293-2022 - page 2

2
Tạo vốn từ nguồn nhà đất dôi dư
Tại hội nghị, Giámđốc SởTài chínhTP.HCMLê DuyMinh cho biết với vai trò
là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 167, sở này sẽ tham mưu UBND TP.HCM
về công tác quản lý tài sản công. Theo đó, phương án sẽ là bán tài sản trên
đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức đấu giá đối với nhà
đất dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại.
TP sẽ thu hồi các cơ sở nhà đất do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử
dụng không đúng quy định, không hiệu quả, tự nguyện trả lại cho Nhà nước
để giao cho trung tâm phát triển quỹ đất hoặc trung tâm quản lý nhà và
giám định xây dựng; quản lý và đề xuất phương án sử dụng hiệu quả, hoặc
đề xuất bán đấu giá tạo nguồn thu nộp ngân sách để chi đầu tư phát triển.
Cạnh đó, năm 2023, Sở Tài chính dự kiến sẽ có thêm nguồn thu từ việc sắp
xếp lại, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước;
thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, tiện ích công cộng trong khu
vực cửa khẩu, cảng biển…
Lấy đầu tư công dẫn dắt các nguồn lực
Cùng bàn luận về các giải pháp tạo nguồn thu choTP, Giámđốc Sở KH&ĐT
TP Lê Thị Huỳnh Mai cho hay HĐND TP.HCM đã thông qua kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021-2025, với nguồn vốn ngân sách của TP.HCM
là gần 143.000 tỉ đồng.
BàMai nhìnnhậnvới nguồnvốnnày thìTPchỉ cânđối được21%tổngnhucầu
đầu tư, không đủ để bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp của giai đoạn trước.
Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công còn hạn hữu, TP cần có các giải
pháp để lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt huy động các nguồn lực đầu tư
ngoài nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công - tư.
Cạnh đó, cần tạo thêmnguồn vốn; có giải pháp huy động nguồn vốn từ quỹ
đất công, tài sản công, cổphầnhóa…với các việc làmcụ thể là: Sớmđấugiá với
các khu đất đã có chủ trương, đẩy nhanh việc tính tiền sử dụng đất đối với các
khu đất, dự án đã đủ điều kiện. Đồng thời, có giải pháp thực hiện đề án quản
lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả hơn, trong đó có đề xuất
thu hồi thêm đất dọc các công trình, hạ tầng để tái định cư và bán đấu giá…
Triển khai hàng loạt công trình hạ tầng giao thông
Tại hội nghị, Giám đốc Sở GTVT TP Trần Quang Lâm thông tin cuối tháng
12 này, TP sẽ khởi công ba công trình lớn nhằm giải quyết ùn tắc giao thông
là nút giao An Phú, mở rộng Quốc lộ 50 và đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng
Hòa kết nối nhà ga T3.
Cuối tuần này, dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất cũng sẽ khởi công.
Năm 2023, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đưa vào khai thác. Tuyến
metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) sẽ triển khai trước việc di dời hạ tầng
kỹ thuật song song việc tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư; năm 2024 sẽ
khởi công, hoàn thành vào năm 2028.
Giámđốc SởGTVT cũngchobiết sởnàyđangchuẩnbị triểnkhai nhữngcông
trình chuẩn bị đầu tư theo hình thức BOT như cầuThủThiêm4, cầu Cần Giờ…
Thời sự -
Thứ Tư 21-12-2022
TP.HCMhuy động tối đa nguồn
phát triển năm 2023
THANHTUYỀN
N
gày 20-12, UBNDTP.HCM
đã tổ chức Hội nghị triển
khai nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội năm 2023.
Khắc phục ngay các
điểm nghẽn hành chính
Tại hội nghị, lãnh đạo các sở,
ngành đã tập trung đánh giá tình
hình kinh tế trong năm qua, phân
tích những biến động từ thực tế
để đề ra giải pháp trọng tâm cho
năm 2023.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch
UBND TP.HCM Phan Văn Mãi
nhắc lại điểm nghẽn nổi bật của
năm 2022 là sự phối hợp giữa các
sở, ngành.
Ông yêu cầu trong năm 2023,
người đứng đầu sở, ngành có giải
pháp thực hiện kỷ cương, kỷ luật
để nâng chất lượng, hiệu quả công
vụ của từng cơ quan, từng cán bộ,
công chức, viên chức. Đồng thời
nhận diện rõ những điểm mạnh,
yếu để tập trung tháo gỡ. Qua đó
thúc đẩy công việc, tăng hấp thụ
nguồn lực cho phát triển.
“Rà soát các công việc còn
tồn đọng của người dân, doanh
nghiệp, các tồn đọng giữa các
cấp, các ngành với nhau để phân
nhóm, phân công giải quyết, có
tiến độ rõ ràng” - Chủ tịch UBND
TP yêu cầu.
Liên quan đến công tác điều
hành khối ủy ban, ông Mãi nói
từng sở, ngành, quận, huyện phải
nắm chắc tình hình, sát với từng
diễn biến mới phát sinh để có sự
thích ứng phù hợp. “Cái gì thuộc
thẩm quyền của mình thì giải
quyết ngay, cái gì vượt thì báo
cáo để UBND TP xử lý hoặc xin
ý kiến trung ương với tinh thần
nắm bắt kịp thời để ứng phó với
những phát sinh mới” - ông Mãi
nhấn mạnh.
Tìm cách đưa tiền vào
sản xuất, kinh doanh
Theo Chủ tịch Phan Văn Mãi,
ngay trong quý I-2023, TP.HCM
phải hoàn thiện kế hoạch đề xuất
nâng trần đầu tư công, xây dựng
tiêu chí thu hút FDI trong giai
đoạn hiện nay; đề án huy động
đầu tư xã hội, chính sách phát
huy kiều hối; kế hoạch sắp xếp,
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước… “Nếu có chính sách tốt
thì nguồn tiền sẽ chảy vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh, sẽ trở
thành nguồn lực quan trọng để
phát triển kinh tế TP” - ông Mãi
cho biết và nói cần có kế hoạch
để huy động tổng đầu tư toàn xã
hội; tập trung hết sức cho giải
ngân đầu tư công.
Ông Mãi yêu cầu cần nỗ lực để
đến cuối tháng 1-2023 sẽ đạt tỉ lệ
giải ngân vốn đầu tư công là 86%.
Chủ tịch UBND TP.HCM nhìn
nhận khối lượng công việc năm
2023 rất lớn, nhiều sự việc phát
sinh. Vì vậy, cả hệ thống chính
quyền cần nỗ lực, phấn đấu
nhiều hơn để hoàn thành nhiệm
vụ của mình.•
“Nếu có chính sách
tốt thì nguồn tiền sẽ
chảy vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh, sẽ trở
thành nguồn lực quan
trọng để phát triển
kinh tế TP.”
Trễ hạn cả chục ngànsổhồng: Baogiờhết “điệpkhúc”này?
Nhìn lại thời điểm năm 2015,
khi văn phòng đăng ký đất đai
(VPĐKĐĐ) dồn về một cấp thì
tất cả trường hợp cấp mới, cập
nhật giấy chứng nhận (GCN)
đều tập trung về Sở TN&MT
ký. Đây được cho là nguyên nhân gây ra ách tắc và quá
tải khiến tình trạng chậm trễ hồ sơ lên đến 80%. Sau đó,
ngành TN&MT ký hợp đồng với bưu điện và Sở TN&MT
được phép ủy quyền cho chi nhánh VPĐKĐĐ quận/huyện
được giải quyết hồ sơ cập nhật biến động thì lượng hồ sơ
trễ hạn giảm xuống còn 70%, 60%, rồi 10%.
Đến năm 2019, vẫn còn 7,4% hồ sơ cấp mới GCN bị trễ
hạn. Nguyên nhân vẫn là do hồ sơ vẫn phải luân chuyển,
thủ tục thuế, phí vẫn theo phương thức giao dịch trực tiếp
nên mất rất nhiều thời gian.
Năm 2021, TP.HCM ban hành Quyết định 08 ủy quyền
cho 22 chi nhánh VPĐKĐĐ được ký cấp GCN. Với giải
pháp này, Sở TN&MT TP.HCM lúc đó khẳng định sẽ chấm
dứt cảnh ách tắc cấp sổ hồng. Bởi khi các chi nhánh tiếp
nhận hồ sơ, thụ lý, nếu đủ điều kiện thì ký GCN luôn, sau
đó chuyển hồ sơ về VPĐKĐĐ TP để đóng dấu. Khi ấy hồ
sơ đã hoàn thiện hết, chỉ có việc đóng dấu và chuyển lại hồ
sơ về để chi nhánh trả ra cho dân. Hơn nữa, việc đóng dấu
sẽ được thực hiện xong ngay trong ngày. Với quy trình này
thì khó xảy ra tình trạng trễ hạn cấp sổ hồng.
Tuy nhiên, năm 2021, 2022, điệp khúc trễ hạn vẫn còn
tiếp diễn với hàng chục ngàn hồ sơ cấp GCN. Lấy số liệu
thống kê hồ sơ trễ hạn mới nhất tại thời điểm cuối năm
2022 là 14.000 trường hợp. Nếu chỉ nhìn vào tỉ lệ trễ hạn
2,7% tưởng là nhỏ nhưng con số này cũng đồng nghĩa với
hàng chục ngàn cá nhân, hộ gia đình đang mỏi mòn chờ
mảnh giấy hồng lận lưng thì quả là chuyện không nhỏ!
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội năm 2023 sáng 20-12, giám đốc Sở TN&MT tiếp tục
đưa ra các giải pháp để “giải cứu” hàng chục ngàn hồ
sơ cấp GCN bị trễ hạn. Trong đó có việc tăng cường kiểm
tra, giám sát, xử lý kịp thời với cán bộ, công chức, viên
chức còn trì trệ, chưa làm tốt công việc.
Việc chậm trễ trong cấp GCN không phải là câu chuyện mới
mà đã kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân đã được nhìn nhận,
giải pháp cũng đã được nêu ra nhiều lần, nhiều năm nhưng
vẫn không giải quyết dứt điểm tình trạng trễ hạn. Đã đến lúc
phải thẳng thắn nhìn nhận, phải chăng ngoài các nguyên nhân
khách quan, vấn đề chậm trễ nằm chủ yếu ở con người?
Cũng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội năm 2023, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu
cầu người đứng đầu các sở, ngành, quận, huyện cần coi
như mình là chỉ huy thực thụ trên chiến trường, làm việc
có kỷ luật và chỉ đạo quyết liệt mới kịp.
Theo Bí thư Thành ủy, một số nơi khi kiểm tra, giám sát còn
tồn đọng nhiều - tồn đọng ngay trên cái ghế của người ngồi
vị trí đó và cần phải xem lại. Bởi theo ông, “một chữ ký của
mình mà nhiều người chờ đợi thì chúng ta thật có lỗi”. Mong
là sự lưu ý đó của người đứng đầu Đảng bộ TP sẽ được soi rọi
vào chuyện chậm trễ sổ hồng này, để sớm chấm dứt điệp
khúc trễ hạn từ năm này qua năm khác.
VIỆT HOA
Năm2023, TP.HCM tập trung giải ngân đầu tư công, nâng cao chất lượng công vụ
và quyết tâm tạo sự chuyển biến tích cực trong hạ tầng giao thông.
Chủ tịchUBNDTP.HCMphát biểu tại hội nghị. Ảnh: HH
(Tiếp theo trang 1)
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook