hại 1,5 tỉ đồng trở lên, vì thế phải làm rõ việc
định giá để đảm bảo quyền lợi của mình.
Bào chữa cho ông Hiệp, luật sư đề nghị triệu tập thêm
một số người liên quan. Luật sư còn cho hay vụ án có
một số tài liệu đóng dấu mật, tòa từng có yêu cầu giải mật
nhưng đến nay chưa thấy thông tin gì, do vậy kiến nghị
tòa làm rõ vấn đề này.
Cũng tại tòa, trong 29 hộ gia đình được xác định là bị
hại, đại diện sáu hộ có mặt. Một trong số này cho biết “rất
mệt mỏi, chán nản” vì vụ án xảy ra đã lâu nhưng đến nay
chưa thể ngã ngũ. Họ mong muốn tòa sớm giải quyết để
được bồi thường thiệt hại.
Ông Nguyễn Thế Hiệp còn có chín tên khác gồm:
Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Đăng Chính, Đỗ Văn Huân,
Vũ Văn Hùng, Nguyễn Văn Hân, Hoàng Nghĩa Dũng, Vũ
Quốc Hợi, Vũ Quốc Hội, Vũ Văn Tài.
Bị cáo từng 11 lần bị lập danh chỉ bản về hành vi trộm
cắp khi còn nhỏ; năm 1962 bị đưa vào trường giáo dưỡng
ba năm; năm 1975 bị phạt 24 tháng tù về tội trộm cắp; năm
1980 bị tòa án quân sự phạt 18 tháng về các hành vi trộm
cắp súng, đào ngũ, giả danh cán bộ; năm 1985 lại nhận 18
năm tù về các tội cướp tài sản, hiếp dâm, đưa hối lộ.
Cáo trạng xác định ông Hiệp có dãy nhà trọ cho thuê
gần BV Nhi trung ương. Khách thuê phần lớn là những
người từ tỉnh xa về Hà Nội chữa bệnh cho con em, điều
kiện kinh tế khó khăn.
Quá trình kinh doanh, ông Hiệp không xin phép cơ
quan chức năng nhưng tự ý cơi nới nhà trọ bằng khung
sắt, vách gỗ dán, tôn xốp. Cùng với đó, hệ thống điện
trong nhà không đồng bộ, dẫn từ nhà này qua nhà khác
để sử dụng, không có thiết bị phòng cháy hoặc bố trí lối
thoát hiểm…
Ngày 17-9-2018, vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại dãy
nhà trọ khiến hai vợ chồng quê Phú Thọ tử vong. Nguyên
nhân cháy là do chập mạch điện trên đường dây dẫn điện làm
cháy lớp vỏ cách điện, sau đó cháy lan xung quanh.
Vụ cháy còn lan sang các nhà bên cạnh, gây ảnh hưởng
đến hàng chục hộ dân khác, thiệt hại cả tỉ đồng.
TUYẾN PHAN
BịcáoNguyễnThếHiệptạiphiêntòangày28-10.Ảnh:UYÊNTRANG