277-2022 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Sáu2-12-2022
Tiêu điểm
Ngày 30-11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Nga Maria Zakharova nói rằng Moscow không
thấy có bất kỳ khả năng nào trong việc nối lại
đàm phán Hiệp ước giảm trừ vũ khí hạt nhân
New START với Mỹ khi nước này liên tục viện
trợ vũ khí cho Ukraine, theo đài
RT
.
Theo bà Zakharova, Nga không chấp nhận
việc Mỹ vừa tiếp tục cung cấp vũ khí tới chiến
trường Ukraine vì việc này “khuyến khích chế
độ Kiev tạo ra nhiều cuộc đổ máu”, vừa muốn
“thảo luận các vấn đề an ninh chung” với Nga.
Dù vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga
nhấn mạnh Moscow đánh giá cao hiệp ước New
START vì nó mang lại lợi ích tốt nhất cho cả
Nga và Mỹ, song các điều kiện tất yếu cần được
phía Washington đáp ứng trước khi nối lại đàm
phán.
Các nhà ngoại giao Nga và Mỹ dự định gặp
nhau vào ngày 29-11 tại Cairo (Ai Cập) nhằm
thảo luận về việc khôi phục hoạt động thanh tra
hạt nhân theo hiệp ước. Tuy nhiên, cuộc gặp
đã bị hủy vào phút chót. Bộ Ngoại giao Mỹ nói
rằng Moscow đã đơn phương hoãn đàm phán.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov
cho biết việc Moscow hoãn đàm phán với Mỹ
là vì những khác biệt rõ rệt trong cách tiếp cận
hiệp ước và vấn đề Ukraine.
New START, có hiệu lực vào năm 2011, là
hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất
còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga
và Mỹ. Hiệp ước đặt ra các giới hạn về số lượng
vũ khí hạt nhân mà mỗi bên có thể triển khai,
đồng thời vạch ra các điều khoản để xác minh
và kiểm tra kho vũ khí hạt nhân của nhau.
Diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng
Nga Sergei Shoigu hôm 30-11 tuyên bố nước
này sẽ đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở hạ
tầng cho lực lượng hạt nhân vào năm 2023, theo
hãng
Reuters
. Cụ thể, ông Shoigu cho biết Nga
sẽ làm việc để cải thiện năng lực của lực lượng
tên lửa cũng như xây dựng các cơ sở để chứa
các hệ thống tên lửa mới.
PHẠM KỲ
Châu Âu khó xử với Mỹ
chuyện áp giá trần năng lượng Nga
EUđang trong tình thế khó xử với Mỹ chuyện áp giá trần lên năng lượng Nga, vì tới sát lịch thực thi khối này
vẫn chưa thể thống nhất được mức giá trần, do tranh cãi xung quanh tính hiệu quả và khả thi.
VĨ CƯỜNG
M
ỹ và nhóm G7 đang
tích cực vận động áp
giá trần lên mặt hàng
năng lượng Nga với mức giá
trần đề xuất cho dầuNga trong
khoảng 65-70 USD/thùng và
khíđốtởmức2.893USD/1.000
m
3
. Mục đích chính nhằm làm
Nga giảmnguồn thu buộc phải
giảm chi tiêu cho chiến dịch
quân sự Ukraine, tuy nhiên
cũng tránh làm giá dầu tăng
mạnh một khi dầu của Nga
đột ngột bị đẩy ra khỏi thị
trường thế giới.
Mỹ thúc giục,
EU vẫn chưa chốt
Đếnnay, cácnướcLiênminh
châu Âu (EU) vẫn chưa thống
nhất được vềmức giá này. Mỹ
tiếp tục thúc giục EU nhanh
chóng đạt được chốt mức giá
trần. Hãng tin
Bloomber
g cho
biết theo kế hoạch, việc áp giá
trần nói trên sẽ được thực thi
từ ngày 5-12. Tuy nhiên, trong
các phiên họp liên tục gần đây,
các thành viên EU vẫn chưa
thể chốt được mức giá trần.
Các nước ủng hộ Ukraine,
đứngđầu làBaLanvàcácnước
Baltic đề nghị mức giá trần 30
USD/thùng, với lý domức giá
trần 65-70 USD/thùng là quá
cao, không thể gây thiệt hại
đáng kể cho Nga. Trong khi
đó, sáu nước thành viên EU,
trong đó có Malta, Cyprus và
HyLạp không đồng ýmức giá
trần thấp hơn 70 USD/thùng,
vì họ có các đội tàu lớn chuyên
vận chuyển dầu của Nga và
sẽ mất đi phần lớn thu nhập
nếu các chuyến hàng dầu Nga
bị cắt giảm.
Sở dĩ EU không
nhất trí được về các
biện pháp trừng
phạt mới một phần
do lo ngại phản ứng
tiêu cực từ Nga.
Mộtbấtđồngnữagiữahaibờ
ĐạiTâyDươngliênquanchương
trình trợcấpcôngnghiệp trị giá
369 tỉ USDđể hỗ trợ các ngành
công nghiệp xanh theo Đạo
luật Giảm lạm phát (IRA) của
Mỹ. Việc chính quyền Mỹ đưa
ra gói trợ cấp này đang khiến
các công ty châu Âu chuyển
sang đầu tư tại Mỹ, đe dọa làm
tổn hại ngành công nghiệp tại
châuÂu. Bộ trưởngKinh tếĐức
Robert Habek và Bộ trưởngTài
chínhPhápBrunoLeMairemới
đây đã kýmột tuyên bố chung
nhằmthành lập liênminh kinh
tế mới giữa Berlin và Paris để
ứng phó với sức ép của Mỹ.
Châu Âu lên kế hoạch tịch thu tài sản
bị đóng băng của Nga
Ngày 30-11, Ủy ban châu Âu ngày 30-11 đề xuất tịch thu
tài sản của Nga đã bị phong tỏa để trừng phạt Moscow liên
quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, đồng thời
thảo luận các biện pháp nhằm bồi thường thiệt hại chiến
tranh cho Kiev.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU
đã phong tỏa hơn 310 tỉ USD dự trữ của Ngân hàng Trung
ương Nga và phong tỏa hàng chục tỉ USD tài sản khác của
các nhà tài phiệt Nga. Theo bà von der Leyen, trước mắt, EU
và các đối tác có thể tiếp quản khoản tiền này và sử dụng cho
đầu tư. Số tiền thu được sẽ được chuyển đến cho Ukraine để
bù đắp thiệt hại chiến tranh.
Nga đã lên tiếng nhấn mạnh việc đóng băng dự trữ của
Ngân hàng Trung ương Nga và tài sản của công dân nước
này là bất hợp pháp.
Một đường ống dẫn dầu nối giữaHy Lạp và Bulgaria. Ảnh: REUTERS
1,2
tỉ USD là trị giá hợpđồngBộ
Quốc phòng Mỹ ký với tập
đoànquốcphòngRaytheon
để tập đoàn này sản xuất
sáuhệ thống tên lửa đất đối
không tiên tiến (NASAMS)
cho Ukraine, theo hãng tin
Reuters
. Ngày hoàn thành
hợpđồnglà28-11-2025.Cho
đến nay, Ukraine đã nhận
được hai trong tám đơn vị
NASAMSmàMỹđãhứacung
cấp. Các hệ thống còn lại dự
kiến sẽ được chuyển giao
cho Ukraine sau khi chúng
được chế tạo.
ĐĂNGKHOA
Người phát
ngôn Bộ
Ngoại giao
NgaMaria
Zakharova.
Ảnh: TASS
Nga: Chỉ đàmphánhạt nhânkhiMỹ thôi gửi vũkhí choUkraine
Trong khi đó, theo Bộ
trưởngNăng lượngÝRoberto
Cingolani, có tới 15 quốc gia
châu Âu - trong đó có Đức,
Áo và Hà Lan - không tán
thành việc áp trần giá khí đốt
của Nga.
Nhìn chung, ý tưởng về giá
trần với dầu Nga chưa nhận
được sự ủng hộ ngoài các
thành viên của nhóm G7 và
một số nước EU. Nhiều nước
ngoài EU mua dầu Nga cũng
không ủng hộ việc định giá
trần. Ví dụ, các nước Trung
Đông kiếm tiền từ việc bán lại
dầu thô của Nga, trong khi Ấn
Độ và Trung Quốc buôn bán
các sản phẩm dầu chế biến từ
dầu thô Nga.
Bên cạnh thúc giục EU,
Mỹ cử đặc phái viên đến các
nước tiêu thụ và sản xuất dầu
mỏ lớn để vận động họ ủng
hộ mức giá trần đối với dầu
Nga nhưng rất ít thành công.
Châu Âu muốn Mỹ
có vai trò lớn hơn
Sở dĩ EU không nhất trí
được về các biện pháp trừng
phạt mới là do lo ngại phản
ứng tiêu cực từ Nga, vốn đã
tuyên bố sẽ không bán dầu
cho các nước ủng hộ áp giá
trần. Nga đang soạn thảo một
sắc lệnh về cấm bán dầu và
khí đốt cho những nước áp
dụng giá trần.
Mặt khác, nếu Nga ngừng
cung cấp dầu cho các nước
thamgia trừng phạt, thị trường
toàn cầu có thể xảy ra tình
trạng thiếu dầu khiến giá
tăng mạnh. Ngay cả việc từ
chối một phần nguồn cung từ
Moscowcũngcó thểgiángmột
đòn mạnh vào tất cả nền kinh
tế phụ thuộc vào dầu, kinh tế
châu Âu có thể rơi vào suy
thoái kéo dài. Hiện nay, Nga
là nguồn cung cấp 10% nhu
cầu dầu của thế giới.
Giá năng lượng lúc này đã
cao và đang đẩy nền kinh tế
châu Âu vào thế bấp bênh
khi suy thoái, lạm phát, thất
nghiệp tăng vọt, ảnh hưởng
tiêu cực tới đời sống của
người dân trong mùa đông
này. Theo
Bloomberg
, lạm
phát tháng 10 ở khu vực đồng
tiền chung euro đã cán mốc
lịch sử 10,6% (so với mức
tháng 10-2021). Đóng góp
chính cho tỉ lệ lạm phát này
là sự gia tăng liên tục của chi
phí năng lượng.
Nhiều lãnh đạo hàng đầu
củaEUcho rằngMỹhưởng lợi
từ cuộc xung đột tại Ukraine,
trong khi các nước EU phải
gánh chịu hậu quả. Theo Thủ
tướng HungaryViktor Orban,
EU đang phải trả tiền gấp
5-10 lần để mua các nguồn
năng lượng của Mỹ, thay vì
quay lại với nguồn cung cấp
giá rẻ của Nga. Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron cho
rằng giá khí đốt cao từ các tập
đoànMỹ là không “hữu nghị”.
Hãng tin
Politico
tuần qua
cho biết thông qua việc xuất
khẩu dầu mỏ và khí đốt với
giá cao, Mỹ đang thu được lợi
nhuận khổng lồ. Vào tháng
10, Mỹ đã xuất khẩu một
lượng kỷ lục dầu thô và các
sản phẩm dầu ra thị trường
thế giới, trong đó châu Âu
là nhà nhập khẩu lớn nhất.
Bộ trưởng Tài chính Đức
Christian Lindner cho rằng
Mỹ đang tạo ra “tiêu chuẩn
kép” với giá năng lượng trong
nước thấp hơn bằng cách bán
dầu và khí đốt cho châu Âu
với giá cao kỷ lục.
Cao ủy phụ trách đối ngoại
và an ninh EU Josep Borrell
kêugọiMỹquan tâmtới longại
củachâuÂu.Bộ trưởngKinh tế
ĐứcRobertHabeckkêugọiMỹ
thể hiện “sự đoàn kết” hơn nữa
và có động thái giúp giảm giá
năng lượng bán cho châu Âu.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook