257-2022 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư 9-11-2022
Tiêu điểm
Ngày 8-11, chính trường Mỹ bước vào cuộc bầu cử giữa
kỳ. Năm nay cử tri Mỹ đi bầu lại toàn bộ 435 ghế tại Hạ
viện, 35 trong tổng số 100 ghế tại Thượng viện và 36 ghế
thống đốc bang.
Giới quan sát nhận định đảng Cộng hòa khả năng cao sẽ
giành quyền kiểm soát Hạ viện trong khi cuộc đua ở Thượng
viện sẽ khá sít sao.
Tại Hạ viện, trước bầu cử, đảng Dân chủ nắm 222 ghế và
kiểm soát Hạ viện, đảng Cộng hòa nắm 123 ghế. Trước bầu
cử, số ghế tại Thượng viện đang chia đều 50-50 cho hai đảng
nhưng phe Dân chủ nắm quyền kiểm soát nhờ lá phiếu định
đoạt của Phó Tổng thống Kamala Harris, người giữ chức chủ
tịch Thượng viện và là thành viên đảng Dân chủ.
Ở cuộc bầu cử này, hãng tin
Fox News
dự đoán đảng Cộng
hòa sẽ thắng 236 ghế hạ nghị sĩ và kiểm soát Hạ viện, đảng
Dân chủ được 199 ghế. Trung tâm Chính trị của ĐH Virginia
(Mỹ) hôm 7-11 cũng dự đoán rằng đảng Cộng hòa sẽ dễ
dàng giành được đa số ở Hạ viện, giành thêm được 24 ghế.
Theo giới quan sát, cuộc đua hướng đến kiểm soát
Thượng viện khả năng cao được quyết định bằng năm bang
quan trọng gồm Pennsylvania, Nevada, Georgia, Ohio và
Wisconsin. Trung tâm Chính trị của ĐH Virginia dự đoán
đảng Cộng hòa có thể giành được đa số ở Thượng viện.
Bầu cử giữa kỳ lâu nay được coi là cuộc trưng cầu dân ý
về tổng thống Mỹ đương nhiệm, dù tên họ không có trên lá
phiếu. Kết quả bầu cử giữa kỳ năm nay có thể tác động rất
lớn đến hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe
Biden cũng như xu hướng chính trị Mỹ. Việc kiểm soát dù
chỉ một viện của Quốc hội sẽ cho phép đảng Cộng hòa có
quyền dừng chương trình lập pháp của Tổng thống Biden.
Kết quả thăm dò ý kiến công bố ngày 7-11 do hãng tin
Reuters
phối hợp với công ty khảo sát thị trường Ipsos (Mỹ)
thực hiện cho thấy tỉ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Biden
đã giảm xuống còn 39%. Việc tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Biden
giảm đang củng cố quan điểm rằng đảng Cộng hòa sẽ giành
quyền kiểm soát Hạ viện và có thể cả Thượng viện sau cuộc
bầu cử giữa kỳ.
Reuters
cho biết nhóm theo dõi bầu cử Mỹ của ĐH Florida
(Mỹ) thống kê được hơn 42 triệu cử tri nước này bỏ phiếu
sớm trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, cao hơn số lượng
cử tri bầu cử sớm năm 2018. Trong số hơn 42 triệu lá phiếu
được bỏ sớm có hơn 19,3 triệu phiếu được bỏ trực tiếp và
22,7 triệu phiếu được gửi qua đường bưu điện.
Việc cử tri Mỹ tiến hành bỏ phiếu sớm đã vấp phải sự phản
đối của đảng Cộng hòa, đặc biệt là sau thất bại của cựu Tổng
thống Mỹ Donald Trump trước đảng Dân chủ của ông Biden
cũng một phần là do cử tri Dân chủ đi bỏ phiếu sớm.
Theo đài
CNN
, ông Biden không xuất hiện trước công
chúng trong ngày 8-11, giống như những người tiền nhiệm,
để tránh thu hút sự chú ý không cần thiết. Ông Biden khả
năng cao sẽ chờ đến ngày 10-11 rồi mới bình luận về kết quả
bầu cử, nếu có.
PHẠMKỲ
COP27: LHQ quyết đòi tiền
cho các nước nghèo
Lần đầu tiên hội nghị của LiênHợpQuốc chính thức đưa vào nghị sự tranh luận buộc các nước giàu
phải tích cực hơn trong việc bồi thường cho các nước nghèo đang phải gánh chịu hậu quả khí hậu.
VĨ CƯỜNG
H
ội nghị thượng đỉnh về
biếnđổi khí hậucủaLiên
Hợp Quốc (LHQ) lần
thứ 27 (COP27) đang diễn ra
tại thị trấn nghỉ mát ven biển
Sharm el-Sheikh (Ai Cập) và
kéo dài hai tuần (ngày 6 đến
18-11), với đại biểu từ gần
200 nước và vùng lãnh thổ
tham dự. COP27 là lần đầu
tiên nội dung tranh luận bồi
thường thiệt hại biến đổi khí
hậu được chính thức đưa vào
chương trình nghị sự hội nghị
khí hậu LHQ, theo hãng tin
Reuters
. Sự kiện đang được
toàn thế giới theo dõi với hy
vọng sẽ nhìn thấy các nỗ lực
mới nhất nhằm ngăn chặn
những tác động tồi tệ nhất
của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Dùng dằng
chuyện bồi thường
cả hàng chục năm
Nhu cầu thảo luận về vấn đề
bồi thường thiệt hại do biến
đổi khí hậu đã được đặt ra từ
các hội nghị COP đầu tiên,
vào đầu thập niên 1990. Tuy
nhiên, các nước phát triển, có
nền công nghiệp phát triển
thịnh vượng và đã gây tổn
thương nhiều nhất cho khí
hậu hành tinh đã nhiều lần
ngăn cản nỗ lực đưa nó vào
chương trình nghị sự. Họ sợ
rằng điều này sẽ mở ra các
yêu cầu bồi thường hàng tỉ
USD cho các nước nghèo.
Tại Hội nghị COP26 năm
ngoái ở TP Glasgow thuộc
Scotland, các quốc gia phát
triển từng bỏ phiếu chặn đề
Áp lực giải quyết
vấn đề bồi thường
ngày càng tăng khi
thiên tai ngày càng
diễn ra khắc nghiệt
cả về mức độ và
tần suất.
Cổng thông tin chính thức
của Chính phủ cho biết đoàn
Việt Nam tham dự Hội nghị
COP27doBộ trưởngBộTN&MT
TrầnHồngHà làmtrưởngđoàn
với sự thamgia củaVăn phòng
Chính phủ, các thành viên Ban
công tác đàm phán của Việt
Nam về biến đổi khí hậu từ
các bộ: KH&ĐT, KH&CN, GTVT,
NN&PTNT, Xây dựng; một số
doanh nghiệp.
COP27 đặt ra nhiệm vụ cấp bách
về biến đổi khí hậu
Trong phát biểu tại ngày họp đầu tiên Hội nghị COP27,
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết cần phải một
hiệp ước giữa các quốc gia giàu nhất và nghèo nhất thế giới
để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch;
cung cấp tài trợ để đảm bảo các quốc gia nghèo hơn có thể
giảm lượng khí thải. Người đứng đầu LHQ cũng đề nghị các
nước loại bỏ dần việc sử dụng than, theo hãng tin
Bloomberg
.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hối thúc
các nước giàu vốn phát thải nhiều khí nhà kính, trong đó có
Mỹ và Trung Quốc, đóng góp công bằng để hỗ trợ các nước
nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Cũng tại COP27, Tổng
giámđốc QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhấn
mạnh khí thải carbon cần được định giá trung bình là ít nhất
75 USD/tấn trên toàn cầu vào cuối thập niên này để đạt được
các mục tiêu về khí hậu trên thế giới.
Lũ lụt gần đây ở Pakistan đã nhấnmạnhmức độ dễ bị tổn thương củamột số nước đang phát triển
trước những thay đổi của khí hậu. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES
Một cử
tri đi bỏ
phiếu sớm
ở TPNew
York ngày
29-10.
Ảnh:
REUTERS
DânMỹđi bầu cửgiữakỳ, khảnăngđảngCộnghòa sẽ thắng
xuất về một cơ quan chuyên
quản lý tài trợ tổn thất và thiệt
hại khí hậu, thay vào đó ủng
hộ đối thoại kéo dài ba năm
để thảo luận về các khoản tài
trợ liên quan.
Dù vậy, áp lực giải quyết
vấn đề ngày càng gia tăng
khi thiên tai ngày càng diễn
ra khắc nghiệt cả về mức độ
và tần suất. Như lũ lụt năm
nay ở Pakistan làm thiệt hại
kinh tế hàng tỉ USD, hàng
trăm ngàn người mất nhà
cửa và hơn 1.000 người thiệt
mạng. Hàng triệu người châu
Phi phải di dời nhà cửa vì hạn
hán cực đoan.
Phát biểu tại hội nghị, Ngoại
trưởngAi Cập kiêm Chủ tịch
COP27 Sameh Shoukry cho
hay việc đưa chuyện bồi
thường khí hậu vào chương
trình nghị sự năm nay phản
ánh tinh thần đoàn kết giữa
các quốc gia bị ảnh hưởng vì
thảm họa khí hậu.
“Quyết định đã lần đầu
tiên tạo ra một không gian
ổn định về định chế trong
chương trình nghị sự chính
thức của COP và Thỏa thuận
Paris về biến đổi khí hậu để
thảo luận vấn đề cấp bách,
thu xếp kinh phí cần thiết
giải quyết những vấn đề hiện
còn bị bỏ trống, ứng phó với
mất mát và thiệt hại” - hãng
tin
AP
dẫn lời ông Shoukry.
Bồi thường
bao nhiêu?
Một báo cáo công bố hồi
tháng 6 của 55 nước dễ bị
tổn thương vì biến đổi khí
hậu ước tính tổng thiệt hại
của các nước này liên quan
đến khí hậu trong 20 năm
qua là khoảng 525 tỉ USD,
tương đương khoảng 20%​
GDP tổng thể của tất cả các
nước này. Một số nghiên cứu
khác ước tính đến năm 2030,
thiệt hại như vậy có thể lên
tới 580 tỉ USD mỗi năm.
Việc xác định nước nào phải
chịu trách nhiệm chi trả chi
phí cho mất mát từ các thảm
họa khí hậu cũng là vấn đề
gây tranh cãi.
Các nước dễ bị tổn thương
và các nhà vận động đã lập
luận rằng các quốc gia giàu
có phải chịu trách nhiệm bồi
thường vì đã gây ra phần lớn
biến đổi khí hậu với lượng
khí thải lịch sử của họ. Mỹ
và Liên minh châu Âu (EU)
phản đối lập luận này vì lo
ngại các trách nhiệm bồi
thường khổng lồ.
NếucácbêncủaCOPđồngý
thành lập một quỹ bồi thường
như vậy, họ sẽ cần xác định
nguồn tiền đóng góp đến từ
đâu, số tiền các nước giàu
phải góp trả và những nước
nào hoặc thảm họa khí hậu
nào đủ điều kiện để được
bồi thường.
Bên cạnh đó, hầu hết nguồn
tài chính hỗ trợ từ nước giàu
sang nước nghèo hiện cũng
đang dựa trên các khoản
vay. Các quốc gia thu nhập
thấp vốn đang phải gánh
nhiều khoản nợ, đang kêu
gọi chuyển hình thức hỗ trợ
sang nguồn tài chính viện trợ
vì không muốn chịu nhiều
khoản vay hơn nữa. Trước
tình hình này, ông Shoukry
khẳng định thế giới phải thay
đổi cách tiếp cận.
Các nước đang phát triển,
Tổng thư ký LHQ Antonio
Guterres, Tổng thốngMỹ Joe
Biden và các lãnh đạo châuÂu
đã đề xuất kêu gọi đánh thuế
lợi nhuận tăng bất thường của
các công ty năng lượng. Theo
hãng tin
AP
, sáu tập đoàn năng
lượng ExxonMobil, Chevron
(đều của Mỹ), Shell, BP (đều
củaAnh), SaudiAramco (Saudi
Arabia)vàTotalEnergies(Pháp)
có tổng lợi nhuận97,49 tỉUSD
trong giai đoạn từ tháng 7 đến
tháng 9-2022, tức là vào thời
điểmPakistan đang chịu cảnh
ngập lụt.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook