257-2022 - page 2

2
Dù phải nén toàn bộ phần báo cáo của TAND Tối cao,
VKSND Tối cao và các báo cáo của Chính phủ về phòng
chống tham nhũng, tội phạm, vi phạm pháp luật vào một
ngày làm việc, vừa nghe vừa thảo luận nhưng phiên làm
việc của Quốc hội (QH) hôm qua đã diễn ra đầy hấp dẫn.
Hấp dẫn vì rất hiếm hoi, đại biểu (ĐB) QH như ông
Hoàng Đức Thắng được trao đổi, tranh luận trực tiếp
về vụ án cụ thể mà ông theo đuổi: Vi phạm pháp luật
trong bán gỗ tang vật trong vụ án ở Quảng Trị từ nhiều
năm trước.
Hiếm hoi là bởi nguyên tắc của tư pháp - thẩm phán
độc lập, chỉ tuân theo pháp luật - nên dù QH có quyền
giám sát tối cao thì vẫn còn tranh cãi QH có thể đi sâu
đến đâu vụ án cụ thể.
Và trong sự hiếm hoi ấy, cả Chánh án TAND Tối cao,
Viện trưởng VKSND Tối cao đã cùng tranh luận, trao đổi
qua lại về việc quá trình xử lý vụ án, các cơ quan tố tụng
đã có một số sai phạm nhưng liệu sai phạm ấy có làm sai
lệch bản chất vụ án buôn gỗ lậu vốn đã được đưa ra xét
xử đủ hai cấp sơ, phúc thẩm theo luật định, và sai phạm
ấy có đến mức phải xử lý hình sự…
Tranh luận công khai trên nghị trường còn dẫn ĐB
Quảng Trị đến đề xuất QH khởi động điều khoản trong
Luật Tổ chức QH, lập Ủy ban lâm thời giám sát, phân
định, đánh giá lại vụ án này.
Chỉ một buổi thảo luận thì QH khó kết luận sự việc này.
Nhưng tinh thần theo đuổi đến cùng của ĐBQH cũng như
sự tạo điều kiện của vị phó chủ tịch QH trong vai chủ tọa
điều hành là chi tiết đáng chú ý ở phiên họp này.
Đặt trong bối cảnh phần nhiều phát biểu tại nghị
trường là về các chủ đề kinh tế - xã hội thì những ý kiến
của ĐBQH hôm qua về các con số, dù rất nhỏ trong báo
cáo tư pháp là rất đáng quý. Vì nó cho thấy QH vẫn dành
sự quan tâm cho lĩnh vực vốn dễ xảy ra vi phạm quyền
con người này.
Một số ĐBQH nhắc tới 20 bị can phải đình chỉ do
không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành
tội phạm - con số rất nhỏ so với 155.093 bị can trong
hàng vạn vụ án đã đưa ra khởi tố, điều tra trong năm qua.
Rất nhỏ nhưng giải trình của Viện trưởng VKSND Tối cao
cho thấy trách nhiệm của vị đứng đầu công tố cả nước:
“Tôi phấn đấu con số 20 này phải giữ hoặc kéo thấp
được coi là yếu tố chính thúc
đẩy việc vi phạmpháp luật đất
đai. Việc vi phạm này được
cân đo, đong đếm và người
kinh doanh sẽ quyết định vi
phạm pháp luật.
“Lúc này, giá phải trả của
việc vi phạm pháp luật đất
đai chủ yếu bao gồm tiền bồi
thường cho những người bị
thiệt hại về quyền lợi, tác động
tiêu cực đến sự phát triển lâu
dài của địa phương, sự trừng
phạt có thể xảy ra và làmmất
đi tương lai chính trị của người
có chức vụ, quyền hạn có liên
quan” - ông Hoàn nói. Thiệt
hại đối với doanh nghiệp sẽ
bao gồm chi phí bỏ ra, vốn,
tiền phạt, thậm chí là bị truy
cứu trách nhiệm hình sự nếu
bị điều tra, truy tố.
“Do đó, việc tăng cường
thực thi pháp luật đất đai có
hiệu quả sẽ có tác động rất lớn,
rất quan trọng đến những chi
phí, hậu quả khi cá nhân, tổ
chức vi phạm pháp luật phải
bỏ ra và gánh chịu” - ông
Hoàn nói và khuyến nghị:
“Nếu thực thi pháp luật về
đất đai không nghiêm sẽ dẫn
đến tình trạng vi phạm pháp
luật đất đai ngày càng tăng
và ngược lại”.
Năm chiêu lách luật
để tham nhũng
Trong công tác đấu thầu,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp, ĐB Nguyễn Thị Thủy
(Bắc Kạn) đã phản ánh năm
chiêu trò lách luật phổ biến
trong khi thực hiện đấu thầu.
Một là chia nhỏ các gói
thầu để áp dụng hình thức
chỉ định thầu. “Để lách quy
định này, tình trạng chia nhỏ
các gói thầu để áp dụng chỉ
định thầu diễn ra phổ biến
trên thực tế và đã được thể
hiện trong nhiều kết luận
thanh tra, điều tra vụ án, vụ
việc” - bà Thủy nói.
Bà dẫn chứng vụ việc liên
quan tới một bệnh viện đa
khoa tỉnh. Kết luận thanh tra
của tỉnh đã chỉ rõ giá trị hàng
hóa mua sắm của bệnh viện
chỉ là hơn 95 tỉ đồng nhưng
giám đốc bệnh viện đã ban
hành 1.165 quyết định chỉ
định thầu với giá trị mỗi gói
thầu đều dưới 100 triệu đồng.
Ở chiêu trò này, bà Thủy
cho rằng còn có việc lợi dụng
quy định về chia tách gói thầu
để mỗi nhà thầu thân hữu
chiếm một phần. Có những
trường hợp lại gom nhiều
gói thầu nhỏ thành gói thầu
hết sức phức tạp mà chỉ một
doanh nghiệp cụ thể mới đáp
ứng được, từ đó tránh được
các thủ tục đấu thầu thực sự
cạnh tranh.
Hai là cài cắm các điều
khoản “mớm thầu” để “cài
thầu quen, chèn thầu lạ”. Ba
là thiết lập “quân xanh, quân
đỏ” để thông thầu. Bà Thủy
đánh giá đây vẫn là “mảng
tối” trong đấu thầu thời gian
vừa qua, đã tạo ra nhiều cuộc
thầu nội bộ, thiếu tính cạnh
tranh, thu lợi bất chính. ĐBQH
tỉnh Bắc Kạn cho rằng sự tiếp
tay của bên mời thầu là chủ
đầu tư đã tạo ra một vở kịch
để “quân đỏ” đường đường
chính chính trúng thầu.
Bốn là móc ngoặc với thẩm
định giá để nâng khống giá
trị gói thầu. Chẳng hạn, vụ án
tại BV Tim Hà Nội, giá mỗi
stent nhập khẩu chỉ 8-11 triệu
đồng nhưng giá thẩm định
và giá trúng thầu đã vọt lên
36-42 triệu đồng mỗi stent,
tăng 28-31 triệu đồng.
Theo bà Thủy, pháp luật
đã giao cho đơn vị thẩm định
giá chức năng quá lớn nhưng
hậu kiểm thì “rất hạn chế”.
Cuối cùng là tình trạng
nhũng nhiễu, tiêu cực khác
CHÂNLUẬN-ĐỨCMINH
N
gày8-11,Quốchội (QH)
nghe và thảo luận các
báo cáo về tình hình tội
phạm, vi phạm pháp luật, báo
cáo phòng chống tham nhũng
(PCTN) và báo cáo của các
cơ quan tư pháp.
Về báo cáo PCTN, nhiều
đại biểu (ĐB) tán thành và
làm rõ thêm những thực tế
của tham nhũng.
Tham nhũng trong
lĩnh vực đất đai
ĐBLê ThanhHoàn (Thanh
Hóa) đề nghị Chính phủ tăng
cường thực thi pháp luật và xử
lý nghiêmhành vi sử dụng đất
bất hợp pháp, với ý nghĩa đây
là việc được quyền sử dụng
nguồn lực đất đai thông qua
hành vi trái pháp luật.
“Cũng giống như các hành
vi phạm tội thông thường dưới
góc độ kinh tế, sử dụng đất
trái pháp luật có thể được coi
là hành vi kinh tế dựa trên vấn
đề quyết định về chi phí và
lợi ích. Những người vi phạm
pháp luật đạt được những lợi
ích bất hợp pháp và những
giá trị nhất định thông qua
những hành động vi phạm
pháp luật của họ, làm thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước
và các thành viên khác trong
xã hội” - ĐB Hoàn nêu.
Thừa nhận những người đó
“cũng phải trả những chi phí
nhất định” nhưng việc theo
đuổi lợi ích rất lớn thu được
từ đất đai của các tổ chức và
cá nhân có liên quan, nhu
cầu thu ngân sách và sự cạnh
tranh để tăng trưởng kinh tế
của chính quyền địa phương
Phó Chủ tịchQHNguyễn Khắc Định chủ trì phiên thảo luận ngày 8-11. Ảnh: quochoi.vn
Phòng chống thamnhũng: “Phòng”
“chống” phải nghiêmminh
Sòngphẳng
Các đại biểu nêu thực trạng tham
nhũng đang phổ biến, từ đất
đai, lợi dụng pháp luật đến tham
nhũng vặt vãnh và đề xuất các biện
pháp khắc phục.
Tham nhũng vặt
gây bức xúc lớn cho
người dân, doanh
nghiệp, các hoạt
động của xã hội bị
chậm lại, làm xói
mòn lòng tin của
nhân dân vào đội
ngũ cán bộ.
Thời sự -
Thứ Tư 9-11-2022
trong hoạt động đấu thầu.
Bà Thủy dẫn kết quả khảo
sát của VCCI 2021 cho thấy
trong tổng số các doanhnghiệp
được khảo sát, có tới 25%
doanh nghiệp chủ động chi
trả chi phí không chính thức
khi tham gia đấu thầu. 10,3%
doanh nghiệp cho biết họ chi
trả theo gợi ý của cán bộ phụ
trách đấu thầu.
Từ đó, bà Thủy kiến nghị
ngoài công khai, minh bạch
thì khi sửa Luật Đấu thầu, cần
tiếp tục rà soát hoàn thiện để
đảm bảo chặt chẽ, công khai
trong đấu thầu.
Tham nhũng vặt
len lỏi khắp nơi
ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà
Nội) thì đề cập đến tham
nhũng vặt và cho rằng: “Hình
thức của tham nhũng vặt rất
đa dạng và ngày càng tinh
vi, gây phiền hà, làm kéo dài
thời gian giải quyết công việc,
giải quyết không đến nơi đến
chốn, không khách quan...”.
Ông phân tích tiếp: “Với
cách làmđó, người dân, doanh
nghiệp phải đi lại nhiều lần,
đòi hỏi phải quà cáp, biếu
xén... Nhiều vụ việc còn đòi
hỏi “phí bôi trơn”. Đáng sợ
việc này ngày càng trở nên
phổ biến, có thể gặp ở trong
mọi lĩnh vực như khám chữa
bệnh, làmcác thủ tục hải quan,
xây dựng, tư vấn đất đai, các
kỳ thi tuyển dụng, bổ nhiệm
cán bộ, làm luận văn, luận
án, phong học hàm, học vị,
các kỳ thi âm nhạc...”.
Theo ông Trí, những người
thamnhũng vặt lợi dụng kẽ hở
về cơ chế, chính sách, pháp
luật, tranh thủ sự thiếu hiểu
biết về pháp luật của công dân,
tận dụng tối đa vị trí công tác
họ đang nắm giữ để đòi hỏi
“lót tay”, yêu cầu “bôi trơn”.
Tình trạng tham nhũng vặt
đã gây bức xúc lớn cho người
dân, doanh nghiệp, đã làm
chùn bước nhà đầu tư nước
ngoài, làm cho các hoạt động
của xã hội bị chậm lại, làm
xói mòn lòng tin của nhân dân
vào đội ngũ cán bộ.
“Việc PCTN vặt chỉ có thể
làm được tốt hơn, hiệu quả
hơn khi có sự vào cuộc của
cả xã hội, nhất là của quần
chúng nhân dân” - ôngTrí nói.
Phát biểu kết luận nội dung
phiên họp, Phó Chủ tịch QH
Nguyễn Khắc Định nêu rõ
sau một ngày làm việc khẩn
trương, sôi nổi, dân chủ, trách
Quan sát nghị trường
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook