274-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa29-11-2022
Chủ đầu tư dự án
nói gì?
Ông Nguyễn Minh Huy, Giám
đốc BQLDAđầu tư xây dựng công
trìnhgiao thôngĐàNẵng, chohay
giai đoạn1 của khuTĐC trung tâm
xã Hòa Bắc vẫn đang thi công và
hiện mới chỉ bàn giao được một
số nền đất cho người dân.
“Giai đoạn 2 sang năm mới
triển khai. Còn việc hỗ trợ người
dân làmmóng nhà bị vướng nền
đá thì trước đây đã có chủ trương
củaHội đồnggiải phóngmặt bằng
huyệnHòaVang sẽ xemxét hỗ trợ
tùy từng trường hợp cụ thể”- ông
Huy nói.
gần đến ngày thu hoạch. Bây giờ
chúng tôi chỉ mong chính quyền
hoàn thiện hệ thống thoát nước
và hỗ trợ phần trượt giá vì tiền bồi
thường đã nhận từ lâu, do nay chi
phí nhân công, vật liệu xây dựng
đã tăng gấp đôi. Với mặt bằng ngổn
ngang thế này thì chỉ làm phần
móng thôi đã gần hết tiền chứ nói
gì đến tiền làm nhà”.
Tại khu TĐC Tà Lang - Giàn Bí
(cũng thuộc xã Hòa Bắc) bố trí cho
các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án
đường cao tốc La Sơn - Túy Loan,
tình hình cũng không khá hơn.
Ông Đinh Văn Hưng (41 tuổi)
kể lại quá trình làm nhà đầy vất
vả: “Làm móng nhà này khổ lắm,
bỏ ra gần chục triệu đồng cải tạo
đất vì đất nghiêng quá, thuê xe
múc đào đá chở đi nơi khác rồi
mới làm nhà được. Tôi về đây đầu
năm 2019, đường sá xa xôi, việc
chở vật liệu lên khó khăn nên giá
thành cao hơn. Tiền bồi thường
ít mà nhìn nền đất thế này nhiều
người lắc đầu không muốn về, ở
tạm trên các rẻo đất còn sót lại sau
giải tỏa, ngay sát hành lang cao
tốc La Sơn - Túy Loan”.
Theo ông Đinh Văn Cư, Bí thư
chi bộ thôn Tà Lang, người dân
nhận đất TĐC phải bỏ ra nhiều
tiền để cải tạo mặt bằng nên các
hộ sợ tốn kém, sợ làm móng xong
thì hết tiền.
“Tiền bồi thường người dân nhận
3-4 năm trước, giờ trượt giá nên
không đủ tiền làm nhà. Đường sá
thì sũng nước, cứ mưa là ngập nên
người dân thà ở nhà tạm chứ không
vào khu TĐC” - ông Cư nói.
UBND huyện đã vào cuộc
Khu TĐC trung tâm xã Hòa
Bắc khởi công từ năm 2016, do
Ban quản lý dự án (BQLDA)
đầu tư xây dựng công trình giao
thông Đà Nẵng làm chủ đầu tư
trên diện tích 17 ha. Khu vực
này dành để bố trí đất TĐC cho
hơn 80 hộ dân.
Đến năm 2020, giai đoạn 1 của
dự án (hơn 8 ha) mới hoàn thành
và từ đó đến nay, người dân đồng
ý nhận đất làm nhà rất ít. Theo ghi
nhận, cả khu TĐC lưa thưa nhà
cửa. Nhiều nền đất có độ dốc cao,
ngổn ngang đá tảng. Một số đoạn
đường vẫn chưa trải nhựa, gạch lát
vỉa hè chất từng đống.
Còn khu TĐC Tà Lang - Giàn Bí
vốn thuộc dự án của ngành nông
nghiệp, xây dựng xong đã lâu rồi,
sau mới thành khu TĐC cho khoảng
30 hộ dân. Nhưng đến nay mới chỉ
có 14 nóc nhà mọc lên, còn lại vẫn
TẤNVIỆT
N
ăm 2015, ông Hồ Phú Sâm
(70 tuổi) nhận tiền bồi thường
350 triệu đồng rồi được bố
trí một nền đất tại khu tái định
cư (TĐC) thuộc trung tâm xã
Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà
Nẵng) để nhường đất cho dự án
đường cao tốc La Sơn - Túy Loan
và đường ĐT601. Thời điểm đó,
ông Sâm được thông báo đến năm
2017 gia đình ông sẽ được nhận
đất xây nhà.
Gặp khó ở nơi tái định cư
Nhưng đã bảy năm trôi qua,
gia đình ông Sâm vẫn đang phải
ở trong ngôi nhà cất tạm trên đất
được xã cho mượn thuộc giai đoạn
1 của khu TĐC này. Nền đất mới
mà ông Sâm được bố trí nằm trong
giai đoạn 2 của dự án, hiện chưa
triển khai.
Dù chỉ làm nhà tạm nhưng do
nền đất có độ nghiêng đến 1 m và
đầy rẫy đá tảng lớn nhỏ từ trên bề
mặt đến dưới lòng đất nên ông
Sâm cũng như các hộ dân nhận
đất giai đoạn 1 tại đây phải bỏ
ra 5-10 triệu đồng để cải tạo mặt
bằng. Ngoài ra, cả khu mới chỉ
có một đường cống thoát nước ra
cánh đồng Bàu Làng, còn đoạn
cuối tiếp giáp với giai đoạn 2 chưa
triển khai nên hoàn toàn không có
đường thoát nước.
Ông Sâm kể: “Mưa hai trận là ứ
nước, một số đoạn thấp nước ngập
xe chạy không được. Vừa rồi nước
vào cuốn trôi 3 tạ cá lóc của tôi
NướcmưaứđọngtrướccănnhàtạmcủaôngHồPhúSâmtạikhutáiđịnhcưtrung
tâmxãHòaBắc.Ảnh:TẤNVIỆT
Hàng chục hộ dân 7 năm vất vả
ở khu tái định cư
Hy vọng về nơi ởmới sẽ bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, thế nhưng nhiều hộ dân đang đối mặt với khó khăn,
chính quyền địa phương đang nỗ lực giải quyết.
bỏ trống.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Phan Văn Tôn, Chủ tịch UBND
huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, cho
hay huyện đã đề nghị chủ đầu tư
dự án kiểm tra, giải quyết kiến
nghị của người dân tại khu TĐC
trung tâm xã Hòa Bắc. Lý do đề
nghị là dự án hiện chưa được bàn
giao cho UBND huyện Hòa Vang
quản lý.
UBND huyện Hòa Vang đã chỉ
đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối
hợp với UBND xã Hòa Bắc yêu
cầu đơn vị điều hành dự án, nhà
thầu thi công dọn dẹp, khơi thông
cống thoát nước. Với khu TĐC Tà
Lang - Giàn Bí, ông Tôn cho hay
huyện đã họp và giao các ngành
tính toán làm lại hạ tầng để đảm
bảo cuộc sống cho người dân.•
Khu TĐC trung tâm xã
Hòa Bắc khởi công từ
năm 2016, trên diện tích
17 ha và dành để bố trí
đất tái định cư cho hơn
80 hộ dân.
Điều chuyển 8.528 tỉ đồng từ Bộ GTVT
sang các tỉnh để làm đường cao tốc
Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến các bộ, ngành về
việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án
thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
(đợt 2). Theo đó, Chính phủ đề xuất điều chỉnh kế hoạch
vốn của bốn dự án đường bộ cao tốc phía Nam từ Bộ GTVT
sang các địa phương để thực hiện đầu tư.
Cụ thể, dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma
Thuột, điều chỉnh giảm kế hoạch vốn là 1.282 tỉ đồng của
Bộ GTVT (trong tổng số 2.320 tỉ đồng đã giao) để điều
chỉnh tăng tương ứng cho tỉnh Khánh Hòa là 596 tỉ đồng,
tỉnh Đắk Lắk là 686 tỉ đồng để thực hiện hai dự án thành
phần được phân cấp.
Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn
1 điều chỉnh giảm kế hoạch vốn là 2.242 tỉ đồng của Bộ
GTVT (trong tổng số 3.500 tỉ đồng đã giao) để điều chỉnh
tăng tương ứng cho tỉnh Đồng Nai là 1.224 tỉ đồng, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu là 1.018 tỉ đồng để thực hiện hai dự án thành
phần được phân cấp.
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
giai đoạn 1, điều chỉnh giảm toàn bộ kế hoạch vốn là 3.800
tỉ đồng của Bộ GTVT để điều chỉnh tăng tương ứng cho
tỉnh An Giang là 1.173 tỉ đồng, TP Cần Thơ là 837 tỉ đồng,
tỉnh Hậu Giang là 844 tỉ đồng, tỉnh Sóc Trăng là 946 tỉ đồng
để thực hiện bốn dự án thành phần được phân cấp.
Dự án đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn
1, điều chỉnh giảm toàn bộ kế hoạch vốn là 1.204 tỉ đồng
của Bộ GTVT để điều chỉnh tăng tương ứng cho tỉnh Đồng
Tháp là 745 tỉ đồng, tỉnh Tiền Giang là 459 tỉ đồng để thực
hiện hai dự án thành phần được phân cấp.
Nguyên nhân của việc điều chỉnh này theo Chính phủ là
do hiện nay những dự án trên được Thủ tướng giao các địa
phương làm chủ đầu tư nên việc điều chuyển này giúp các
tỉnh có nguồn vốn kịp thời để đầu tư xây dựng, sớm đưa các
dự án này vào khai thác.
VIẾT LONG
Xác định nguyên nhân nước có màu lạ xả
ra từ cống khu công nghiệp ở Đồng Nai
Ngày 28-11, cơ quan chức năng huyện Long Thành
(Đồng Nai) và Ban quản lý Khu công nghiệp
(KCN) Đồng
Nai đã nhận được thông tin xác định loại nước có màu xanh
dương như màu thuốc nhuộm tại cống thoát nước KCN Lộc
An - Bình Sơn chảy ra suối Bưng Môn.
Trước đó, chiều 22-11, UBND xã Long An nhận được tin
báo của người dân tại khu vực ấp Bưng Môn có cống thoát
nước tại KCN Lộc An - Bình Sơn xả ra loại nước có màu
xanh dương như màu thuốc nhuộm. UBND xã Long An đã
báo cáo UBND huyện Long Thành chỉ đạo Phòng TN&MT
cùng các ngành phối hợp kiểm tra việc xả nước thải KCN,
có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây ô nhiễm khu vực gây
bức xúc và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Vụ việc này được Công ty TNHH Wooshin Đồng Nai (trụ
sở công ty tại KCN Lộc An - Bình Sơn) xác nhận và có báo
cáo về việc nước màu xanh này chảy ra cống thoát nước
KCN là do sự cố rò rỉ nước thải ra môi trường. Sau khi xảy
ra sự việc, Công ty TNHH Wooshin Đồng Nai đã thuê đơn
vị xử lý nước thải nguy hại hút hết nước màu ở các hố ga,
cống nước để tránh tình trạng nước chưa qua xử lý chảy
rộng ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân trong khu vực.
VŨ HỘI
Nướccómàuxanhdươngnhưmàuthuốcnhuộmchảyrasuối
BưngMôn.Ảnh:VH
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook