274-2022 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa29-11-2022
THANHTUYỀN
N
gày 28-11, Thủ tướng
Phạm Minh Chính đã
dự khai mạc Diễn đàn
và Triển lãm Kinh tế xanh
GEFE 2022 tại TPThủ Đức,
TP.HCMvới chủ đề
Các sáng
kiến và giải pháp xanh từ
châu Âu đến Việt Nam
. Diễn
đàn có sự tham gia của nhiều
chuyên gia, diễn giả đến từ
chính phủ châu Âu, khối tư
nhân châu Âu và Việt Nam.
Không hy sinh môi
trường lấy tăng trưởng
kinh tế đơn thuần
Phát biểu tại lễ khai mạc,
Thủ tướng PhạmMinh Chính
đánh giá cao nỗ lực của Hiệp
hội Doanh nghiệp châu Âu
tại Việt Nam (EuroCham)
và phái đoàn Liên minh châu
Âu tại Việt Nam đã phối hợp
với các bộ, ngành, cơ quan,
địa phươngViệt Nam tổ chức
GEFE 2022.
Thủ tướng cho biết Việt
Namđã phê duyệt Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh
giai đoạn 2021-2030, tầmnhìn
đến năm 2050. Việt Nam là
một trong năm quốc gia chịu
tác động, ảnh hưởng lớn của
biến đổi khí hậu (BĐKH). Do
đây là vấn đề cần có sự hợp
tác toàn dân, lấy người dân
làm trung tâm, làm chủ thể.
Thủ tướng cho biết sau 35
năm đổi mới, Việt Nam đã
đạt được những thành tựu to
lớn, ngày càng có vị thế. Việt
Nam đã tích cực xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ,
tích cực hội nhập quốc tế
thực chất, hiệu quả, đa dạng
Thủ tướng: Không hy sinh môi trường
lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần
đó, chống BĐKH, phát triển
xanh là yêu cầu khách quan
đối với Việt Nam.
“Chống BĐKH, phát triển
xanh không phải là công việc
của một quốc gia, mà là công
việc toàn cầu, không quốc gia
nào đứng ngoài cuộc nên kêu
gọi đoàn kết toàn cầu, đề cao
chủ nghĩa đa phương” - Thủ
tướng nhấnmạnh và nhìnnhận
hóa, đa phương hóa, là bạn
bè tốt, đối tác tin cậy, thành
viên có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế.
“Sự hiện diện của các bạn
ở đây đã thể hiện điều đó rất
rõ” - Thủ tướng nói và khẳng
định Việt Nam cam kết mạnh
mẽ về phát triển bền vững,
không hy sinh môi trường
lấy tăng trưởng kinh tế đơn
thuần. Trong đó, Việt Nam
đã cùng gần 150 quốc gia
cam kết đưa mức phát thải
ròng về “0” vào giữa thế kỷ;
cùng với hơn 100 quốc gia
tham gia Cam kết giảm phát
thải methane toàn cầu vào
năm 2030…
Thủ tướngchobiếtViệtNam
đang tập trung xây dựng ba trụ
cột: Nền dân chủXHCN, Nhà
nước pháp quyền XHCN và
Sáng cùng ngày, trong khuôn khổ Diễn
đàn và Triển lãm Kinh tế xanh GEFE 2022,
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh
đạo các tập đoàn lớn của châu Âu, trong đó
có Equinor, CIP, Mainstream, Vestas, Airbus,
HSBC, Suez, Siemens Gamesa, Schneider…
Thủ tướngbày tỏ cảmơn các doanhnghiệp
đãvàsẽđầutưvàoViệtNamvớitìnhcảm,trách
nhiệm; luôn đồng hành, chia sẻ với Việt Nam
trong lúc khó khăn do dịch bệnh.
Thủ tướng cho biết Việt Nam đã ban hành
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai
đoạn2021-2030, tầmnhìnđếnnăm2050. Ông
khẳng địnhViệt Namsẽ tiếp tục tạo điều kiện
thuận lợi để EuroChamvà các thành viên đầu
tư vào các lĩnh vực Việt Namđang ưu tiên; có
nhiều ưuđãi đặc biệt như côngnghệ cao, bảo
vệ môi trường, năng lượng tái tạo…
“Việt Nam cam kết
mạnh mẽ về phát
triển bền vững,
không hy sinh môi
trường lấy tăng
trưởng kinh tế đơn
thuần.”
Thủtướng
PhạmMinhChính
Thủ tướng PhạmMinh Chính nhìn nhận chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh không phải là
công việc củamột quốc giamà là công việc toàn cầu.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị
quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII
về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, nghị quyết nêu rõ các mục tiêu tổng quát
đến năm 2030 là Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí
của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao... Xây dựng nền
công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất
mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng
bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành
công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp
mũi nhọn.
Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng sinh
thái, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ tiên tiến.
Các ngành dịch vụ được cơ cấu lại đồng bộ, hiệu quả trên
nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số với chất lượng,
hiệu quả và năng lực cạnh tranh được nâng cao, hình thành
được nhiều ngành dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao.
Về một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, nghị quyết đề
ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng
7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt
khoảng 7.500 USD; GNI bình quân đầu người theo giá
hiện hành đạt trên 7.000 USD. Tỉ lệ lao động nông nghiệp
trong tổng lao động xã hội dưới 20%, tỉ lệ lao động qua
đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%-40%...
Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm ba nước dẫn đầu
ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỉ trọng
công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỉ trọng công nghiệp chế
biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỉ trọng giá trị sản
phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế
biến, chế tạo đạt trên 45%...
Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công
nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng
lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền
tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn... Xây
dựng được ngành công nghiệp quốc phòng, công nghiệp
an ninh tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại.
Tỉ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Hoàn thành
xây dựng chính phủ số, thuộc nhóm 50 quốc gia hàng đầu
thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính
phủ điện tử kinh tế số. Tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; chỉ
số hiệu quả môi trường (EPI) đạt trên 55. Chỉ số phát triển
con người (HDI) duy trì trên 0,7…
Về tầm nhìn đến năm 2045, nghị quyết đặt ra mục tiêu
Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao,
thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu
khu vực châu Á.
Nghị quyết đã đề ra 10 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện
các mục tiêu nêu trên. Trong đó đáng chú ý là đổi mới tư
duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng và
hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; xây dựng nền công nghiệp quốc gia
vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành
xây dựng…
N.THẢO
Mục tiêuđến2030, tỉ trọngkinh tế sốViệtNamđạt 30%GDP
kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Việt Nam luôn tuân
thủ các quy luật thị trường,
có sự can thiệp của Nhà nước
khi cần thiết để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người
dân, doanh nghiệp. “Trong
quá trình đó, lấy người dân
là trung tâm, là chủ thể, là
động lực, nguồn lực của phát
triển” - Thủ tướng nói.
Trước đông đảo các nhà
đầu tư hàng đầu châu Âu,
Thủ tướng nêu rõ sẽ tiếp tục
cải thiện môi trường đầu tư,
giảm chi phí đầu vào cho
doanh nghiệp, khuyến khích
kinh tế xanh, chuyển đổi số,
kinh tế tuần hoàn. “Tinh thần
là tất cả các bên cùng thắng,
lợi ích hài hòa, rủi ro chia
sẻ” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát triển kinh tế
xanh cần dựa vào tri
thức và công nghệ
Tại diễn đàn, đại diện
EuroCham Việt Nam cho
rằngViệt Namđang nỗ lực để
hướng tới nền kinh tế xanh.
Minh chứng cho điều này là
chương trình, kế hoạch hành
động để triển khai thực hiện
cam kết của Việt Nam tại
Hội nghị Liên Hợp Quốc về
BĐKH lần thứ 26 (COP26)
về giảm khí thải carbon.
Ông Nguyễn Hồng Diên,
Bộ trưởng Bộ Công Thương,
cho biết Việt Nam đang từng
bước ứng dụng công nghệ số
vào phát triển kinh tế xanh,
đang chuyển đổi dần sang sử
dụng năng lượng tái tạo, năng
lượng sạch và sẽ dừng sử dụng
năng lượng than đá. Việt Nam
đang xây dựng chương trình
chuyển đổi năng lượng giai
đoạn 2021-2030 và cũng đang
phát triển mạnh mẽ điện gió.
“Để thực hiện thành công
chương trình này, bên cạnh
sự nỗ lực của mình, Việt Nam
rất cần sự hỗ trợ của các đối
tác và các nhà tài trợ quốc
tế về công nghệ, kỹ thuật,
kinh nghiệm, nguồn vốn ưu
đãi…” - ông Diên đề nghị.
Phát biểu tại đây, ông Trần
Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ
TN&MT, nhấn mạnh Việt
Nam rất cần sự chia sẻ và
hợp tác của các nước trong
chống BĐKH. Việt Nam đã
xác định phát triển kinh tế
xanh là xu hướng tất yếu,
trong đó sẽ định hình kinh
tế tuần hoàn. Phát triển kinh
tế xanh cần dựa vào tri thức
và công nghệ.
“Tôi cũng đề nghị chúng ta
cần phải có cơ chế về khoa
học công nghệ. Đây cũng là
chìa khóa, là giải pháp, là cách
thức để chúng ta đẩy nhanh
việc thực hiện. Không cần
phải chờ đến năm 2050, nếu
có công nghệ xanh, công nghệ
tái tạo thì chúng ta hoàn toàn
có thể đẩy nhanh được quá
trình chuyển đổi năng lượng
và chắc chắn rằng chúng ta
sẽ đem lại lợi ích cho toàn
cầu” - Bộ trưởng Trần Hồng
Hà nói.•
Thủ tướng PhạmMinh Chính thamquan những sản phẩmsản xuất thân thiện với môi trường
trưng bày tại triển lãmcủa 20 nhómtập đoàn công nghiệp xanh từ các nước châuÂu. Ảnh: VGP
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook