257-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 9-11-2022
Tiêu điểm
(Tiếp theo trang 1)
Họ đã nói
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
, Phó Chánh án TAND TP.HCM:
Cần luật sư có mặt từ giai đoạn soạn thảo,
ký kết hợp đồng
Các DN Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc giao kết và thực hiện
hợp đồng, luôn ở vai trò là người yếu thế khi gặp sự cố.
Ví dụ vụ các container hạt điều trị giá hàng chục triệu USD xuất khẩu. Các
DN Việt Nam đã thực hiện hợp đồng với phương thức thanh toán “nhờ thu”,
hay còn gọi là “trả tiền nhận chứng từ D/P”. Rủi ro đã xảy ra bộ chứng từ gốc
từViệt Namchuyển quaÝ đã“không cánhmà bay”. Đồng nghĩa với việc người
bánViệt Namđứng trước nguy cơmất trắng số hàng. Vì tập quán vận tải hàng
hải quốc tế buộc các hãng tàuphải giaohàng chongười nhậnhàng khi họ xuất
trình vận đơn gốc tới hãng tàu. May mắn sau đó các bộ, ngành, cơ quan của
Việt Nam trong nước và nước ngoài tích cực hỗ trợ để sớm giúp DN thu hồi.
Việc thamgia của LS giúp giải quyết nhanh chóng và triệt để các tranh chấp.
Cụ thể, vụ kiện về quyền sở hữu trí tuệ giữa một DN nước ngoài và một công
ty trong nước. LS của hai DN đã trao đổi và tham chiếu quy định pháp luật.
LS của công ty trong nước nhận ra sự vi phạm của thân chủ mình. Hai bên đã
chọn phương án hòa giải đối thoại tại tòa án. Vụ án nhanh chóng kết thúc.
Qua đó tôi cho rằng các DN cần có sự hỗ trợ của LS từ giai đoạn soạn thảo,
ký kết hợp đồng. Khi có tranh chấp thì căn cứ theo hợp đồng sẽ dễ giải quyết.
HOÀNG YẾN
ghi
Ông
LÊ DUY HIỆP
, Chủ tịch Hiệp hội DN Logistics Việt Nam:
DN cần cập nhật sự thay đổi của pháp luật
Hệ thống pháp luật bao gồm luật và các văn bản dưới luật rất phức tạp,
có khi chồng chéo, mâu thuẫn và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Điều này đòi hỏi DN phải tự nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật, phải
có các chuyên viên về pháp luật làm việc tại DN hoặc thuê ngoài theo thời
gian, vụ việc…
DN phải đầu tư nhất định vào việc kiểm soát tính tuân thủ pháp luật nhằm
tránh, giảm thiểu các rủi ro, tranh chấp, kiện tụng có thể xảy ra. Cạnh đó, việc
kiện toàn hệ thống pháp luật, tránh chồng chéo, tránh việc hiểu theo nhiều
cách khác nhau, tránh hướng dẫn thực hiện cómâu thuẫn là hết sức cần thiết
đối với các cơ quan lập pháp và hành pháp.
YẾN CHÂU
ghi
Doanhnghiệpcầncóluậtsưđồnghành
Việc có luật sư hay bộ phận pháp chế thamgia thường trực sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tranh chấp
với đối tác, khách hàng, cũng như ổn định quan hệ nội bộ.
N G À Y P H Á P L U Ậ T V I Ệ T N A M 9 - 1 1
LÀM ĂN THỜI HỘI NHẬP
LS LÊ THÀNHKÍNH
C
ác doanh nghiệp
(DN) Việt Nam
có thể sử dụng luật
sư (LS) như một công
cụ để ngăn ngừa rủi ro
để yên tâm phát triển
thành công công việc
kinh doanh của mình.
Cần có luật sư
trong hoạt động
DN
ThôngthườngcácDN
ViệtNamchỉsửdụngLS
khi côngviệckinhdoanh
của họ cóphát sinh tranh
chấp. Tuy nhiên, một kế
hoạch kinh doanh hoàn
hảo và khôn ngoan cần
đề phòng các rủi ro và
các vấn đề khôngmong
muốn trong tương lai
thì sự tham gia của các LS vào hoạt
động của DN là hoàn toàn cần thiết.
Vai trò của LS đối với các DN
không phải cho ở giai đoạn có tranh
chấpmà ngay từ việc thành lập công
ty. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài
như Saporo, Elanco, DKSH…, trước
khi quyết định kinh doanh tại Việt
Nam thường tham vấn đội ngũ LS
rất kỹ càng về các vấn đề pháp lý và
môi trường đầu tư của nước sở tại.
Các doanh nhân Việt Nam khi có
ý định thành lập DN có thể sử dụng
LS để tư vấn lựa chọn đúng cơ cấu
DN, chọn địa điểm hoạt động, soạn
thảo hợp đồng góp vốn…Tuy nhiên,
trên thực tế, các doanhnhânViệtNam
thường tự mình thực hiện các công
việc này hoặc sử dụng dịch vụ giản
đơn để thực hiện các công việc thành
lậpDNnhằm tiết kiệmchi phí tối đa.
Trong hoạt động thường niên, các
DN sẽ phải tuân thủ một số yêu cầu
của pháp luật vềDNnhư: Duy trì tình
trạng pháp lý, tổ chức họp cổ đông,
ban lãnh đạo, làm việc với các đối
Sự tham gia của LS
giúp ích cho DN bảo vệ
sở hữu trí tuệ, như hỗ
trợ đăng ký thương hiệu,
phát minh, sáng chế và
đưa ra chiến lược để bảo
vệ…”
LS
Lê Thành Kính
Chung tay lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, mỗi chúng ta bằng những hành động cụ
thể,thiếtthực,chungtaylantỏatinhthầnthượngtônphápluật,gópphầnđưaHiến
pháp và pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức và hành động của mỗi người dân,
DN,củacơquan,tổchứcvàtoànxãhội.Tinhthầnđóphảitrởthànhchuẩnmựcthực
thi, tuân thủ và vănhóa trong xã hội.
Việc xâydựng - phổbiến - thực thi - giámsát pháp luật được thực hiện tốt sẽbiến
nhữnggiá trị vănhóa ấy thànhnguồn lực quan trọng củađất nước…
(Trích phát biểu của Thủ tướng tại lễ mít-tinh hưởng ứng
ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2022)
Trong thực tiễn, không ít doanh
nghiệp (DN) Việt Nam chưa quan tâm
đúng mức đến vấn đề pháp lý trong
làm ăn, giao kết hợp đồng. Nhiều
trường hợp do thiếu hiểu biết pháp luật
mà DN phải chịu rủi ro, gánh chịu thiệt hại nặng nề.
Không ít DN còn khá lơ mơ về thời hạn khiếu nại, thời
hiệu khởi kiện, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng,
biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng hay các
trường hợp được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Chính vì vậy, họ thường chịu nhiều thiệt thòi khi xảy ra tranh
chấp.
DN ở ta khi ký hợp đồng thường rất chủ quan, luôn tin
tưởng vào đối tác, cứ nghĩ rằng không sao đâu, không đến
nỗi nào. Ngay cả việc lựa chọn phương thức và cơ quan giải
quyết tranh chấp, họ cũng thường “chiều” theo ý của đối
tác. Đến khi gặp chuyện, mọi thứ hoàn toàn không như ta
nghĩ. Đọc kỹ lại hợp đồng, DN ở ta mới tá hỏa trước điều
khoản thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Đối tác đã khéo
léo lựa chọn phương thức và cơ quan giải quyết có lợi cho
họ. Có DN than trời vì phải cắp tráp sang tận Singapore hầu
kiện, mà không phải chỉ một lần…
Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp và cơ
quan tài phán (tòa án hay trọng tài, trong nước hay nước
ngoài) là một việc rất quan trọng, đòi hỏi DN phải được
tư vấn để cân nhắc về các mặt ưu, nhược, từ đó kiên trì
đàm phán, thỏa thuận sao cho có lợi cho mình nhất.
Vì vậy, tôi cho rằng nếu thấy tự mình không thể hiểu
biết rành rọt về pháp luật thì các DN nên thuê luật sư
làm việc thường xuyên cho mình hoặc chí ít cũng có luật
sư tư vấn khi soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng,
nhất là với các hợp đồng có giá trị lớn. Khi việc thực
hiện hợp đồng bắt đầu có dấu hiệu vi phạm và phát sinh
tranh chấp, DN càng cần có luật sư bên cạnh để được cố
vấn nhằm giải quyết tranh chấp có lợi nhất cho mình.
DN không nên để quá muộn (khi đã ra đến tòa án hoặc
trọng tài) mới bắt đầu nghĩ đến việc tìm luật sư mà hãy
luôn có luật sư bên cạnh ngay từ ban đầu!
NGUYỄN CÔNG PHÚ,
nguyên Phó Chánh Tòa Kinh tế - TAND TP.HCM,
hiện là luật sư và là trọng tài viên Trung tâm Trọng tài
quốc tế Việt Nam
tác, bố trí nhân sự…Sự thamgia của
LS vào quá trình hoạt động của DN
sẽ giúp cho hoạt động quản trị vận
hành ổn định và hợp pháp.
Thiếu vắng sự tư vấn và hỗ trợ của
LS sẽ khiến cácDNđứng trước nguy
cơ vi phạmpháp luật, gặp rủi ro trong
hoạt động kinh doanh hoặc phải đối
mặt với các tranh chấp giữa các chủ
sở hữu cũng như đối thủ cạnh tranh
trong nhiều năm liền như dự án.
Luật sư giúp DN bảo vệ
sở hữu trí tuệ
Đáng chúývai trò củaLS trongbảo
vệ tài sản củaDN.Mỗi DN thường có
các tài sản vô hình được pháp luật bảo
vệ. Đó chính là những thương hiệu,
hàng hóa hoặc dịch vụ đặc thù, quy
trình sản xuất…
Sự tham gia của LS giúp ích cho
DNbảo vệ sở hữu trí tuệ, đơn cử như
hỗ trợDNđăng ký thương hiệu, phát
minh, sáng chế và đưa ra chiến lược
để bảo vệ nó cũng như xử lý khi có
vi phạm xảy ra. Vai trò của LS trong
lĩnh vực này sẽ mang lại lợi thế cho
DN trước các đối thủ cạnh tranh và
kinh doanh không bình đẳng.
Nếu có sự tham gia của LS, việc
soạn thảo hợp đồng với đối tác sẽ
chặt chẽ hơn, các điều khoản phù
hợp từng hoàn cảnh, tình huống cụ
thể, tạo nhiều lợi thế cho DN khi giải
quyết các tranh chấp phát sinh.
Ngoài ra còn phải kêu đến sự tham
gia của LS trong công tác nhân sự
của DN. Từ đó, DN sẽ có những
thỏa thuận với người lao động phù
hợp với pháp luật và đảm bảo được
lợi ích của cả hai bên.•
Có luật sư, doanhnghiệpgiảmthiểurủi ro
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook