274-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa29-11-2022
ThS
VÕVĂNTÀI
,
Phó Trưởng Khoa
kiểm sát hình sự Trường Đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM:
Dân sự,
hành chính:
Cần cân
nhắc khi bỏ
Trong tố tụng
dân sự, theo thông lệ quốc tế thì
việc xóa bỏ quy định tòa án thu
thập chứng cứ là đúng với quyền
của các nguyên đơn, bị đơn trong
vụ án. Khi tham gia bảo vệ lợi ích
của mình trong vụ án dân sự thì
nguyên đơn, bị đơn phải có trách
nhiệm thu thập chứng cứ chứng
minh cho yêu cầu của mình để tòa
án đánh giá, xem xét; tòa án không
thể làm thay việc này.
Tại Việt Nam, theo Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015, khi đương sự
không cung cấp được bằng chứng
hoặc bằng chứng không đạt yêu cầu
dẫn đến việc tòa án không đánh giá
được thì tòa án được phép thu thập
chứng cứ.
Quy định như vậy cũng là phù
hợp khi mà thực tiễn tại Việt Nam
hiện nay, khả năng vận dụng các
quy định pháp luật của người dân
để tự chứng minh cho yêu cầu của
mình còn hạn chế. Đặc biệt là trong
các vụ án mà chứng cứ có thể do cơ
quan nhà nước nắm giữ, người dân
khó có thể tự thu thập và cung cấp
cho tòa án. Khi đó, việc cho phép
tòa án thu thập chứng cứ trong tố
tụng dân sự cũng một phần để bảo
vệ cho bên yếu thế.
Tương tự đối với tố tụng hành
chính, hiện nay tòa án cũng tiến
hành thu thập, xác minh chứng cứ
trong trường hợp đương sự có đề
nghị sau khi không thể tự mình thu
thập được dù đã áp dụng các biện
pháp cần thiết hoặc tòa án xét thấy
cần thiết…
Riêng với tố tụng hình sự, trách
nhiệm chứng minh, làm sáng tỏ vụ
án là của cơ quan điều tra (CQĐT)
và VKS. Muốn khởi tố, truy tố một
người thì trách nhiệm của cơ quan
có thẩm quyền buộc phải thu thập
chứng cứ để chứng minh việc khởi
tố, truy tố là có căn cứ, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.
Nếu truy tố một người ra tòa mà
không có đủ chứng cứ thì tòa không
chấp nhận sự truy tố đó. Tòa chỉ giữ
vai trò là trọng tài, người đánh giá
những chứng cứ mà CQĐT, VKS
thu thập đưa ra. Cạnh đó, tòa cũng
xem xét những bằng chứng mà phía
bị cáo đưa ra.
Trong vụ án hình sự, tòa án đóng
vai trò như một trọng tài nên nếu
cho phép tòa thu thập chứng cứ thì
sẽ dễ dẫn đến việc coi trọng chứng
cứ do tòa thu thập; đồng thời có thể
làm xóa nhòa ranh giới với CQĐT,
VKS. Vì lẽ đó, việc bỏ quy định
thu thập chứng cứ của tòa trong
vụ án hình sự là rất hợp lý ở mọi
khía cạnh.
Viện sĩ-PGS-TS
NGUYỄNNGỌCĐIỆN
,
giảng viên TrườngĐH Kinh tế - Luật
(ĐHQuốc gia TP.HCM):
Chất lượng
xét xử bị
ảnh hưởng
Ở nhiều nước
trên thế giới, tòa
án không bao giờ
đi thu thập chứng cứ kể cả vụ án dân
sự và hình sự. Chứng cứ là chất liệu
của bức tranh pháp lý mà người ta
trình ra trước tòa để tòa phán xét.
Chất liệu đó phải từ các bên cung
cấp, tòa án không nên “nhảy vào” để
tạo lập hay bổ sung chứng cứ. Bởi
nếu tòa án đi thu thập chứng cứ sẽ
rất dễ coi trọng chứng cứ do mình
tự thu thập hoặc “đi tìm” chứng
MINHCHUNG
H
iện nay, Bộ luật Tố tụng hình
sự 2015 (Điều 252), Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015 (Điều
6, Điều 70, Điều 106…), Luật Tố
tụng hành chính (Điều 93) đều có
quy định về hoạt động thu thập
chứng cứ của tòa án.
Phát biểu mới đây tại buổi gặp gỡ
với giảng viên, sinh viên luật ĐH
Quốc gia TP.HCM tại Trường ĐH
Kinh tế - Luật, Chánh án TAND
Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết
sẽ nghiên cứu bỏ các quy định nêu
trên trong thời gian tới.
Vậy việc bỏ quy định tòa án thu
thập chứng cứ nên hay không và
nếu bỏ thì bỏ đến đâu?
Pháp Luật
TP.HCM
ghi nhận ý kiến của một số
chuyên gia xung quanh vấn đề này.
Các chuyên gia đều thống nhất cho rằng nên bỏ quy định tòa thu thập chứng cứ với vụ án hình sự.
Trong ảnh: Một phiên tòa hình sự tại TANDTP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Bàn vềđề xuất
bỏ quy định
tòa án thu
thập chứng cứ
Các chuyên gia cho rằng bỏ quy định tòa
án thu thập chứng cứ là phù hợp với xu
thế nhưng cũng cần phải cân nhắc đối với
các vụ án dân sự, hành chính.
cứ có lợi cho một bên, sẽ rất dễ bị
lạm dụng. Quan tòa phải luôn đứng
giữa, có như vậy mới vô tư trong
việc đánh giá.
Điều này nằm trong logic của
hệ thống tư pháp. Tuy nhiên, lâu
nay Việt Nam không thể đảm bảo
được tính logic đó. Chất lượng xét
xử có thể bị ảnh hưởng bởi quy
định cho phép tòa án đi thu thập
chứng cứ.
Thẩm phán
NGUYỄN THÀNHVINH
,
Chánh án TAND TP Thủ Đức, TP.HCM:
Dễ lồng
ghép ý kiến
chủ quan
của tòa
Trong tố tụng,
hiện tòa án vẫn là
nơi được thu thập chứng cứ nhưng
xu thế hiện nay là trao quyền này
lại cho chính các đương sự và các
cơ quan khác để đảm bảo tính
khách quan.
Khi tòa thu thập chứng cứ thì sẽ
dễ có hiện tượng lồng ghép các ý
kiến chủ quan của tòa vào trong đó.
Điều này là không nên.
Sau này luật sư cũng có thể có
quyền thu thập chứng cứ, có những
quy định mới sẽ cho phép luật sư
yêu cầu các cơ quan nhà nước cung
cấp hồ sơ, cung cấp đếnmức độ nào.
Việc này là nên làm để giúp cho vị
thế của tòa tốt hơn. Ví dụ như tranh
chấp tài sản, các bên có quyền đến
các cơ quan độc lập để định giá rồi
đem về xem xét, tòa án cũng không
phải là người đi định giá. Điều này
sẽ làm cho việc xét xử khách quan
hơn, công bằng hơn.•
Đương sự khó thực hiện quyền đề nghị
tòa thu thập chứng cứ
Theo quy định về tố tụng dân sự, cụ thể là tại khoản 2 Điều 6, khoản
7 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong những trường hợp mà
đương sự không thể thu thập được chứng cứ, tài liệu thì có quyền đề
nghị tòa án thu thập. Tuy nhiên, luật lại không quy định rõ cơ chế để
bảo vệ quyền này.
Hơn nữa, quy định còn rất chung chung là những trường hợp đương
sự có quyền đề nghị tòa án cung cấp chứng cứ là khi
“tự mình không
thể thực hiện được”
hoặc tòa án
“khi xét thấy cần thiết”
thì trên thực tế
rất khó để thực thi, không có tiêu chí nào để xác định được khi nào thì
thuộc trường hợp trên.
Như vậy, có thể thấy một quy định liên quan đến quyền của đương sự
mà không có cơ chế bảo đảm quyền thì quyền này gần như là khó để
thực hiện trên thực tế.
Luật sư
NGUYỄN QUỐC CƯỜNG
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
“Trong vụ án dân sự,
việc cho phép tòa án thu
thập chứng cứ cũng một
phần để bảo vệ cho bên
yếu thế nên cần cân nhắc
khi xem xét bỏ quy định
này” - ThS Võ Văn Tài
nêu quan điểm.
Điều tra bổ sung vụ ông Diệp Dũng bị cáo buộc lạm quyền
Ngày 28-11, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
 xác
nhận VKSND TP.HCM sau thời gian nhận hồ sơ vụ ông
Diệp Dũng (cựu chủ tịch HĐQT Saigon Co.op) và đồng
phạm gây thiệt hại hơn 115 tỉ đồng đã trả hồ sơ cho cơ
quan điều tra điều tra bổ sung. Tuy nhiên, cụ thể tám vấn
đề VKS yêu cầu khi trả hồ sơ chưa được công bố.
Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM
đã hoàn tất điều tra, chuyển VKS cùng cấp đề nghị truy
tố các ông Diệp Dũng, Tôn Thất Hào (cựu giám đốc
Công ty Đại Á), Võ Thành Trung (cựu tổng giám đốc
Công ty Đô Thị Mới) cùng về tội lạm quyền trong khi thi
hành công vụ.
Cùng vụ án, sáu bị can khác là cựu lãnh đạo, quản lý
của Saigon Co.op cùng bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận điều tra trước đó, từ năm 1999 đến tháng
1-2020, Saigon Co.op có chín lần tăng vốn điều lệ. Lần
thứ chín tăng vốn từ 3.200 tỉ đồng lên 6.797 tỉ đồng.
Ngày 19-8-2016, ông Diệp Dũng không thông qua
HĐQT mà tự ý lấy 1.000 tỉ đồng từ 3.000 tỉ đồng huy
động vốn đặt cọc mua lại chuỗi siêu thị Big C Việt Nam.
Sau đó, ông Dũng tự ý ký hợp đồng hợp tác đầu tư với hai
công ty Đại Á và Đô Thị Mới với số tiền 1.000 tỉ đồng
nêu trên.
Hợp đồng với hai công ty này ban đầu thể hiện Saigon
Co.op được nhận tỉ lệ lợi nhuận cố định 7%/năm. Sau đó,
ông Dũng tự ý ký thỏa thuận bổ sung điều chỉnh tỉ lệ lợi
nhuận xuống còn 0%/năm, dẫn đến Saigon Co.op thiệt hại
gần 116 tỉ đồng.
Tại cơ quan điều tra, bị can Diệp Dũng thừa nhận gây
thiệt hại cho Saigon Co.op và mong muốn khắc phục hậu
quả.
Ngoài ra, vào tháng 9-2016, Saigon Co.op nhận 1.000 tỉ
đồng chuyển khoản từ hai công ty Đại Á và Đô Thị Mới.
Đây là số tiền có được từ việc ký hợp đồng hợp tác đầu
tư với Saigon Co.op, sau đó thông qua công ty và cá nhân
khác để góp vốn trở vào Saigon Co.op nhằm nâng tổng số
tiền góp vào Saigon Co.op.
HOÀNG YẾN
KếtluậnđiềutraxácđịnhSaigonCo.opthiệthạigần116tỉđồng.Ảnh:H.YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook