269-2022 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
S
áng 22-11, các thí sinh
ứng tuyển chức danh
phó hiệu trưởng ba
trường THPT tại TP.HCM
chính thức bước vào phần thi
trình bày đề án. Trong ngày
đầu tiên, hội đồng giám khảo
tổ chức cho ứng cử viên thi
vào Trường THPTAn Nghĩa,
huyện Cần Giờ.
Tạo cạnh tranh,
công bằng
ÔngNguyễnVănHiếu,Giám
đốcSởGD&ĐTTP.HCM, cho
biết đây là lần đầu tiên ngành
giáo dục TP tổ chức thi tuyển
chức danh phó hiệu trưởng các
trường THPT. Kỳ thi diễn ra
hai vòng. Qua vòng thi đầu
tiên, kết quả làm bài phần
thi kiến thức chung của ứng
cử viên khá tốt khi có 11/12
ứng cử viên đạt yêu cầu bước
vào vòng 2 với yêu cầu trình
bày đề án, vấn đáp. Ứng cử
viên phải xây dựng đề án thể
hiện các yêu cầu của ban tổ
chức kỳ thi cũng như trả lời
các câu hỏi chất vấn của ban
giámkhảo trong vòng 30 phút.
Theo ôngHiếu, việc tổ chức
kỳ thi sẽ tạo ra một sự cạnh
tranh lành mạnh trong cán
bộ quản lý được quy hoạch,
bổ nhiệm xứng đáng người
có năng lực chuyên môn và
giỏi nghiệp vụ quản lý. Điều
này cũng tạo tiền lệ hình thức
bổ nhiệm cấp phó ở các đơn
vị trực thuộc sở.
“Các thầy cô được quy
hoạch vào vị trí cán bộ quản
lý sẽ không chủ quan rằng chỉ
cần bản thân thể hiện được
năng lực tại trường của mình
thì sẽ được bổ nhiệm vị trí
cán bộ quản lý đó. Với cách
thi tuyển này, có nhiều ứng
cử viên ở các đơn vị khác sẽ
cùng ứng tuyển. Điều này tạo
ra sự cạnh tranh, khách quan,
công khai để có thể lựa chọn
được vị trí cán bộ quản lý tốt
hơn” - ông Hiếu nhấn mạnh.
Tìm điểm mạnh,
điểm yếu để khắc phục
Dự tuyển vào chính ngôi
trường mình đang dạy, thầy
Phạm Hải Dương, giáo viên
(GV)TrườngTHPTAnNghĩa
(huyện Cần Giờ), cho biết đã
nghiên cứu tài liệu về chuyên
môn và nghiệp vụ, chuẩn bị
đề án phát triển trong hơnmột
tháng. Theo thầy Dương, bản
thân là người dân địa phương
lại là GV của trường tham gia
ứng tuyển, đó vừa là lợi thế
nhưngđồng thời cũngbị áp lực.
Hiện Trường THPT An
Nghĩa có hiệu trưởng và một
phó hiệu trưởng phụ trách cơ
sở vật chất. Vì thế đề án của
thầy Dương tập trung vào
phần chuyênmôn của trường.
Về công tác tại Trường
THPTAn Nghĩa từ năm 2010
đến giờ, thầy Dương cho biết
trường có đội ngũ GV đoàn
kết, phối hợp tốt trong công
tác. Tuy nhiên, hạn chế lớn
nhất của trường là chất lượng
đầu vào rất thấp.
“Nếu trúng tuyển vào vị trí
phó hiệu trưởng của trường,
tôi sẽ tập trung nâng cao chất
lượng đầu vào của học sinh
(HS) bằng việc nâng cao chất
lượng đào tạo cũng như tạo
nên thương hiệu cho trường.
Khi trường có thương hiệu
sẽ có nhiều HS muốn theo
học” - thầy Dương nói.
Để phát triển nhà trường,
đội ngũ GV đóng vai trò rất
quan trọng. “Tôi sẽ đồng hành
cùng đội ngũ GV trong việc
xây dựng kế hoạch giảng dạy.
Tập trung nâng cao tinh thần
tự học, tự chủ của HS” - thầy
Dương chia sẻ.
Công tác tại Trường THPT
Nguyễn Khuyến, quận 10
nhưng thầy Nguyễn Hoàng
Tấn chia sẻ mạnh dạn ứng
tuyển vào trường ở vùng
ngoại thành vì còn trẻ, chưa
Thầy PhạmHải Dương, giáo viên Trường THPT AnNghĩa (huyện CầnGiờ), trình bày đề án
trước hội đồng giámkhảo. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Lãnh đạo tốt góp phần xây dựng
môi trường giáo dục tốt
Các thầy cô đã tự tin tham gia và qua được vòng 1 thì ai
cũng xứng đáng nhưng chắc chắn sẽ có người được chọn
và không được chọn. Hy vọng qua kỳ thi, thầy cô có điều
kiện soi lại mình, hoàn thiện tốt hơn và có cơ hội phát triển.
Đối với người được chọn, cần phát huy năng lực, tinh thần
đóng góp cho đơn vị mình trúng tuyển và ngành giáo dục
TP. TP mong muốn xây dựng môi trường giáo dục thật
tốt, hướng đếnmục tiêu choHS hưởng thụ nền giáo dục tốt
nhất, minhbạch, công khai, trung thực.Việc chọnngười lãnh
đạo tốt là điều kiện tiên quyết để thực hiện được điều này.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
DƯƠNG ANH ĐỨC
phát biểu tại lễ khai mạc vòng thi trình bày đề án
Tiêu điểm
Chiều 22-11, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa có
thông cáo báo chí công bố xét nghiệm mẫu liên quan đến
vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường iSchool Nha Trang.
Theo đó, kết quả của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy
phát hiện vi khuẩn Samonella spp, vi khuẩn Bacillus
cereus và vi khuẩn Escherrichia coli cùng trong mẫu cánh
gà chiên. Ngoài ra, vi khuẩn Bacillus cereus cũng có trong
mẫu nước mắm.
Theo Viện Pasteur Nha Trang, chủng Bacillus cereus
trong cánh gà và nước mắm là chủng sinh độc tố ly giải
hồng cầu và độc tố ruột không ly giải hồng cầu. Liên quan
đến học sinh tử vong trong vụ ngộ độc, lãnh đạo Sở Ngoại
vụ tỉnh Khánh Hòa cho biết bé trai có hộ chiếu quốc tịch
Malaysia (cha người Malaysia, mẹ người Việt Nam).
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ đã làm các
thủ tục theo quy định về ngoại giao, thông báo về trường
hợp tử vong của học sinh nam trên đến Sở Ngoại vụ
TP.HCM và Lãnh sự quán Malaysia tại TP.HCM.
Ngay sau khi cháu bé mất, từ chiều 20-11 UBND tỉnh
Khánh Hòa đã chỉ đạo UBND TPNha Trang tổ chức thăm hỏi,
động viên, hỗ trợ gia đình nạn nhân 21 triệu đồng. Ban giám
hiệu Trường iSchool Nha Trang đến nhà an ủi, động viên, giúp
gia đình lo các thủ tục cuối cùng cho học sinh đã mất.
Sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi
làm việc với Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa và các bệnh viện (BV)
về vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường iSchool Nha Trang.
Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh
Khánh Hòa, các BV trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận, điều
trị cho 648 học sinh và giáo viên Trường iSchool Nha
Trang bị ngộ độc thực phẩm. Hiện còn 205 bệnh nhân
đang điều trị trong các BV. Các bệnh nhân đã ổn định sức
khỏe, không có trường hợp phải theo dõi do trở nặng. Các
bác sĩ chẩn đoán, nhận định bệnh nhân bị nhiễm trùng,
nhiễm độc nguyên nhân do thức ăn. “Về mặt vi sinh, các
BV cũng đã nuôi cấy mẫu bệnh phẩm (cấy phân). Kết quả
cho thấy các mẫu nuôi cấy đều dương tính với vi khuẩn
Salmonella” - ông Hiệp cho hay.
Ông Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống
độc BV Bạch Mai, lưu ý người nhà và bệnh nhân cần giữ
gìn vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng. Bệnh nhân nên
đi xét nghiệm, nhập viện khi cảm thấy đau trở lại.
Ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý
khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nhận định đây là vụ ngộ độc
thức ăn lớn. Ông Dương cũng đề nghị ngành y tế tiếp tục
tăng cường chỉ đạo các BV đang thu dung bệnh nhân để
thống nhất phác đồ điều trị. Đối với các bệnh nhân đã ra
viện, ông Dương đề nghị BV có lịch hẹn tái khám và lưu ý
các triệu chứng.
HUỲNH HẢI
Huyện Cần Giờ đang có tình
trạng sau 4-5 nămcông tác, GV
vững tay nghề có xu hướng
chuyển công tác về nội thành.
Thầy cômới nhiệt huyết nhưng
kỹ năngnghiệp vụ cũng ởmức
độ nào đó. Từng là HS ở huyện
nên tôi mongmuốnứng tuyển
để xây dựng đội ngũ vững
chuyênmôn, nghiệp vụ và gắn
bó lâu dài với trường.
Thầy giáo
PHẠM HẢI DƯƠNG
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 23-11-2022
Thi tuyển phó hiệu trưởng:
Hiến kế phát triển trường
Vòng thi đề án tuyển phó hiệu trưởng cho trường THPT ở TP.HCMđã tạo cơ hội cho các thí sinh hiến kế,
trình bày ý tưởng phát triển cho trường.
vướng bận gia đình và đang
tràn đầy nhiệt huyết.
Đến với vòng 2 của kỳ thi,
thầy Tấn đã tìm hiểu đặc thù,
điểm mạnh và hạn chế của
trường qua nhiều kênh thông
tin. “Đề án tôi xây dựng dựa
trên nền tảng một số hạn chế
mà trường đang gặp phải” -
thầy Tấn bày tỏ.
Theo thầy Tấn, Trường
THPTAn Nghĩa có hơn 50%
HS có hoàn cảnh khó khăn, tỉ
lệ HS nghỉ học nhiều, điểm
đầu vào của HS khá thấp.
Về cơ sở vật chất, trường
chưa có một số hạng mục
để đảm bảo cho việc thực
hiện chương trình giáo dục
phổ thông 2018 như chưa có
máy tính, hệ thống Internet
kết nối đến từng trường. Đội
ngũ GV trên chuẩn còn chiếm
tỉ lệ thấp, việc giao lưu học
hỏi nâng cao chuyênmôn cho
GV còn ít.
Trước những khó khăn trên,
với hơn 10 năm kinh nghiệm
công tác ở trường nội thành,
thầy Tấn đề xuất sẽ vận động
các nguồn xã hội hóa để chăm
lo cho trường. Cụ thể, kêu gọi
học bổng hỗ trợ HS khó khăn,
năm 2023-2024 lắp hệ thống
Internet ở từng phòng, mục
tiêu đến năm 2030 sẽ lắp hệ
thống máy lạnh toàn trường.
Để nâng cao chất lượngGV,
thầy Tấn đề xuất kết nối với
các trường nội thành, tham
mưu hiệu trưởng tổ chức các
buổi dự giờ. Ngoài ra, thầy
Tấn cũng nhận thấy việc
tuyển dụng GV về công tác
tại trường còn gặp nhiều khó
khăn. Do đó, thầy Tấn cũng
có ý tưởng sử dụng nguồn
HS tại trường có ý định về
trường giảng dạy để bổ sung
nhân sự về hưu.•
Vụngộđộc ởTrường iSchool: Vi khuẩn trong cánhgà chiênvànướcmắm
Với hơn 10 năm
công tác ở trường
nội thành, có nhiều
kinh nghiệm, thầy
Tấn đề xuất sẽ vận
động các nguồn xã
hội hóa để chăm lo
cho trường.
Thầy NguyễnHoàng Tấn, giáo viên Trường THPTNguyễn Khuyến
(quận 10), chuẩn bị trước vòng thi trình bày đề án.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook