257-2022 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư 9-11-2022
NGUYỄNCHÂU
C
hủ tịch UBND TP.HCM
Phan Văn Mãi vừa ký ban
hành Quyết định 3709 kèm
theo kế hoạch triển khai thực
hiện cuộc vận động “Người dân
TP.HCM không xả rác ra đường
và kênh rạch, vì TP sạch, xanh
và thân thiện môi trường” giai
đoạn 2022-2025.
Giải quyết dứt điểm
các điểm ô nhiễm
do tồn đọng rác
Trong kế hoạch triển khai thực
hiện cuộc vận động “Người dân
TP.HCM không xả rác ra đường
và kênh rạch, vì TP sạch, xanh
và thân thiện môi trường” giai
đoạn 2022-2025 có nêu nhiều
mục tiêu và từng giai đoạn thực
hiện để các đơn vị có liên quan
triển khai theo.
Theo đó, giai đoạn 2022-2023,
tiếp tục thực hiện và duy trì 100%
phường, xã, thị trấn tổ chức đối
thoại với người dân về thực trạng
vấn đề vệ sinh môi trường trên
địa bàn. Trên cơ sở đó, tuyên
truyền, vận động ý thức người
dân bảo vệ môi trường; lắng nghe
những góp ý, hiến kế trong công
tác quản lý lĩnh vực môi trường.
Giai đoạn này, TP cũng phấn đấu
giải quyết 100% các kiến nghị
của người dân theo thẩm quyền
của phường, xã, thị trấn.
Bên cạnh đó, TP phấn đấu giải
quyết dứt điểm 100% các điểm
ô nhiễm môi trường do tồn đọng
rác thải; không để tái phát và phát
sinh thêm điểm ô nhiễm; tăng tỉ lệ
chuyển hóa điểm ô nhiễm thành
các khu sinh hoạt cộng đồng. Song
song, phấn đấu 70% phường, xã,
thị trấn có ít nhất một công trình
phát triển mảng xanh tại các khu
dân cư hiện hữu.
Trong giai đoạn 2024-2025,
TP.HCM tiếp tục duy trì và giữ
vững các chỉ tiêu đã đạt được trong
giai đoạn 2022-2023 và phấn đấu
nhiềumục tiêuquan trọngkhác. Cụ
thể, phấn đấu 100% phương tiện
thu gom rác sinh hoạt tại nguồn
được chuyển đổi, đáp ứng yêu cầu
kỹ thuật, chất lượng vệ sinh và
bảo vệ môi trường theo quy định;
100% khu phố, ấp sạch, không xả
rác ra đường và kênh rạch; 100%
phường, xã, trị trấn đạt tiêu chí
“phường, xã, thị trấn sạch, xanh
và thân thiện môi trường”.
2đoạn củadựán
cao tốcBắc -Nam
cần tháogỡnhiều
vấnđề
Ban quản lý dự án (QLDA) 7 - chủ đầu
tư dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết
(dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai
đoạn 1) cho biết dự án đang trong giai
đoạn nước rút để kịp thông tuyến vào ngày
31-12. Lãnh đạo Bộ GTVT vừa có buổi
kiểm tra công trường để thúc tiến độ đoạn
cao tốc này.
Ban QLDA 7 thông tin hiện nay dự án
còn chậm tiến độ, song ban đã lên các
phương án khắc phục một số tồn tại nhằm
bắt kịp tiến độ.
Theo đó, chủ đầu tư đã yêu cầu các nhà
thầu phải khắc phục một cách tổng thể có
hệ thống từ tổ chức thi công đến quản lý
chất lượng. Đồng thời, yêu cầu lãnh đạo
cấp cao của nhà thầu thường trực tại công
trường, kịp thời chỉ đạo, đốc thúc tiến độ.
Đồng thời, Ban QLDA 7 cũng yêu cầu
các nhà thầu thi công phải quyết liệt, tập
trung tài chính và tăng cường nhân sự có
năng lực cho dự án này. Cạnh đó, các nhà
thầu cần tăng cường huy động thiết bị thi
công, tập kết vật tư như cấp phối đá dăm,
cốt liệu bê tông nhựa, thép… cho dự án.
Từ đó, đảm bảo các mốc tiến độ đã cam
kết với Chính phủ tại lễ phát động thi đua
120 ngày đêm hoàn thành công trình.
Đối với đơn vị thi công, tư vấn giám sát,
chủ đầu tư yêu cầu cần tập trung triển khai
khẩn trương làm các cầu qua sông nơi dự
án đi qua.
Bộ GTVT cũng đánh giá hiện nay khối
lượng công việc tại dự án còn rất nhiều.
Trong đó, toàn bộ tuyến chính và đắp
hai đầu cầu trên toàn dự án đều là nhiệm
vụ trọng tâm của các đơn vị. Vì vậy, Bộ
GTVT cũng đề nghị Ban QLDA 7 cần rà
soát quá trình thi công, chậm ở đâu xử lý
ở đó.
Tương tự, cao tốc Phan Thiết - Dầu
Giây (dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam
giai đoạn 1) cũng đang được các đơn vị thi
công nỗ lực hoàn thiện trước ngày 31-12.
Theo đó, Ban QLDA Thăng Long - chủ
đầu tư đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu
Giây cho biết dự án gặp nhiều khó khăn
về thời tiết trong quá trình thi công. Tuy
nhiên, chủ đầu tư và các nhà thầu đang nỗ
lực hoàn thành đúng tiến độ, đưa ra nhiều
nhiệm vụ mấu chốt để đưa dự án về đích
đúng kế hoạch.
Theo Ban QLDA Thăng Long, hiện nay
giá trị sản lượng đạt 72,12% tổng khối
lượng dự án.
Bộ GTVT cũng đề nghị chủ đầu tư và
các nhà thầu khắc phục khó khăn. Đồng
thời, bộ yêu cầu chủ đầu tư cần đôn đốc
nhà thầu đưa thêm thiết bị, nhân công, tài
chính để đảm bảo tiến độ dự án như kế
hoạch đã đề ra.
ĐÀO TRANG
Đoạn cao tốc VĩnhHảo - Phan Thiết của dự án
cao tốc Bắc - Namđang ráo riết khắc phục khó
khăn để hoàn thành trước ngày 31-12. Ảnh: ĐT
TP.HCMsẽgiải quyết
100%cácđiểm
ônhiễmmôi trườngdorác
TP.HCMđặt mục tiêu đến hết năm2023 phấn đấu giải quyết 100% các điểm
ô nhiễmmôi trường do tồn đọng rác thải, không để tái phát và phát sinh thêm
điểmô nhiễm.
Điểmtập kết rác An Sương ở quận 12 đã được xóa và cải tạo thànhmảng xanh. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Trong giai đoạn
2024-2025, TP.HCM
tiếp tục duy trì và giữ
vững các chỉ tiêu đã đạt
được trong giai đoạn
2022-2023 và phấn đấu
nhiều mục tiêu quan
trọng khác.
Phát triển phần mềm quản lý trực tuyến
Để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, UBNDTP.HCM đã xác
định nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó, TP tiếp tục duy trì triển khai, phát triển phần mềm quản
lý trực tuyến để tiếp nhận và xử lý ý kiến, phản ánh của người dân
về tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch, các điểm gây ô nhiễm môi
trường, hành vi vi phạm về môi trường. Đồng thời, giải quyết triệt để
các phản ánh của người dân về vệ sinh môi trường và trật tự đô thị
theo thẩm quyền.
TP cũng tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh
vực môi trường. Đồng thời, triển khai việc sử dụng hình ảnh trích xuất
từ camera tại các khu dân cư nhằm thực hiện xử lý vi phạmvệ sinhmôi
trường bằng hình thức gián tiếp.
TP yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, giải
quyết các điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải và duy trì chất lượng vệ
sinh tại các khu vực đã cải tạo và không để phát sinh điểm ô nhiễm
mới; quy định trách nhiệm của UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện
đối với tình trạng phát sinh rác thải bừa bãi trên đường…
Xử lý nghiêm các
trường hợp gây ô nhiễm
Thời gian qua, nhiều địa phương
trên địa bànTP.HCMđã triển khai
hiệu quả cuộc vận động “Người
dân TP.HCM không xả rác ra
đường và kênh rạch, vì TP sạch,
xanh và thân thiện môi trường”
bằng nhiều giải pháp cụ thể.
Theo đại diện UBND quận 12,
thời gian qua, quận đã duy trì
chất lượng vệ sinh tại các khu
vực đã cải tạo và không để phát
sinh điểm ô nhiễmmới. Kết quả,
quận đã giải quyết 78/78 điểm ô
nhiễm về rác thải, trong đó đã
chuyển hóa thành khu sinh hoạt
cộng đồng là 33 điểm (sân bóng
chuyền, công viên, vườn hoa…).
UBND 11 phường trên địa
bàn quận thường xuyên kiểm
tra công tác vệ sinh môi trường.
Đồng thời, quận cũng thực hiện
tiếp nhận và xử lý phản ánh của
người dân qua trang thông tin
điện tử quận, Facebook, Zalo,
kiến nghị của phường...
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp
tục đẩy mạnh và duy trì công tác
tuyên truyền, vận động người dân
tham gia bảo vệ môi trường trên
địa bàn quận; đổi mới các hình
thức tuyên truyền đối với nhóm
đối tượng công nhân, người lao
động tại các nhà máy, cơ sở sản
xuất... Đồng thời, kiên quyết
xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm về vệ sinh môi trường tại
cấp phường để tạo tính răn đe
và nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của người dân, cơ sở sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn” - vị
đại diện này chia sẻ.
Ông Đỗ Hữu Cường, Chủ tịch
UBND phường Đa Kao, quận
1, cho biết: Thời gian vừa qua,
UBND phường đã phối hợp với
các ban ngành, đoàn thể thực
hiện nhiều chương trình nhằm
bảo vệ môi trường. Trong đó,
phường đã phát động phong trào
ra quân thực hiện tổng vệ sinh
môi trường, chung tay quét, thu
dọn các vật dụng cồng kềnh, bôi
xóa các điểm quảng cáo.
“UBNDphường luônđồnghành
cùng người dân trên địa bàn tiếp
tục duy trì và bảo đảm tăng cường
thêm các mảng xanh. Đồng thời,
tuyên truyền đến người dân nâng
cao ý thức chung tay giữ gìn vệ
sinh môi trường; tiết giảm, tái
sử dụng, tái chế và phân loại rác
tại nguồn; hạn chế và hướng tới
không sử dụng túi nylon khó phân
hủy” - ông Cường nói.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook