269-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứTư 23-11-2022
Mong được xử đúng tội danh
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Minh Đức (39 tuổi, giám đốc Công ty TNHH
Dầu khí Vượng Đạt, bị truy tố tội buôn lậu) cho rằng việc truy tố tội
buôn lậu với hành vi mua xăng giá rẻ, không có hóa đơn… là chưa
chính xác, chỉ có thể truy tố về tội trốn thuế. Bị cáo Đức mong muốn:
“Bị cáo đề nghị không trả hồ sơ mà xử đúng tội danh. Quá trình buôn
lậu có chuyển tiền, trao đổi mua hàng, đưa hàng về vịnh Bắc Vân
Phong - Khánh Hòa. Bị cáo không tác động đến quá trình mua bán. Bị
cáo có mua hàng của bị cáo Đào Ngọc Viễn cao hơn giá xăng bán ở
Singapore và như vậy chỉ có trốn thuế”.
Tuy nhiên, theo VKS, tại tòa, bị cáo cũng khai có kinh nghiệm làm
xăng 10 năm, góp vốn 7,5 tỉ đồng thì bị cáo phải biết nguồn hàng từ
đâu về. Rõ ràng các bị cáo có sự thỏa thuận buôn lậu xăng. Lời khai
cũng thể hiện sự bàn bạc buôn lậu xăng, tiêu thụ rất rõ ràng.
Bị cáoĐàoNgọc Viễn được xác định có vai trò cầmđầu trong vụ án. Ảnh: VŨHỘI
VỤ BUÔN LẬU 200 TRIỆU LÍT XĂNG
Nhiều bị cáo đề nghị
chuyển tội danh
Bị cáo Đào Ngọc Viễn (vai trò cầmđầu) đề nghị chuyển khung hình phạt,
trong khi đómột số bị cáo khác mong được chuyển tội danh.
VŨHỘI
N
gày 22-11, TAND tỉnh
Đồng Nai tiếp tục xét xử
sơ thẩm Phan Thanh Hữu
(giám đốc Công ty TNHH TM
Phan Lê HoàngAnh) và 73 bị cáo
trong đường dây buôn lậu gần
200 triệu lít xăng từ Singapore
về Việt Nam.
Đề nghị xem xét số tiền
thu lợi bất chính
Trong vụ án này, bị cáo Đào
Ngọc Viễn (54 tuổi, giám đốc
Công ty TNHH Đại Dương Hải
Phòng) được xác định làmột trong
những bị cáo có vai trò cầm đầu.
VKS cáo buộc bị cáo Viễn phạm
tội buôn lậu gần 200 triệu lít xăng,
thu lợi bất chính gần 47 tỉ đồng.
Hành vi của bị cáo Viễn là đặc
biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm
phạm trực tiếp đến hoạt động quản
lý kinh tế nhà nước về xuất nhập
khẩu nói chung và trong lĩnh vực
xăng dầu nói riêng. Vì vậy, VKS
đề nghị mức án 16-17 năm tù đối
với bị cáo này.
Trong phần tranh luận, luật sư
bào chữa cho bị cáo Viễn đồng
ý với tội danh mà VKS đã truy
tố. Tuy nhiên, số lượng chuyến
xăng, trọng tải chở của các tàu
cần phải xác định lại dựa trên số
lượng thực tế sau khi đã cấn trừ
tiêu hao. Ngoài ra, số tiền thu lợi
bất chính của các bị cáo cũng cần
làm rõ, lời không đến 2.000 đồng/
lít vì còn cấn trừ lại các chi phí
như: Tiền “bôi trơn”, tiền thuế,
các khoản chi phí khác….
Ngoài ra, LS cho rằng việc giao
nhận xăng lậu được thực hiện tại
phần lãnh hải nước ngoài, không
phải trong nước và cơ quan điều
tra chưa xác định được số xăng
bị cáo Viễn bán sang Campuchia.
Đồng thời, theo lời khai, bị cáo
Viễn đã đầu thú với nguyên giám
đốc Công an tỉnhĐồngNai nhưng
lại không có biên bản đầu thú và
không triệu tập cán bộ công an
đến phiên tòa để làm rõ nội dung
này là vi phạm tố tụng.
Do đó, luật sư đề nghị trả tòa
hồ sơ vụ án hoặc chuyển khung
hình phạt từ khoản 4 sang khoản
3 Điều 188 BLHS (tội buôn lậu)
đối với bị cáo Viễn.
Tranh luận lại, đại diện VKS
cho rằng số lượng xăng nhập lậu,
số chuyến hàng, khoản tiền thu
lợi bất chính được xác định dựa
trên cơ sở tài liệu, giấy tờ, sổ sách
thu được từ nhà của các bị cáo
và trên các tàu vận chuyển xăng;
quá trình lấy lời khai, xét hỏi các
bị cáo phù hợp với nhau để có số
Luật sư đề nghị tòa
trả hồ sơ hoặc chuyển
khung hình phạt với bị
cáo cầm đầu Đào Ngọc
Viễn nhưng VKS thì
cho rằng đề nghị này
là không có cơ sở.
liệu như trong cáo trạng truy tố.
Về số tiền thu lợi bất chính, từ
tài liệu thu giữ và các bị cáo tự
xác định số tiền thu lợi hơn 2.000
đồng/lít là số tiền thu lợi thấp
nhất, có lợi nhất cho các bị cáo.
Với ý kiến của luật sư về việc
cần xác định số xăng bị cáo Viễn
nhập lậu sang Campuchia, đại
diện VKS cho biết cáo trạng chỉ
xác định số xăng tiêu thụ tại Việt
Nam. Tuy nhiên, nếu xác định
như lời khai của bị cáo Viễn là
có bán hàng sang Campuchia thì
HĐXX cần kiến nghị trong bản
án về việc xem xét tách sang một
vụ án khác để làm rõ thêm hành
vi bán hàng sang Campuchia của
các bị cáo.
Từ đó, VKS cho rằng luật sư
đề nghị trả hồ sơ hoặc chuyển
khung hình phạt đối với bị cáo
Viễn là không có căn cứ.
Tương tự, trong phiên tranh luận
đối với bị cáo Phan Thanh Hữu
(65 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh,
TP.HCM), luật sư bào chữa cho
bị cáo Hữu cho rằng số lượng
xăng các bị cáo buôn lậu trong
cáo trạng không trùng khớp với
số lượng bị cáo khai tại phiên tòa.
Tuy nhiên, đại diện VKS bảo lưu
quan điểm như trong bản luận tội.
Luật sư đề nghị
chuyển tội danh
Cũng tại phiên xử, luật sư bào
chữa đề nghị chuyển tội danh
cho bị cáo Nguyễn Minh Khoa
(52 tuổi, quê TP Hải Phòng) và
TrầnVănViệt (36 tuổi, NinhBình,
thuyền trưởng tàu Western Sea).
VKS xác định bị cáo Khoa và
Việt đã giúp sức tích cực cho Đào
Ngọc Viễn trong việc quản lý,
điều hành các tàu Pacific Ocean,
Western Sea và vận chuyển xăng
lậu từ Singapore về Việt Nam
tiêu thụ. Do đó, bị cáo Khoa và
Việt phải chịu trách nhiệm hình
sự với vai trò đồng phạm giúp
sức cho bị cáo Viễn với tình tiết
định khung tăng nặng.
Trong phần tranh luận, luật
sư bào chữa đề nghị chuyển tội
danh cho bị cáo Khoa từ tội buôn
lậu (Điều 188 BLHS) sang tội
vận chuyển trái phép hàng hóa,
tiền tệ qua biên giới (Điều 189
BLHS). Theo luật sư, bị cáo Khoa
và Việt không đồng phạm với bị
cáo Viễn về tội buôn lậu, bởi lẽ
không có sự bàn bạc, thỏa thuận
và không tham gia mua bán xăng;
không hưởng lợi nhuận từ hoạt
động buôn lậu xăng dầu và chỉ
thực hiện chuyênmôn làm thuyền
trưởng, vận chuyển thuê, được
trả lương của người làm công.
Công việc của bị cáo Khoa và
Việt chỉ là quản lý về mặt con
người, kỹ thuật, lái tàu theo sự
chỉ đạo của Viễn, còn lại không
biết việc buôn lậu xăng.
Song đại diện VKS khẳng định
có đủ tài liệu chứng minh bị cáo
Khoa và Việt đã giúp sức cho
Viễn mua xăng nhập lậu về tiêu
thụ tại Việt Nam. Lời khai của
bị cáo Khoa, Việt và các bị cáo
khác trong quá trình điều tra đều
nhận thức và thừa nhận đã đồng
phạm giúp sức cho bị cáo Viễn
buôn lậu xăng. Vì bị cáo Khoa và
Việt không bàn bạc, thỏa thuận,
câu kết và không được hưởng lợi
nhuận nên chỉ truy tố các bị cáo
tội buôn lậu đồng phạm giúp sức
giản đơn mà không phải là đồng
phạm có tổ chức.•
Điều trabổ sung
vụTrangNemo
cùngnhânviên
gây rối,
đánhngười
Chiều 22-11, sau nhiều ngày
nghị án, TAND quận 1 (TP.HCM)
không tuyên án như dự định mà
tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ
gây rối trật tự công cộng đối với
bị cáo Nguyễn Xuân Hương Trang
(còn gọi là Trang Nemo, chủ cửa
hàng Trang Nemo) và bốn đồng
phạm.
Trước đó, VKS đề nghị HĐXX
xử phạt bị cáo Trang 6-12 tháng
tù giam về tội gây rối trật tự công
cộng. Bốn bị cáo Phạm Quyền
Quy, Nguyễn Ngọc Khương,
Nguyễn Phước Tuấn và Phan
Hoàng Nam bị đề nghị thấp nhất
sáu tháng tù, cao nhất 18 tháng tù.
HĐXX hỏi lại người liên quan
là chị Phạm Lệ Khanh về việc có
yêu cầu xử lý hình sự Trang và
các đồng phạm về việc gây thương
tích. Chị vẫn giữ nguyên yêu cầu
này nên HĐXX hỏi lại các bị cáo
về vấn đề đánh chị Khanh thế nào,
trừ Trang.
Theo luật sư của Trang nói trước
khi HĐXX vào phòng hội ý, thân
chủ mình không có hành vi đánh
mà chỉ có giật khẩu trang…
Sau khi hội ý, chủ tọa phiên xử
thông báo trả hồ sơ điều tra bổ
sung vụ án để làm rõ một số tình
tiết mới phát sinh tại tòa.
Cụ thể là vấn đề gây thương tích
cho chị Khanh và yêu cầu xử lý
hình sự của người liên quan này.
Theo tòa, cần làm rõ hành vi gây
thương tích bên trong và ngoài
cửa hàng nhằm tránh bỏ lọt tội
phạm.
Hồ sơ thể hiện: Do mâu thuẫn
với Trần Nguyễn Trà My trong
việc bán hàng online nên Trang
hẹn gặp My tại cửa hàng Trang
Nemo (phường Nguyễn Cư Trinh,
quận 1). Chiều 16-1, My cùng
Phạm Lệ Khanh, Trần Thị Hoàng
Yến đến cửa hàng của Trang để
“nói chuyện”.
Sau đó, các bên xảy ra xô xát,
sự việc được livestream trên mạng
xã hội khiến rất đông người tụ tập.
Khanh và Yến có đơn yêu cầu xử
lý hình sự đối với những người
gây thương tích cho mình.
Theo kết luận giám định, Khanh
bị thương tích 3%, còn Yến không
đủ cơ sở xác định có chấn thương.
Sau khi xảy ra sự việc, UBND
phường Nguyễn Cư Trinh có công
văn đề nghị xử lý nghiêm các đối
tượng theo quy định pháp luật.
Các bị cáo tại tòa ngày 22-11. Ảnh: H.YẾN
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook