269-2022 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư23-11-2022
Tiêu điểm
Ngày 22-11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ
LloydAustin đã có cuộc gặp với người đồng cấp
Trung Quốc (TQ) Ngụy Phượng Hòa bên lề Hội
nghị bộ trưởng Quốc phòngASEAN mở rộng
(ADMM+) tại Siem Reap (Campuchia). Theo
thông báo về cuộc gặp được đăng trên trang web
của Bộ Quốc phòng Mỹ, hai bộ trưởng đã thảo luận
về quan hệ quốc phòng song phương và các vấn đề
an ninh khu vực, toàn cầu.
Trong cuộc gặp kéo dài 90 phút, ôngAustin nhấn
mạnh sự cần thiết phải quản lý cạnh tranh có trách
nhiệm và duy trì các đường dây liên lạc mở. Ông
cũng đã trao đổi về tầm quan trọng của việc đối
thoại thực chất trong việc giảm rủi ro chiến lược,
cải thiện thông tin liên lạc trong khủng hoảng.
Đại diện của Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về hành vi
mà phía Mỹ cho là ngày càng nguy hiểm của máy
bay quân đội TQ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Ông
Austin cũng nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục cho máy bay,
tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp
quốc tế cho phép.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đã thảo luận về cuộc
chiến Nga và Ukraine và vấn đề an ninh trên bán
đảo Triều Tiên. ÔngAustin nhấn mạnh rằng cả Mỹ
và TQ phản đối việc đe dọa và sử dụng vũ khí hạt
nhân.
Bộ trưởng Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về những hành
động khiêu khích gần đây của Triều Tiên, đồng
thời kêu gọi TQ thực thi đầy đủ các nghị quyết mà
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra về các
chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên.
Bộ trưởngAustin cũng nhắc lại Mỹ vẫn giữ cam
kết với chính sách “Một TQ”, nhấn mạnh tầm quan
trọng của sự ổn định trên eo biển Đài Loan. Ông
cũng phản đối các hành động đơn phương thay
đổi hiện trạng, đồng thời kêu gọi TQ kiềm chế các
hành động gây bất ổn với Đài Loan.
Về phía TQ, tờ
Nhân Dân nhật báo
cho hay ông
Ngụy làm rõ rằng Mỹ có trách nhiệm trong việc
giải quyết căng thẳng Mỹ - Trung hiện tại. Bắc
Kinh coi trọng sự phát triển quan hệ giữa hai nước
và quân đội hai nước nhưng Mỹ phải tôn trọng lợi
ích cốt lõi của TQ. Ông Ngụy bày tỏ hy vọng Mỹ
sẽ thực hiện đúng cam kết và bồi đắp thêm sự đồng
thuận mà nguyên thủ hai nước đã đạt được, đồng
thời sử dụng lý trí trong chính sách với TQ để đưa
quan hệ hai quốc gia về quỹ đạo ổn định. Ngoài ra,
vấn đề Đài Loan cũng được ông nhấn mạnh ngắn
gọn là việc của TQ, bên ngoài không có quyền can
thiệp.
PHẠMKỲ
EU xoay xở trước ngày có lệnh
cấm năng lượng từ Nga
Doanh nghiệp và chính quyền các nước EUđang tăng tốc trữ và tìmnguồn thay thế trước khi lệnh cấm
năng lượng từNga có hiệu lực.
VĨ CƯỜNG
D
ự kiến gói trừng phạt
mới nhất của Liên minh
châu Âu (EU) trong đó
lệnh cấm nhập sản phẩm dầu
mỏ của Nga sẽ chính thức
có hiệu lực vào tháng 2 năm
sau. Lệnh cấm này theo sau
lệnh cấm vận dầu thô của
Nga cũng sắp có hiệu lực vào
tháng 12 tới. Trước các thời
hạn này, châu Âu đang gấp
rút dự trữ dầu và tìm thêm
nguồn thay thế.
Nga vẫn chiếm phần
lớn thị trường năng
lượng châu Âu
TrướcxungđộtNga-Ukraine,
nhiên liệuNga chiếmhơn50%
nhu cầu của châu Âu. Tuy sự
phụ thuộc có giảm sau xung
đột nhưng Nga lúc này vẫn
là nhà cung cấp dầu diesel
lớn nhất với EU. Dữ liệu từ
Công ty phân tích thị trường
Refinitiv (Mỹ) cho thấy dầu
diesel từ Nga đã chiếm 44%
tổng lượng nhập khẩu nhiên
liệu đường bộ của châu Âu
cho đến tháng 11, cao hơn so
với mức 39% trong tháng 10.
Hãng tin
Reuters
dẫn lời
chuyên gia Pamela Munger
thuộc Công ty phân tích thị
trường năng lượng Vortexa
(Anh) chobiết lượngdầudiesel
của Nga được vận chuyển đến
khu vực lưu trữAmsterdam -
Rotterdam -Antwerp (ARA)
đã tăng lên 215.000 thùng/
ngày trong giai đoạn từ ngày
1 đến 12-11, tăng 126% so
với mức tháng 10.
Tuy thế, chuyêngiaLars van
Nhiều tháng nay
các nhà lãnh đạo
EU theo dõi các dự
án năng lượng trên
khắp thế giới, hy
vọng có thể tìm được
giải pháp thay thế
khí đốt và dầu Nga.
Cho đến nay, giới phân tích
đánh giá nỗ lực dự trữ năng
lượng ở châu Âu tốt hơn nhiều
so với dự đoán ban đầu. Tính
đến giữa tháng 11, các cơ sở
lưu trữ trênkhắpEUđãđầyhơn
95%, vượt xamục tiêu 80%mà
khối đề ra.
Tìm kiếm sự hỗ trợ trong hệ thống
đồng minh
Ngoài châu Phi, EU cũng đã xác định Na Uy là nhà cung
cấp tiềm năng cho châu Âu. Là nhà sản xuất khí đốt lớn thứ
hai trong khu vực sau Nga, Na Uy đã liên tục tăng sản lượng
để hỗ trợ EU thoát phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch từ Nga
trước năm 2027, theo tờ
Financial Times
.
Một số quốc gia đã sử dụng các nguồn khí đốt khác, ít phụ
thuộc vào Nga. Đơn cử, Anh không phụ thuộc vào khí đốt
của Nga khi Công ty năng lượng Centrica đã ký một thỏa
thuận với Công ty Equinor của Na Uy để cung cấp thêm khí
đốt trong ba năm tới. Cyprus cũng có các nhà cung cấp khí
đốt khác, không phụ thuộc vào Nga.
Song vẫn còn nhiều nước châu Âu phụ thuộc nhiều vào
khí đốt Nga như Pháp, Đức, Hungary. Vì vậy, dùmột số quốc
gia dễ dàng ngừng phụ thuộc năng lượng từ Nga thì những
quốc gia khác lại lo lắng về an ninh năng lượng nếu họ cắt
đứt mọi quan hệ trong lĩnh vực này.
Mỹ và Trung Đông đã đóng vai trò quan trọng trong bù
đắp nguồn cung bằng cách cung cấp lượng khí đốt lớn hơn
cho châu Âu. Đức đang tìm hiểu tiềm năng xây dựng năm
trạm tái hóa khí mới để đảmbảo rằng các tàu chở hàng đến
không bị từ chối do thiếu chỗ để dỡ hàng.
Một số thùng đựng dầu dự trữ đặt tại khu vực lưu trữAmsterdam- Rotterdam- Antwerp ngày 12-11.
Ảnh: REUTERS
268
người chết, 151ngườimất
tích và hơn 1.000 người bị
thương là số thương vong
được cập nhật đến ngày
22-11 trong vụ động đất
ở tỉnhTây Java (Indonesia)
một ngày trước đó. Quan
chức địa phương cho biết
phần lớn nạn nhân thiệt
mạnglàtrẻemđanghọcthì
trường bị sập. Hơn 22.000
ngôinhàbịpháhủyvàhơn
58.000 người phải sơ tán,
đài
CNN
dẫn thông tin từ
Thiếu tướng Suharyanto
của Cơ quan quản lý thảm
họa quốc gia Indonesia.
PHẠM KỲ
Bộ trưởngQuốc phòngMỹ - TrunggặpnhauởCampuchia
Bộ trưởng Bộ
Quốc phòngMỹ
LloydAustin
(trái)
gặp người đồng
cấp TrungQuốc
Ngụy Phượng
Hòa. Ảnh: BỘ
QUỐC PHÒNG
TRUNGQUỐC
Wageningen thuộc Công ty tư
vấn Insights Global (Hà Lan)
cho rằng dầu của Nga được
đưa vào các bể chứa ARA
có thể sẽ được sử dụng hoặc
bán nhanh chóng, do giá dầu
tương lai trên sàn giao dịch
ICE Futures Europe hiện tại
được cho cao hơn giá của
những tháng sau đó.
Trước khi EU thống nhất
trừng phạt dầu Nga, ICE
Futures Europe đã cấm dầu
khí có hàm lượng lưu huỳnh
thấp có nguồn gốc từ Nga.
Từ ngày 30-11 tới, các doanh
nghiệp phải chứng minh với
ICE rằng không có sản phẩm
dầu nào của Nga vốn đã
được đưa vào bất kỳ bể chứa
nào trong khu vực ARA mở
rộng - bao gồm cả Flushing
và Ghent - sẽ được sử dụng
để giao cho các hợp đồng vào
tháng 1 của ICE.
“EU sẽ cần phải đảm bảo
tìm được khoảng 500-600
thùng dầu diesel mỗi ngày
từ các nguồn khác để thay
vào số lượng của Nga. Các
nguồn thay thế có thể sẽ đến
từ Mỹ cũng như phía đông
Suez, chủ yếu là Trung Đông
và Ấn Độ” - theo chuyên gia
Eugene Lindell thuộc Công
ty phân tích năng lượng châu
Âu FGE.
Câu trả lời ở châu Phi
Nhiều tháng nay các nhà
lãnh đạo EU theo dõi các dự
án năng lượng trên khắp thế
giới hy vọng có thể tìm được
giải pháp thay thế, giải quyết
cuộc khủng hoảng năng lượng
và châu Phi lúc này đang nổi
lên làmột ứng viên tiềmnăng.
Theo tờ
Financial Times
,
những nước như Senegal và
Mauritania đang có kế hoạch
vận chuyển khí đốt đến Đức.
Một mỏ khí đốt gần bờ biển
Senegal và Mauritania đang
mang đến triển vọng về nguồn
cung ứng năng lượng mới.
Mỏ khí đốt này được dự báo
có trữ lượng khoảng 425 tỉ
m
3
, gấp năm lần so với lượng
khí đốt mà Ðức tiêu thụ trong
năm 2019, theo hãng tin
Al
Jazeera
.
Liên minh châu Phi (AU)
cũng đang thúc đẩy xây thêm
cơ sở hạ tầng năng lượng, bao
gồm cả nhiên liệu hóa thạch.
Các quốc gia như Nam Phi
và Tanzania sở hữu những
cánh đồng hoang sơ, đủ điều
kiện để thực hiện kế hoạch
này. Từ Nigeria đến Ai Cập,
Algeria, và Mozambique,
các quốc gia trên khắp lục
địa đang thúc đẩy khai thác
nhiều khí đốt hơn - để phục
vụ nhu cầu trong nước và xuất
khẩu sang châu Âu.
“Đây thực sự làmột khoảnh
khắc tuyệt vời đối với châu
Phi. Không chỉ mỗi châu Âu,
châu Phi có thể đáp ứng nhu
cầu năng lượng toàn cầu” -
Al
Jazeera
dẫn nhận định lạc
quan của Giám đốc điều hành
Ủy ban năng lượng châu Phi
Rashid Ali Abdallah.
Theo ông Gordon Birrell,
Giám đốc điều hành Công ty
dầu khí BP (Anh), các dự án
ở châu Phi được triển khai
“không thể đúng lúc hơn”
trong bối cảnh nhiều nước
châu Âu tìm cách giảm phụ
thuộc vào nguồn cung khí đốt
tự nhiên của Nga để cung cấp
năng lượng cho các nhà máy,
sản xuất điện và sưởi ấm.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook