277-2022 - page 10

10
Pháp lý 4.0 -
ThứSáu 2-12-2022
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh đánh
giá việc xuất khẩu lô ô tô điện đầu
tiên của VinFast đã tạo ra cột mốc
lớn cho ngành ô tô Việt Nam, mở ra
nhiều cơ hội lớn về thị trường xuất
khẩu. Xu hướng xe điện ngày càng
định hình rõ trong vài năm gần đây.
Đặc biệt, Việt Nam là nước đầu tiên
trong khu vực có doanh nghiệp nội
sản xuất thành công ô tô điện, có cơ
hội vượt lên dẫn trước ở lĩnh vực này.
Những chính sách hỗ trợ cho xe
điện đang giúp Việt Nam trở nên
hấp dẫn với các hãng sản xuất ô tô
điện trong và ngoài nước. Tập đoàn
Hyundai cũng lên kế hoạch lắp ráp
mẫu xe thuần điện tại Việt Nam từ
giữa năm sau. Một ông lớn khác
là Tập đoàn Geleximco đầu tư lên
đến 800 triệu USD xây nhà máy
sản xuất xe điện và xe pin nhiên
liệu tại Khu công nghiệp Tiền Hải,
Thái Bình. Bên cạnh đó, nhà máy
còn sản xuất các linh kiện, phụ tùng
cung cấp cho nhà máy sản xuất lắp
ráp ô tô và các đối tác hướng tới
việc xuất khẩu.
Ông Trần Tấn Trung, Tổng
giám đốc nhà nhập khẩu Audi Việt
Nam, cho biết hãng xe Audi cũng
đã ra mắt các mẫu xe điện tại Việt
Nam. Ô tô điện là xu hướng bùng
nổ trong vòng 3-5 năm nữa, hãng
đã lên kế hoạch phủ sóng các trạm
sạc điện với hàng chục điểm trong
thời gian tới. 
Thách thức về pin
và trạm sạc
Ông Võ Quốc Bình, Tổng giám
đốc Tập đoàn Đầu tư Bình Minh,
cho biết tiềm năng, nhu cầu xe điện,
định hướng phát triển xe điện tại Việt
Nam là có thật. Hiện thị trường đang
rất rộng lớn bởi sản phẩm này tiết
kiệm nhiên liệu, năng lượng sạch.
Khi lái xe điện đi chơi
du lịch, đi liên tỉnh cũng
không phải lo sạc điện
thì thị trường ô tô điện sẽ
tự khắc sôi động.
QUANGHUY - THYNHUNG
T
hương hiệu ô tô Việt Nam
VinFast vừa xuất khẩu 999 ô
tô điện thông minh đầu tiên
sang thị trường Mỹ. Sự kiện đánh
dấu bước tiến đặc biệt của ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam.
Nhiều cơ hội trong
và ngoài nước
Lô xe VinFast VF 8 đầu tiên xuất
cảng có số lượng 999 chiếc dành cho
thị trường Mỹ và được chuyên chở
bằng tàu thuê riêng Silver Queen
của Panama. Dự kiến sẽ bàn giao
tới những khách hàng đầu tiên vào
cuối tháng 12-2022.
Đây là lô xe đầu tiên xuất khẩu ra
thị trường quốc tế trong số 65.000 xe
điệnVinFast VF 8 và VF 9 được đặt
hàng trên toàn cầu. Ngay sau Mỹ,
VinFast sẽ xuất khẩu các lô xe VF
8 tiếp theo tới thị trường Canada và
châu Âu để kịp bàn giao cho khách
hàng vào năm 2023. Về mẫu VF 9,
VinFast đã lên kế hoạch bàn giao
cho thị trường Việt Nam và quốc
tế trong quý I-2023.
Ông Nguyễn Việt Quang, Phó
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập
đoàn Vingroup, cho biết bên cạnh
nhóm khách hàng cá nhân, VinFast
cũng nhận được sự quan tâm đặc
biệt của nhóm khách hàng doanh
nghiệp. Công ty đã nhận được đơn
hàng 2.500 xe từ công ty cho thuê
xe lớn nhất Mỹ là Autonomy ngay
trong triển lãm Los Angeles Auto
Show 2022 vừa diễn ra trong tháng
11 tại Mỹ.
Ngoài chính sách thuế, phí thì ô tô điện
Việt Namcần được hỗ trợ về hạ tầng trạm
sạc, đầu tư công nghệmới có thể phát triển.
Cơ hội vàng để ô tô điện
Việt Nam tiếp tục phủ sóng
“Đó là mặt ưu nhưng nó có tiện
dụng hay không lại là vấn đề khác.
Ở đây chúng ta nói đến trạm sạc như
thế nào, tuổi thọ pin hay những tùy
chọn để tạo cho người dùng sự tiện
nghi thì cần thời gian kiểm chứng
và phát triển” - ông Bình nói.
Ông Bình lưu ý xe điện thân
thiện với môi trường nhưng lượng
chất thải, khí thải từ pin điện cũng
không kém gì khí thải từ xăng nên
cần tính toán kỹ.
CEO Bình Minh đưa ra so sánh
bình quân xe chạy xăng sẽ đi được
500-600 km và đổ xăng chỉ mất 2
phút. Trong khi đó xe điện đi 200-
300 km sạc nhanh cũng phải mất
1 tiếng đồng hồ. Khi đó, các trạm
sạc có thể sẽ là một khu trạm dừng
chân, nghỉ ngơi cho tài xế. Đồng
thời cũng phải có giải pháp xử lý
cho trường hợp xe hết điện giữa
đường. Xe điện Việt có thị trường
tiêu thụ là tốt, tuy nhiên sản phẩm
có tồn tại được hay không còn có
yêu cầu về vấn đề chất lượng, sự
tiện dụng và các hậu mãi.
TSMai Duy Thiện, Chủ tịch Hiệp
hội Năng lượng sạch Việt Nam
(VCEA), cũng cho rằng để khuyến
khích người dân đi xe điện thì việc
xây dựng hạ tầng trạm sạc rộng khắp
là rất cần thiết. Không chỉ phủ sóng
các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM
mà các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ
lớn, cao tốc đều cần phân bố hợp lý
trạm sạc. Từ đó mở rộng từng bước
trạm sạc tới các khu vực nông thôn.
“Khi lái xe điện đi chơi du lịch,
đi liên tỉnh cũng không phải lo sạc
điện thì thị trường ô tô điện sẽ tự
khắc sôi động. Đồng thời, các hãng
xe phải tối ưu chi phí sản xuất để
xe điện có giá thành hợp lý” - TS
Thiện chia sẻ.•
TS
BÙI THANH LUÂN
, Giám đốc Công ty TNHH
Cơ điện tử Hiệp Phát:
Cầnchuẩnbịđường
dài cho xe điện
Xe điện trên thế giới đang
đượcnhiềunướcưutiênphát
triểnnhưngcầncólộtrìnhvài
chụcnăm, cókhi hơn50năm
cũng rất khó để phủ sóng
100% thị trường. Thị trường
sẽ là tổng hòa của nhiều mẫu xe hỗn hợp như xe
xăng, xe lai điện - xăng (hybrid), xeđiệnhoặc xe sử
dụngcácnhiênliệukhácnhưnănglượngmặttrời…
Mỗi nước tốc độ phát triển xe điện phụ thuộc
vào lượng nhiên liệu có sẵn, chi phí mua xe, cơ
sở hạ tầng và cả nguyên liệu thô cần thiết để sản
xuất pin. Sản xuất pin xe điện cực kỳ tốn kém và
giá sẽ còn tiếp tục tăng.
Việt Nam cần phát triển từng bước, có chính
sách hỗ trợ ưu tiên phát triển phương tiện giao
thông công cộng sử dụng năng lượng điện như
xe buýt, taxi, dịch vụ xe công nghệ… Ngoài ra,
cũng cần có chính sách về thuế, phí tốt cho xe
hybrid, xe tiết kiệm nhiên liệu… khuyến khích
người dân lựa chọn xe xanh. Đây cũng là bước
đệm cho thị trường xe điện phát triển.
PGS-TS
ĐINHTRỌNGTHỊNH
, chuyên gia kinh tế:
Cơ chế ưu đãi cho
ô tô điện theo
hướng xuất khẩu
Cần thúc đẩy phát triển
ngành công nghiệp xe điện
tạiViệt Namtheohướngxuất
khẩu,tăngsứccạnhtranhtrên
thị trường thế giới. Nên giảmmức thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt đối với xe điện ởmức thấp nhất.
Đồng thời, Chính phủ cần xây dựng các chính
sách ưu đãi, hỗ trợ vượt trội nhằm thu hút các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh
vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện, tập trung vào các
dòng xe chưa sản xuất tại các quốc gia trong khu
vực, hướng vào thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt, ưu tiên thu hút các dự án từ các tập
đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập
các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D),
trung tâm đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản
xuất ô tô điện và linh kiện.
Bên cạnh đó, chính sách nên hỗ trợ trực tiếp từ
ngân sách nhà nước để giảm chi phí đầu tư - đặc
biệt là các chi phí về nghiên cứu và phát triển;
mua bán, chuyển giao công nghệ - cho các dự
án sản xuất, lắp ráp ô tô điện có quymô lớn. Phát
triển công nghiệp hỗ trợ để cung cấp linh kiện,
phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp xe điện. Đào tạo
nguồn nhân lực cho nghiên cứu phát triển và
sản xuất xe điện.
Cả nước đã có khoảng 3.000 ô tô điện
Theo số liệu của Cục Đăng kiểmViệt Nam, tính
đếntháng8-2022,cảnướcđãcógần3.000ôtôđiện
được sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, tănggấphơn 20
lầnsovớilượngôtôđiệncủanăm2019.Đếnnay,cả
nước cũng đã có gần 1,8 triệumô tô - xemáy điện
hoạt động, phục vụ nhu cầu dân sinh hằng ngày.
ĐƠNVỊ ĐỒNGHÀNH
999 ô tô điện thôngminh đầu tiên lên đường đếnMỹ. Ảnh: Q.HUY
Xe điện VF 8 tại triển lãmxe điện trong nước. Ảnh: Q.HUY
Họ đã nói
Sản xuất ô tô điện cần các yếu tố
công nghệ quan trọng. Thứ nhất là
pin, thứ hai là động cơ điện và thứ ba
là công nghệmáy đổi điện (sạc) và kỹ
thuật điều khiển. Việt Nam phải sớm
chủ động được những công nghệ cơ
bản nhưng vô cùng quan trọng này.
Trướcmắt, các hãng sản xuất cần liên
doanh, liên kết với các đối tác trên
thế giới về pin và công nghệ sạc, làm
sao tối ưu hóa chi phí sản xuất, chủ
động sản xuất để giảm giá thành. Ô
tô điện là sản phẩm công nghệ hiện
đại, côngnghệ thayđổi từngngàynên
nhà sản xuất cũng phải cập nhật ứng
dụng liên tục.
Chuyên gia ô tô
NGUYỄN MINH ĐỒNG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook