248-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy29-10-2022
Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 lại kêu khó
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng về việc
bổ sung vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV Đường sắt đô
thị số 1 TP.HCM (gọi tắt là công ty).
Theo đó, hiện nay công ty đang trong giai đoạn chuẩn
bị các điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận, quản lý tuyến
metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Từ khi thành lập đến nay, công ty được cấp vốn điều lệ là
14 tỉ đồng. Kinh phí này chưa được UBND TP cấp theo đề án
thành lập công ty đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện công ty đã không đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động.
Để tháo gỡ khó khăn cho công ty về việc chưa bố trí kinh
phí hoạt động khi thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành
khai thác tuyến metro số 1, UBND TP đã kiến nghị Thủ
tướng, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính nhiều vấn đề.
Cụ thể, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho TP
được sử dụng ngân sách TP để bố trí kinh phí đảm bảo điều
kiện thực hiện nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn chuẩn
bị vận hành khai thác thương mại. Trường hợp Thủ tướng
chấp thuận, đề nghị Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT hướng
dẫn việc bố trí ngân sách.
Theo đề án thành lập, mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ
của công ty sau năm 2018 là 16,78 tỉ đồng. Hiện công ty
chưa có nguồn thu do tiến độ xây dựng, đưa vào khai thác
tuyến metro số 1 bị chậm so với kế hoạch ban đầu.
Đồng thời, tài sản đầu tư dự án chưa hoàn thành nên chưa
chuyển giao. Do đó, để đáp ứng đủ nguồn lực cho công
ty hoạt động, thực hiện nhiệm vụ từ nay đến khi được bàn
giao, quản lý và vận hành khai thác thì cần cân đối, bố trí
nguồn vốn điều lệ là 268 tỉ đồng.
Trước tình hình thực tế, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ
tướng chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho công ty với số
tiền 268 tỉ đồng từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân
sách TP.
Trước đó, công ty đã có văn bản trình UBND TP về
việc chưa được chi trả lương cho nhân viên từ tháng
2-2022 đến nay và kể từ tháng 7-2021 chưa được đóng
các khoản BHXH.
THÁI NGUYÊN
Cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô khách TP.HCM, đánh
giá: Trước tình trạng 300 chuyến xe “biến mất” khỏi BXMĐ mới, Sở GTVT
cần sớm kiểm tra, đánh giá và tìm ra nguyên nhân. Có thể những tuyến
xe này đã chạy về các bến xe An Sương, Ngã Tư Ga hoặc trở thành xe hợp
đồng để né BXMĐ mới.
Theo ông Tính, trong trường hợp BXMĐ mới ở xa, hạ tầng chưa đủ đáp
ứng thì SAMCO cần có các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp như giảm lệ
phí bến mới. Đến khi hạ tầng ổn định, đảm bảo điều kiện kết nối và thói
quen đi lại của người dân ổn định thì chủ đầu tư mới tính toán đến việc
khôi phục mức phí ban đầu.
Song song đó, các đơn vị quản lý cũng cần kiểm soát, xử lý tốt tình trạng
xe dù, bến cóc để bến xe mới được phát huy hiệu quả hơn. Tương tự, đối
với các tuyến xe buýt, xe trung chuyển tiếp cận với BXMĐ mới cũng cần
dựa trên nhu cầu thực tế, tránh chỉ xây dựng cho có “lấp đầy mạng lưới”.
Theo ông Tính, Sở GTVT cần kiên quyết xử lý và xử lý tăng nặng hơn đối
với các hãng cố tình vi phạm bởi hiện nay cũng có một số hãng đang thí
điểm hoặc lợi dụng kinh doanh sai quy định.
ĐÀOTRANG
C
hiều 28-10, Sở GTVTTP.HCM
đã thông tin về tình hình hoạt
động của Bến xe Miền Đông
(BXMĐ) mới, TP Thủ Đức. Tại
đây, ông Võ Khánh Hưng, Phó
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, lý
giải nguyên nhân 300 chuyến xe
ở bến mới “mất tích”, đồng thời
khẳng định sẽ tăng cường xử lý
tình trạng xe dù, bến cóc.
Nhiều bến cóc xuất hiện
Theo ghi nhận của PV, ngày 28-10,
lượng khách ngồi chờ ở BXMĐmới
có phần đông đúc hơn so với ngày
11-10 (ngày đầu bến hoạt động hết
công suất). Tuy nhiên, lượng khách
không đông như kỳ vọng của bến.
Trong khi đó, hiện nay có nhiều
bến cóc mới bắt đầu hình thành.
Đơn cử như trên đường Điện Biên
Phủ (gần dạ cầu Sài Gòn) có một
bến cóc mới xuất hiện. Tương
tự, một bến cóc khác trên đường
Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình
Chánh cũng vừa “thành lập” vài
ngày qua. Nhiều xe vận tải khách
đường dài đã hẹn khách để đón ở
các bến này.
Nói về lý do không muốn vào
bến, một hãng xe uy tín (TP.HCM
- Vũng Tàu) cho biết lượng khách
đã giảm mạnh, doanh thu sụt giảm
kể từ ngày di dời về bến mới. Để
duy trì hoạt động, đơn vị đã phải
giảm từ 30 đầu xe xuống còn 10 đầu
xe. “Do chặng di chuyển quá ngắn
nên việc di dời về bến mới sẽ mất
nhiều thời gian hơn, tốn kém thêm
chi phí nên lượng khách đi lại sụt
giảm” - hãng này cho biết.
Đại diện Thanh tra giao thông
(Sở GTVT TP.HCM) cho biết tính
từ ngày 15-9 đến nay, thanh tra đã
tăng cường phối hợp với các lực
lượng chức năng thường xuyên tuần
tra, kiểm tra, xử lý các loại phương
tiện vi phạm theo thẩm quyền trên
địa bàn TP và ghi nhận 303 trường
hợp vi phạm.
Ông Đàm Phan Phát, Phó Chánh
Thanh tra giao thông, thông tin:
“Chúng tôi sẽ tăng cường xử phạt
300 chuyến xe
“mất tích”: Sở GTVT
TP.HCM nói gì?
Bến xeMiềnĐôngmới, TP.HCMhoạt động không hiệu quả,
thiếu khoảng 300 chuyến xe mỗi ngày, trong khi đó nhiều bến cóc
mới đã hình thành.
qua hình ảnh bên cạnh việc xử lý
trực tiếp tại hiện trường có trọng
tâm, trọng điểm. Chúng tôi kiến nghị
tăng nặng hình phạt, xử phạt hành
chính đối với việc vi phạm nhiều
lần, trong đó có việc đón trả khách
sai quy định”.
160 chuyến xe dời đi
các bến xe khác
Đại diện BXMĐ mới cho biết
lượng xe khách qua BXMĐ mới
giảm mạnh. Trong đó, ngày 26-10
chỉ có 185 chuyến đi qua BXMĐ
mới. Tương tự, ngày 27-10, số lượng
chuyến xe qua BXMĐmới cũng chỉ
đạt 179 chuyến/ngày.
Ông Võ Khánh Hưng cho biết:
Việc di dời các tuyến xe liên tỉnh
về BXMĐ mới bước đầu có nhiều
khó khăn, một số đơn vị vận tải thực
hiện chưa tốt.
“Việc chuyển đổi từ BXMĐ
hiện hữu về BXMĐ mới đã giảm
khoảng 300 chuyến/ngày. Vậy những
chuyến xe này đi đâu, làm gì? Thực
ra không phải những chuyến này
“mất tích” mà chúng đã vào một
số bến xe khác như An Sương, Ngã
Tư Ga và Bến xe Miền Tây” - ông
Hưng cho biết.
Sở GTVT đã thống kê khoảng 160
chuyến đi về các bến xe khác. Bên
cạnh đó, một số nhà xe không chấp
hành di dời, thực hiện sai quy định
và đến một số địa điểm tập kết để
đón khách.
Theo ông Hưng, những trường
hợp đã di dời về các bến xe và nằm
trong danh mục đăng ký tuyến thì
phải chấp nhận việc di dời các tuyến
này. Trường hợp họ chưa nằm trong
danh mục tuyến thì cần dừng lại việc
di dời tuyến để không làm ảnh hưởng
đến việc khai thác BXMĐ mới.
“Chúng tôi sẽ cùng với các lực
lượng chức năng để tìm hiểu và
nhận diện khu vực đón trả khách
sai quy định như: Khu vực BXMĐ
cũ, một số cây xăng khu vực quốc
lộ 13, gần cầu Sài Gòn và gần ngã
tư Bình Phước, quận 12…
Tôi khẳng định rằng việc xe
không vào bến, đón khách ngoài
là sai quy định của hoạt động kinh
doanh vận tải. Ngoài ra, khi di dời
bến xe, nhiều hành khách sẽ sử dụng
nhiều hình thức khác như đường
sắt, hàng không… nên hành khách
đi lại có phần giảm” - ông Hưng
nhận định.
Ông Hưng cho rằng việc xe dù,
bến cóc hoạt động sai quy định cần
nhìn nhận rằng tình trạng này đã kéo
dài nhiều năm qua, cộng với sự kiện
di dời ra BXMĐ mới thì xe dù, bến
cóc càng tăng hơn.
Ông Hưng cho biết hiện thanh tra
luôn chia làm ba đội để túc trực ngay
các cung đường và lắp đặt camera
để tăng cường xử phạt nguội. “Phấn
đấu từ nay tới cuối năm phải chấn
chỉnh, khắc phục tình trạng xe dù,
bến cóc để người dân đi lại an toàn
trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên
đán” - ông Hưng nhấn mạnh.
Thời gian tới, TP có thể mong chờ
vào các phương tiện có sức chở lớn
như metro và xe buýt kết nối xung
quanh metro. “Chúng tôi mong
muốn người dân không ủng hộ xe
dù, bến cóc, tránh tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh. Trường hợp
xe dù, bến cóc từ trong bến đi ra,
hoạt động sai quy định thì SAMCO
(đơn vị khai thác bến) cần không cho
hoạt động ở bến nữa” - ông Hưng
nhấn mạnh.•
Sáng 28-10, thanh tra giao thông xử phạt xe đón trả khách trái quy định ở TP ThủĐức. Ảnh: ĐÀOTRANG
Sở GTVT TP.HCM cho
biết việc di dời các tuyến
xe liên tỉnh về BXMĐ mới
bước đầu có nhiều khó
khăn, một số đơn vị vận
tải thực hiện chưa tốt.
Côngtyvậnhànhtuyếnmetrosố1đanggặpkhókhănvàkiếnnghị
cấpcóthẩmquyềntháogỡ.Ảnh:TN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook