293-2022 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư21-12-2022
Chiều 20-12, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, một lãnh đạo
UBND xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ (Bình Định) xác nhận
tình trạng sạt lở bờ biển nghiêm trọng ở xã Mỹ Thắng làm
ảnh hưởng đến hàng chục gia đình.
“Trước mắt, chính quyền địa phương sẽ sơ tán các gia đình
sống trong vùng nguy hiểm đến nơi tái định cư, sau đó sẽ tìm
cách khắc phục, làm giảm mức độ sạt lở ở khu vực nói trên”
- vị lãnh đạo xã nói.
Theo ghi nhận của PV, dọc bờ biển ở thôn 9, xã Mỹ Thắng
bị sạt lở nghiêm trọng một đoạn dài hơn 200 m, ăn sâu vào
đất liền gần 40 m. Nhiều khu vực đất đá bị sóng cuốn xuống
biển. Một số đoạn sạt lở tạo hàm ếch dưới móng các công
trình. Nhiều mảng bê tông, gạch đá công trình cũng bị cuốn
dần xuống bờ biển.
Một số đoạn bờ biển sạt lở ăn sâu vào sát nhà dân, cách chân
móng nhà chưa tới 1 m. Nhiều tấm bê tông bờ tường nhà dân
bị nứt toác, cuốn xuống biển. Tại khu vực sạt lở, chính quyền
địa phương đã cho cắm biển, căng dây cảnh báo nguy hiểm.
Bà Huỳnh Thị Sim (66 tuổi, ngụ thôn 9, xã Mỹ Thắng) lo
Đại biểuQuốchội tinHàNội xửnghiêm
vụ lấnchiếmĐầmBông
Đại biểuQuốc hội tin tưởng lãnh đạo TPHà Nội sẽ xử lý nghiêmvụ lấn chiếm, san lấpĐầmBông
làmnhà xưởng trái phép để làmgương.
TRỌNGPHÚ
T
rao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
sáng 20-12, đại
biểu Quốc hội (ĐBQH)
Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy
ban Pháp luật của QH, cho
rằng vụ Đầm Bông (phường
Định Công, quận Hoàng Mai)
bị lấn chiếm, xây dựng là vụ
việc rất nghiêm trọng. Theo
đó, ông đề nghị lãnh đạo TP
Hà Nội chỉ đạo xử lý nghiêm
các vi phạm, đồng thời trả lại
không gian cây xanh, hồ nước
ở khu vực này theo đúng quy
hoạch công viên đã được phê
duyệt trước đây.
Nhiệm vụ của chính
quyền địa phương
là không nhỏ
.
Phóng viên
:
Tháng 1-2019,
báo chí từng phản ánh Đầm
Bông bị lấn chiếm, san lấp
nghiêm trọng và chính quyền
đã vào cuộc xử lý. Lúc đó Đầm
Bông vẫn còn mặt nước rộng
nhưng đến nay cả hồ nước bị
lấp gần hết, nhà xưởng, kho
bãi xây trái phép san sát.
Ông đánh giá thế nào về tình
trạng này?
+ ĐBQH
Phạm Văn Hòa
:
Đầu năm 2019, báo chí phản
ánh Đầm
Bông bị
lấnchiếm,
c h í n h
quyền đã
vào cuộc,
giăng dây
ngănchặn
rồi nhưng
vìsaocàng
xử lý thì diện tích hồ nước đến
nay càng bị thu hẹp lại. Tôi nghĩ
rằng trách nhiệm của chính
Phải có báo cáo tình trạng Đầm Bông
trước ngày 31-12
Thông tin tại cuộc họp báo của UBNDTP Hà Nội ngày 16-12,
ông ĐỗThanhTùng, Phó Chủ tịch UBND quận HoàngMai, cho
hay các vi phạmvề lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông
nghiệp tại khu vực ĐầmBông không những quận biết, TP biết
mà Chính phủ cũng biết. Tuy nhiên, phần lớn các vi phạm này
do lịch sử để lại, sai phạm mới nếu có chỉ là nhỏ lẻ.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, ảnh vệ tinh do Google
Earth công bố cho thấy đầu năm 2014 khu vực Đầm Bông vẫn
còn là hồ. Đến tháng 5-2020, ảnh vệ tinh cho thấy hiện trạng
hồ bị lấn chiếm một phần nhưng vẫn còn thấy mặt nước. Tuy
hiên, đến nay hồ gần như bị lấp hết, thay vào đó là nhiều nhà
xưởng, kho bãi mọc lên san sát.
Sau khi
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh tình trạng lấn chiếm,
xây dựng trái phép tại Đầm Bông, ngày 16-12, Chủ tịch UBND
TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có văn bản chỉ đạo giám đốc Sở
TN&MT chủ trì, phối hợp với chủ tịch UBND quận Hoàng Mai
kiểm tra, xử lý thông tin báo chí nêu về việc lấn chiếm đất đai
tại khu vực Đầm Bông.
Theo đó, ông yêu cầu“kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm
(nếu có); báo cáo Thành ủy, UBND TP trước ngày 31-12, thông
tin trả lời báo chí theo quy định”.
ĐBQH đề nghị lãnh
đạo TP Hà Nội chỉ
đạo xử lý nghiêm,
đồng thời trả lại
không gian cây
xanh, hồ nước cho
người dân theo đúng
quy hoạch công viên
đã được phê duyệt
trước đây.
Hiện trạngĐầmBông vào tháng 12-2022, phầnmặt nước của đầmbị san lấp gần hết, nhà xưởng,
kho bãi xây dựng trái phépmọc lên san sát. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Người dân lo lắng vì nhà có thể bị cuốn trôi xuống biển do sạt lở.
Ảnh: QN
Thấp thỏmnỗi lo biển“nuốt”nhàởBìnhĐịnh
lắng: “Chưa bao giờ tôi thấy bờ biển sạt lở trầm trọng như năm
nay. Cứ tình trạng này thì không bao lâu nữa nhà tôi cũng bị
cuốn xuống biển mất”.
Tương tự, nhiều gia đình ở thôn 9 “đứng ngồi không yên”
khi những ngày gần đây mưa lớn làm tình trạng sạt lở ngày
càng nghiêm trọng. Nhiều người lo lắng vì nhà có nguy cơ bị
cuốn xuống biển bất cứ lúc nào.
“Sạt lở chỉ còn cách nhà chừng hơn 20 m. Chúng tôi mong
muốn chính quyền các cấp có cách nào đó để giảm thiểu tình
trạng này cho người dân được an tâm” - ông Nguyễn Đạt (thôn
9, xã Mỹ Thắng) nói.
Theo nhiều người dân, bờ biển xã Mỹ Thắng bắt đầu bị sạt
lở nghiêm trọng từ đầu tháng 12-2022. Trong đêm 7-12, chính
quyền địa phương huy động lực lượng sơ tán khẩn cấp chín hộ
dân ở thôn 9 có nhà trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Theo lãnh đạo UBND xã Mỹ Thắng, chính quyền địa phương
đã kiến nghị cơ quan thẩm quyền có giải pháp bảo đảm an
toàn cho người dân trước tình trạng biển xâm lấn sát khu vực
người dân sinh sống.
Trước đây, xã Mỹ Thắng đã có dự án di dời dân vùng triều
cường. Tuy nhiên, do một số người dân không đồng tình nên
đến nay chưa thể di dời dân cư ở các khu vực bị triều cường,
vùng nguy hiểm.
“Tới đây, địa phương sẽ khởi động lại dự án để đảm bảo
an toàn cho người dân” - lãnh đạo xã Mỹ Thắng thông tin.
HUY TRƯỜNG
quyền cơ sở và quận Hoàng
Mai ở đây không nhỏ. Tại sao
lại để tình trạng vi phạm lấn
chiếm, xây dựng trái phép ở
Đầm Bông tiếp tục xảy ra?
Để xảy ra những việc như
san lấp đầm, hồ làm chung cư,
nhà hàng là ảnh hưởng đến
lợi ích chung của người dân
và cũng là một trong những
nguyên nhân khiến Hà Nội
cứ mưa là ngập.
. Tại cuộc họp báo của
UBND TP Hà Nội ngày
16-12 vừa qua, lãnh đạo quận
Hoàng Mai cho rằng việc san
lấp, lấn chiếm Đầm Bông chủ
yếu do lịch sử để lại, việc lấn
chiếm mới nếu có chỉ là nhỏ
lẻ. Ông nhận định thế nào về
ý kiến này?
+Làmsao gọi là vi phạmnhỏ
được. Cả cái đầm nước rộng
3,5 ha giờ còn xấp xỉ 400-500
m
2
thôi. Nhất là từ năm 2019
tới nay, giai đoạn xảy ra đại
dịch COVID-19 diện tích mặt
nước tiếp tục bị thu hẹp lại.
Tôi cho rằng lãnh đạo quận
trả lời như vậy là không có
trách nhiệm với người dân.
Dù đổ thừa do lịch sử để lại
thì trách nhiệm của họ là phải
lập lại trật tự kỷ cương, thu hồi
đất nông nghiệp, diện tích ao,
hồ bị lấn chiếm theo đúng quy
định. Đối với những cán bộ
trước đây để xảy ra vi phạm,
dù đã nghỉ hưu, chuyển công
tác mà phát hiện bao che cho
những trường hợp này hoặc
nhắm mắt làm ngơ thì phải
xử lý trách nhiệm.
Tin tưởng
lãnh đạo Hà Nội
sẽ xử lý nghiêm
. Nhiều ý kiến cho rằng
người dân chỉ cần đổ một xe
cát, chính quyền địa phương
cũng biết nhưng vì sao vẫn
diễn ra vi phạm lớn như vậy
ở Đầm Bông?
+ Đây là kiểu như con kiến
bò qua hàng rào cũng có thể
biết nhưng con voi đi qua lại
không ai thấy. Cho nên chúng
ta mới đặt vấn đề trong quy
hoạch, xây dựng; trong lấn
chiếm đất công; trong lấn
chiếm hồ, đầm, hiện nay tồn
tại thì hầu như có sự bao che
của chính quyền địa phương,
lãnh đạo các cấp. Với sự việc
ở Đầm Bông, tôi khẳng định
một điều, nếu chính quyền địa
phương không buông lỏng thì
dân không bao giờ dám lấn
chiếm đất ở đầm này để làm
nhà, xây dựng nhà xưởng
như thế.
Lịch sử đã để lại rồi, nhiều
vụ bị xử lý kỷ luật thì cũng có
tình trạng buông lỏng của các
cấp có thẩm quyền.
. Với vụ việc cụ thể này, là
ĐBQH, ông có kiến nghị gì
với cơ quan có thẩm quyền?
+
Tôi rất tin tưởng lãnh
đạo TP Hà Nội sẽ xử lý dứt
điểm vụ việc ở Đầm Bông để
làm gương cho các nơi khác.
Đây là vấn đề rất hệ trọng, vì
người ta đặt vấn đề có sự bao
che của cấp lãnh đạo ở chính
quyền địa phương nên mới
xảy ra tình trạng trên.
Do vậy, nếu có sự bao che,
buông lỏng trách nhiệm của
chính quyền địa phương thì
phải xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật. Còn việc
lấn chiếmđầm thì phải lập biên
bản, kiên quyết thu hồi và phải
giải tỏa để trả lại nguyên trạng
hồ, đầm lúc trước.
Đây không chỉ là giữ nghiêm
kỷ cương, phép nước mà còn
giữ lại không gian xanh, mặt
nước, lợi ích chung cho cộng
đồng, cho tương lai.
. Xin cám ơn ông.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook