274-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa29-11-2022
Người bệnh phải thanh toán chênh lệch
tăng gần 9 tỉ đồng
Toàn bộ 14.800 thủy tinh thể đã được BVMắtTP.HCMsử dụngmổ phẫu
thuật Phaco, thay thủy tinh thể nhân tạo cho người bệnh. Từ đó, người
bệnh phải chịu chi phí thanh toán giá trị thủy tinh thể bằng giá BV Mắt
TP.HCM mua theo quyết định trúng thầu. Trong đó, Quỹ Bảo hiểm y tế
thanh toán chênh lệch tăng hơn 5,2 tỉ đồng, người bệnh đã thanh toán
chênh lệch tăng gần 9 tỉ đồng.
Đối với số tiền thiệt hại của người bệnh, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã
ủy thác điều tra cho công an 54 tỉnh, thành để xác minh bị hại là người
bệnh đã điều trị phẫu thuật mổ Phaco, thay thủy tinh thể nhân tạo ở
các gói thầu trên.
đơn đề nghị HĐXX triệu tập thêm
người tham gia phiên tòa và công
khai chứng cứ tại phiên xét xử. Theo
đó, “dữ liệu âm thanh” do ông Bùi
Văn Dũng (người tố cáo) cung cấp
có nguồn gốc không rõ ràng, không
liên quan đến vụ án nhưng được sử
dụng là chứng cứ buộc tội bị cáo. Vì
vậy, cần thiết triệu tập ông Dũng và
giám định viên trực tiếp thực hiện
giám định này tham gia phiên tòa…
Một luật sư khác cũng đề nghị xác
định lại bị hại của vụ án.
Theo tòa, vấn đề triệu tập hồ sơ đã
đầy đủ, kết quả giám định đã được
làm rõ, quá trình xét xử nếu cần thiết
sẽ triệu tập sau. Việc xác định tư cách
tố tụng trong quyết định xét xử phù
hợp với quy định của pháp luật. Do
đó, HĐXX quyết định không chấp
nhận kiến nghị của các luật sư.
Gây thiệt hại hơn
14,2 tỉ đồng
Vụ án này, ôngNguyễnMinhKhải
và bảy đồng phạm bị truy tố về tội
vi phạm quy định về đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3
Điều 222 BLHS (khung hình phạt
10-20 năm tù).
Các đồng phạm gồm: Phí Duy
Tiến, Nguyễn Trí Dũng, Võ Thị
Chinh Nga (cùng là cựu phó giám
đốc); Phan Thị Bích Hạnh (cựu
trưởng Phòng tài chính kế toán),
Nguyễn Đỗ Nguyên (cựu trưởng
Khoa tổng hợp), Lương Ngọc Tuấn
(cựu phó trưởng Khoa khám mắt),
Nguyễn Quốc Toản (cựu trưởng
Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức).
Cáo trạng xác định bị cáo Khải
là người chủ mưu, cầm đầu, đã
chỉ đạo, định hướng can thiệp đấu
thầu trái pháp luật, gây thiệt hại
cho Nhà nước và người bệnh hơn
14,2 tỉ đồng.
Hồ sơ thể hiện BVMắt TP.HCM
trực thuộc Sở Y tế TP.HCM. Năm
2018, BV tổ chức thực hiện gói
thầu để mua sắm hơn 53.000 thủy
HOÀNGYẾN
Ngày 28-11, TAND TP.HCM
xét xử vụ vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng đối
với ông Nguyễn Minh Khải (cựu
giám đốc BVMắt TP.HCM) và bảy
đồng phạm.
Luật sư đề nghị triệu tập
người tố cáo
HĐXX sau khi hội ý cho biết sẽ
tiếp tục đánh giá các kiến nghị của
luật sư về việc triệu tập các giám
định viên trong quá trình xét xử và
xem xét. Phiên tòa vẫn được tiếp
tục, không có căn cứ để hoãn như
đề nghị.
Trước đó, VKS thống nhất việc
xác định củaHĐXX trong quyết định
xét xử. Cụ thể, BV Mắt TP.HCM
là bị hại của vụ án và 15 cá nhân,
công ty là người liên quan.
Trong khi đó, cáo trạng nêu cơ
quan điều tra (CQĐT) xác định
14.800 bệnh nhân là bị hại. Kết
quả điều tra thể hiện khi đăng ký
khám chữa bệnh, những người này
không được giải thích cụ thể từng
loại chi phí, không biết giá thủy
tinh thể nhân tạo.
CQĐT đã làm việc với 11.161 bị
hại thì có 9.182 người xác định do số
tiền chênh lệch ít nên đề nghị sung
công quỹ; 1.979 người đề nghị bồi
thường thiệt hại. Hiện còn 3.637
bị hại, CQĐT đã thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng
nhưng đến nay chưa ai trình báo.
Theo đại diện VKS, thẩm quyền
xác định bị hại là thuộc về HĐXX.
Người liên quan nếu muốn triệu tập
thì xem xét trong quá trình xét hỏi.
Trong phần thủ tục, luật sư bào
chữa cho bị cáo trong vụ án đã có
Bị cáo
Nguyễn
Minh
Khải. Ảnh:
HOÀNG
YẾN
Cựu giámđốc BVMắt TP.HCMbị cáo
buộc chủmưu gây thiệt hại 14,2 tỉ đồng
Ông NguyễnMinh Khải (cựu giámđốc BVMắt TP.HCM) bị cáo buộc chủmưu, cầmđầu, chỉ đạo can thiệp
đấu thầu trái pháp luật, gây thiệt hại hơn 14,2 tỉ đồng.
tinh thể nhân tạo. Để thực hiện gói
thầu, ngày 19-1-2018, ông Khải chủ
trì cuộc họp và ký quyết định phê
duyệt dự toán gói thầu có tổng vốn
đầu tư 184 tỉ đồng, bằng nguồn vốn
thu từ viện phí, quỹ bảo hiểm y tế…
Đồng thời, ông Khải phê duyệt kế
hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình
thức đấu giá rộng rãi trên toàn quốc.
Khi phê duyệt hồ sơ mời thầu, ông
Khải đã chỉ đạo bổ sung tiêu chí
chấm kỹ thuật “ý kiến đánh giá của
hội đồng đánh giá hàng mẫu trên
mẫu dự thầu”. Từ đó, ông sử dụng
hội đồng đánh giá hàng mẫu loại
bỏ nhà thầu theo ý muốn.
Thực hiện chỉ đạo của ông Khải,
các bị cáo còn lại đã can thiệp bất
hợp pháp vào hoạt động đấu thầu
khi sử dụng các tiêu chí đánh giá
hàng mẫu được xây dựng theo ý
chí chủ quan, không có trong hồ
sơ mời thầu.
Cáo trạng xác định ông Khải và
các đồng phạm đã vi phạm hàng
loạt nguyên tắc về đấu thầu nên
khi ký các hợp đồng mua 14.800
thủy tinh thể đã gây thiệt hại hơn
14,2 tỉ đồng.
Phiên xử dự kiến kết thúc vào
ngày 2-12.•
Cựuđội trưởng chốngbuôn lậunói lời sau cùng trước khi tòanghị án
Theo cáo buộc, ông Khải
đã chỉ đạo bổ sung tiêu
chí chấm kỹ thuật “ý kiến
đánh giá của hội đồng
đánh giá hàng mẫu trên
mẫu dự thầu”, từ đó sử
dụng hội đồng đánh giá
hàng mẫu loại bỏ nhà
thầu theo ý muốn.
Ngày 28-11, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục xét xử sơ
thẩm Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH TM
Phan Lê Hoàng Anh) và 73 bị cáo trong đường dây buôn
lậu gần 200 triệu lít xăng từ Singapore về Việt Nam.
Theo VKS, bị cáo Ngô Văn Thụy (cựu đội trưởng Đội
Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam, Cục Điều
tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan) có hành vi nhận
hối lộ số tiền hơn 830 triệu đồng của Phan Thanh Hữu và
Nguyễn Hữu Tứ. Từ đó, không bắt giữ các tàu Nhật Minh
của Hữu vận chuyển xăng nhập lậu vào khu vực nhà yến
của Tứ (tỉnh Vĩnh Long).
Bị cáo Thụy phải chịu trách nhiệm về hành vi nhận hối
lộ với tình tiết tăng nặng là phạm tội từ hai lần trở lên. Do
đó, VKS cho rằng cần có hình phạt thật nghiêm khắc đối
với bị cáo và đề nghị mức án 15-16 năm tù.
Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng tội danh
nhận hối lộ mà VKS truy tố đối với bị cáo Thụy là có căn
cứ pháp luật. Tuy nhiên, cần xem xét về tính chất, mức
độ, hành vi phạm tội đối với bị cáo để xem xét mức án
nhẹ dưới khung hình phạt so với đề nghị của VKS.
Cũng theo luật sư, hành vi phạm tội của bị cáo Thụy
diễn ra trong thời gian, bối cảnh đặc biệt. Ngay từ đầu,
khi các bị cáo Hữu và Tứ đem tiền đến nói biếu quà tết thì
Thụy đã kiên quyết từ chối. Tuy nhiên, các bị cáo đã lén
bỏ lại tiền rồi ra về mà bị cáo Thụy không biết.
Đồng thời, luật sư cho rằng bị cáo Thụy đã xuống Cần
Thơ, đã đi kiểm tra nhưng bất thành, đành đưa quân về
TP.HCM để ra tết đi truy quét tội phạm buôn lậu tiếp.
Hành động này là do khách quan từ phía nguồn tin báo,
không phải do bị cáo nhận tiền từ Nguyễn Hữu Tứ và
Phan Thanh Hữu nên mới về.
Luật sư mong muốn HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị
cáo Thụy dưới khung hình phạt vì có nhiều tình tiết giảm
nhẹ. Trong đó, bị cáo từng có công lớn trong đại án bắt
xăng lậu tại Bình Thuận. Ngoài ra, bị cáo cũng đã nộp lại
số tiền gần 740 triệu đồng nhận hối lộ; quá trình công tác
được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba, nhiều giấy
khen, bằng khen các cấp; khai báo thành khẩn từ giai đoạn
điều tra đến xét hỏi…
Đối đáp lại luật sư, VKS không tranh luận về tội danh
nhưng xét về bối cảnh phạm tội của bị cáo đã thể hiện bị
cáo ý thức được việc nhận hối lộ. Cụ thể như bị cáo đã
cho Tứ số điện thoại để liên lạc; sau khi nhận tiền hối lộ
thì bị cáo đã cho rút quân, không bắt tàu buôn lậu xăng
của Hữu và Tứ nữa; bị cáo biết tiền hối lộ các bị cáo khác
để lại nhưng vẫn nhận tiền, không trả lại.
Riêng các tình
tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình
sự, VKS đã ghi
nhận và đề nghị
HĐXX xem xét
giảm án cho bị
cáo theo quy định
của pháp luật.
Được nói lời
sau cùng, bị cáo
Thụy cho rằng
40 năm công tác
để xảy ra vụ án
này, bị cáo rất áy náy. “Bị cáo xin lỗi lãnh đạo Tổng cục
Hải quan và anh em vì hành vi của mình làm ảnh hưởng
đến uy tín của ngành. Từ giờ đến cuối đời, bị cáo không
có thời gian để khắc phục, mong HĐXX cho mức án nhẹ
nhất có thể để sớm về với gia đình” - bị cáo nói.
Trong lời nói sau cùng, đa số bị cáo đều xin giảm nhẹ
hình phạt để sớm được về với gia đình, xã hội.
Tòa nghị án kéo dài, dự kiến ngày 5-12 sẽ tuyên án.
VŨ HỘI
BịcáoNgôVănThụytạitòa.Ảnh:VH
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook