257-2022 - page 13

13
NHƯLOAN
V
ăn phòng Chính phủ vừa
có văn bản truyền đạt ý
kiến của Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam về việc báo cáo
kết quả thí điểm tự chủ bệnh
viện (BV) theo Nghị quyết
33/NQ-CP ngày 19-5-2019
(Nghị quyết 33).
Văn bản nêu rõ xét đề nghị
của Bộ Y tế tại Báo cáo số
1388/BC-BYT ngày 14-10-
2022 về việc báo cáo kết quả
thực hiện thí điểm tự chủ BV
BạchMai và BVK theo Nghị
quyết 33 về thí điểm tự chủ
bốn BV thuộc Bộ Y tế, Phó
Thủ tướng Chính phủVũĐức
Đam có ý kiến như sau: Để có
căn cứ đề xuất, bổ sung nội
dung quy định về tự chủ BV
công lập trong dự thảo Luật
Khám bệnh, chữa bệnh, yêu
cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành, cơ quan
liên quan tổng kết đánh giá
đầy đủ, toàn diện việc thực
hiện Nghị quyết 33.
Theo đó, báo cáo rõ nguyên
nhân chưa thực hiện thí điểm
tự chủ của BV Việt Đức và
BV Chợ Rẫy. Làm rõ bài học
kinh nghiệm, chỉ ra những tồn
tại, hạn chế, vướng mắc cần
phải khắc phục, điều chỉnh;
nguyên nhân, trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân đối
với các tồn tại, hạn chế và đề
xuất, kiến nghị cụ thể các cơ
chế, chính sách cần tiếp tục
sửa đổi, bổ sung để hoàn
thiện cơ chế tự chủ các BV
công lập. Cạnh đó, tiếp thu,
giải trình đầy đủ ý kiến các
bộ, ngành đối với nội dung
đánh giá, khẩn trương hoàn
thiện báo cáo, trình Chính
phủ trước ngày 25-11-2022.
Ngày 19-5-2019, Chính phủ
ban hành Nghị quyết 33 về thí
điểm tự chủ toàn diện tại bốn
BVtuyến cuối về chuyênmôn
kỹ thuật thuộc Bộ Y tế là BV
Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV
Hữu nghị Việt Đức và BVK,
thời gian thực hiện thí điểm là
hai năm. Đến nay chỉ có hai
BV đã thực hiện thí điểm là
BV K và BV Bạch Mai. Hai
BV còn lại xin không thực
hiện do chưa đủ điều kiện.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ
Y tế Đào Hồng Lan đã có
buổi làm việc trực tiếp với
lãnh đạo, cán bộ, nhân viên
của BV Bạch Mai. Tại buổi
làm việc, lãnh đạo BV xin
dừng triển khai thí điểm tự
chủ do nhiều nguyên nhân
và đề nghị được thực hiện
theo quy định tại Nghị định
60/2021 về cơ chế tự chủ tài
chính của đơn vị sự nghiệp
công lập. Không lâu sau khi
BV Bạch Mai xin thôi tự
chủ toàn diện, BV K (đơn
vị thứ hai thực hiện tự chủ
toàn diện) cũng xin thôi tự
chủ toàn diện và muốn được
tự chủ theo Nghị định 60.
Theo lãnh đạo BV K, tự
chủ toàn diện có nhiều ưu
điểm trong nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động, giảm áp
lực chi cho ngân sách nhưng
mỗi ngành nghề có đặc thù
riêng. Trong ngành y, thực
hiện tự chủ toàn diện tại thời
điểm này chưa phù hợp. Việc
chọn BV đầu ngành để thí
điểm sẽ khó đánh giá hiệu quả
bởi dù tự chủ hay không thì
vẫn có lượng lớn bệnh nhân
đến khám và điều trị, ít có sự
thay đổi.•
BV K xin dừng thực hiện thí điểmtự chủ toàn diện do nhiều nguyên nhân. Trong ảnh: Người dân
làmthủ tục thămkhámbệnh tại BV K Cơ sở 3. Ảnh: Vnanet
Những người bị ong đốt đang được điều trị tích cực tại BV đa khoa
tỉnhHòa Bình. Ảnh: BVCC
Theo báo cáo của BộY tế, sau khi rà soát, cập nhật các quy
định, cơ chế, chính sách liên quan đến các nội dung tự chủ
của các đơn vị công lập. Bộ Y tế nhận thấy các nội dung thí
điểm tự chủ của BV được quy định trong Nghị quyết 33 đều
đã được quy định cụ thể trong các nghị định của Chính phủ
mới được ban hành trong năm 2020 và 2021.
Vì vậy, BộY tế báo cáo và kiến nghị dừng thí điểm cơ chế
tự chủ theo Nghị quyết 33 ngày 19-5-2019 tại BV Bạch Mai
và BV K, hai BV này sẽ chuyển sang cơ chế tự chủ theo Nghị
định 60/2021.
Ngày 8-11, BV đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết vừa cấp
cứu nhiều người dân bị đàn ong khoái (ong mật khổng
lồ Đông Nam Á, tên khoa học là Apis dorsata) tấn công.
Theo lời kể của các bệnh nhân, khi một số người đang
chơi thể thao ở bãi cỏ cách bìa rừng khoảng 15 m thì xuất
hiện 2-3 con ong khoái bay xung quanh, sau đó bất ngờ
tấn công người.
Khi một người đập chết một con ong, từ cánh rừng gần
đó xuất hiện một đàn ong với số lượng hàng ngàn con
bay đến tấn công mọi người. “Có những người bị ong đậu
kín vùng đầu, mặt, cổ và hai cánh tay, đàn ong tạo ra âm
thanh vô cùng đáng sợ. Mọi người phải chạy hàng cây số
mới thoát khỏi sự truy đuổi của chúng” - một nạn nhân
bị ong đốt kể lại. Ngay sau khi bị ong tấn công, hơn 10
người được đưa lên ô tô, chở thẳng đến BV đa khoa tỉnh
Hòa Bình cấp cứu.
Trong số các bệnh nhân nhập viện cấp cứu, có bốn
người bị nhiễm độc nặng do hơn 50 vết ong đốt ở vùng
đầu, mặt, cổ, phải nhập Khoa hồi sức tích cực chống độc;
hai trong số đó kèm theo triệu chứng sốc phản vệ. Ngoài
ra, một số người bị ong đốt ít hơn, triệu chứng nhẹ, sau
khi được cấp cứu, sức khỏe ổn định đã xin về nhà tiếp tục
theo dõi. Trong quá trình cấp cứu cho bệnh nhân, nhân
viên y tế còn bắt được ba con ong và nhổ được rất nhiều
ngòi ong trên cơ thể người bệnh.
THẢO ĐAN
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 9-11-2022
Bệnh viện Bạch Mai
và Bệnh viện K dừng
tự chủ toàn diện
Sau thời gian thực hiện thí điểmtự chủ toàn diện, BVKvà BVBạchMai
đều xin dừng thực hiện do nhiều nguyên nhân.
4 người bị ong khoái đốt nguy kịch
Bộ Y tế chủ trì,
phối hợp với các bộ,
ngành, cơ quan liên
quan tổng kết đánh
giá đầy đủ, toàn
diện việc thực hiện
Nghị quyết 33.
TP.HCMxửphạt
nhiềunhà thuốc, công ty
mỹphẩm
Ngày 8-11, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa ra quyết
định phạt nhiều nhà thuốc và cơ sở sản xuất mỹ phẩm
trên địa bàn TP.
Cụ thể, phạt hộ kinh doanh nhà thuốc Minh Khang
(22 Lê Văn Lương, phường Tân Phong, quận 7) tổng
cộng 37,5 triệu đồng. Lý do: Để lẫn sản phẩm không
phải thuốc cùng với thuốc, không lưu giữ chứng từ,
tài liệu có liên quan đến lô thuốc; không tuân thủ các
quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, không
thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, bán thuốc kê đơn
khi không có đơn thuốc.
Tiếp đó, 36,5 triệu đồng là số tiền mà hộ kinh
doanh nhà thuốc Minh Thi (125 Huỳnh Tấn Phát,
phường Tân Thuận Đông, quận 7) bị phạt do người
chịu trách nhiệm chuyên môn vắng mặt trong thời
gian hoạt động, để lẫn sản phẩm không phải thuốc
cùng với thuốc. Không lưu giữ chứng từ, tài liệu có
liên quan đến lô thuốc, không tuân thủ các quy định
về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, không thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ và không để thuốc đã hết hạn
dùng ở khu vực biệt trữ.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng phạt hộ kinh doanh
nhà thuốc Kim Châu (195 Thoại Ngọc Hầu, phường
Phú Thạnh, quận Tân Phú) số tiền 13,5 triệu đồng do
để lẫn sản phẩm không phải thuốc cùng với thuốc,
không lưu giữ chứng từ, tài liệu liên quan đến lô thuốc,
không tuân thủ các quy định về thực hành tốt cơ sở
bán lẻ thuốc. Cạnh đó, nhà thuốc Hồng Hạnh (125 An
Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân) bị
phạt 38,5 triệu đồng do người chịu trách nhiệm chuyên
môn vắng mặt trong thời gian hoạt động, để lẫn sản
phẩm không phải thuốc cùng với thuốc. Không lưu giữ
chứng từ, tài liệu liên quan đến lô thuốc. Không tuân
thủ các quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc,
bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc.
Với sai phạm mua, bán thuốc không có chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược, hộ kinh doanh nhà
thuốc An Bình 2 (322 Long Phước, khu phố Long
Thuận, phường Long Phước, TP Thủ Đức) bị phạt
25 triệu đồng. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng phạt
Công ty TNHH MTV Thiên Nhiên Việt (18A Sông
Nhuệ, phường 2, quận Tân Bình) 35 triệu đồng, buộc
cải chính thông tin do quảng cáo mỹ phẩm có nội
dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo
quy định.
Công ty TNHH SX và TM Nguyễn Quách (25
đường 4C, khu phố 4, phường An Lạc A, quận Bình
Tân) bị phạt 70 triệu đồng do sản xuất kem dưỡng
trắng da chống nắng Careleeser (lọ 10 g, số lô
02062202, NSX 2-6-2022, HSD 2-6-2025) không
đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều
khối lượng và khối lượng trung bình. Tiếp đến, 70
triệu đồng là số tiền Công ty TNHH MTV SX-TM-
DV Cẩm Tú Darling (312/32 Kinh Dương Vương,
phường An Lạc, quận Bình Tân) bị phạt, lý do sản
xuất sơn móng tay Darling Tone đỏ cam (16 ml, số
lô 0302, NSX 23-2-2022, HSD 24-2-2025) có chứa
chất màu pigment orange 5, chất không được phép sử
dụng trong mỹ phẩm. Ngoài tước quyền sử dụng giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm trong hai
tháng, công ty buộc phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ
sản phẩm nêu trên.
TRẦN NGỌC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook