001-2023 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai2-1-2023
Vượt thách thức, tạo đà tăng
Khó khăn trong năm2023 là
khó khăn chung của thế giới
nhưng Việt Nam cũng cần chủ
động những giải pháp riêng để
đảmbảo nền sản xuất được tái
thiết và phát triểnmạnhmẽ trở lại.
ĐỖTHIỆN
C
hia sẻ với
Pháp Luật
TP. HCM
trước thềmnăm
mới 2023, TS Hồ Quốc
Tuấn, chuyên gia kinh tế tại
ĐH Bristol (Vương quốc
Anh), nhận định năm 2023,
nền kinh tế Việt Nam (VN)
vẫn còn đối diện với những
khó khăn “dư chấn” xuất
hiện từ 2021-2022, trong đó
có những thách thức xuất
phát từ các nền kinh tế lớn
trên thế giới.
Vì vậy, bêncạnhviệcchờđợi
nhữngyếu tốbênngoài chuyển
biến tíchcực,VNcầnchủđộng
nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp (DN), người
lao động nhằm thúc đẩy chất
lượng tăng trưởng bền vững,
thay vì quá tập trung vào con
số tăng trưởng mục tiêu.
Hỗ trợ DN duy trì
sản xuất
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
nhìn lại năm 2022 có thể thấy
chuỗi cung ứng vẫn chưa phục
hồi, bên cạnh đó các chỉ số
về đơn hàng xuất khẩu nhiều
ngành chủ đạo của VN giảm
sâu. Trong bối cảnh đó làm
sao để củng cố nền sản xuất,
xuất khẩu của VN?
+TS
HồQuốcTuấn
:Về cơ
bản, chuỗi cung ứng toàn cầu
đ a n g
có dấu
hiệucải
thiện.
V ớ i
kỳvọng
n ề n
kinh tế
thứ hai
thếgiới
- TrungQuốc (TQ) - đang dần
mở cửa trở lại, chuỗi cung ứng
sẽ được cải thiện nhiều hơn
trong năm 2023. Vấn đề là
nhu cầu đang giảm rất nhiều ở
thị trườngMỹ và châu Âu với
lượng hàng tồn kho tăng cao.
Chỉ số đơn hàng mới của
Mỹ liên tục giảm, hiện chỉ
còn đâu đó ở mức 47,2 so
với gần 64,0 thời điểm đầu
năm 2022. Nhiều phân tích
cho thấy hàng tồn kho của
nhiều DN Mỹ tăng mạnh, do
đó tốc độ đặt đơn hàng mới
sẽ còn có thể tiếp tục giảm
trong năm 2023. Đây mới là
vấn đề chính đối với các DN
sản xuất ở VN.
Vì đây là vấn đề từ nhu
cầu (của thế giới) nên không
có nhiều giải pháp VN có thể
làm ngoại trừ việc cố gắng
tranh thủ giảm chi phí như
nhiều nước trên thế giới và
cố gắng chờ đợi sự phục hồi
của đơn hàng. Dù sao đi nữa
đơn hàng cũng sẽ phải phục
hồi cùng với sự phục hồi của
kinh tế toàn cầu nhưng nó có
thể mất tới 2-3 quý trong tình
huống xấu.
Điều quan trọng lúc này là
Chính phủ cần nhìn nhận rõ
vấn đề và có giải pháp hỗ trợ
DN trong bối cảnh chờ đợi
“gió Đông” này. Hỗ trợ lãi
suất, thuế, phí là những điều
mà Chính phủ và chính quyền
địa phương có thể cân nhắc
hỗ trợ DN trong khả năng.
Còn bản thân DN cũng cần
ý thức rõ khó khăn vĩ mô và
cần có giải pháp cắt giảm chi
phí, giữ lại năng lực sản xuất
để chờ đợi.
Linh hoạt các chỉ tiêu
vĩ mô
.
Một vấn đề khác của kinh
tế VN hiện nay, theo một số
chuyên gia nhận xét đó là “có
tiền nhưng không xuất hiện
ở thị trường” mà chỉ chảy từ
ngân hàng này qua ngân hàng
khác trong bối cảnh cuộc đua
lãi suất diễn ra thời gian qua.
Người dân, DN không tiếp
cận được vốn, họ mất “đòn
bẩy” phục vụ các hoạt động
sản xuất, làm ăn. Vấn đề này
cần được giải quyết như thế
nào trong năm 2023?
+ Cung tiền tăng thấp, tỉ lệ
tín dụng trên huy động vốn
cao là những vấn đề đã được
chỉ ra đối với nền kinh tế. Thời
điểm căng thẳng nhất trong
năm là kể từ tháng 10-2022.
Tuy nhiên, đến tháng 12-2022,
với việc room tín dụng được
mở thêm ở một số ngân hàng,
cùng với áp lực lên giá đồng
USD trên thị trường quốc tế thì
vấn đề này đã có dấu hiệu hạ
nhiệt. Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước cho rằng ba bài
toán khó đã được giải, trong
đó có bài toán ổn định được
thị trường tiền tệ và thanh
khoản hệ thống khi chịu tác
động bởi sự cố SCB và niềm
tin thị trường suy giảm.
Tuy nhiên, có thể là quá
sớm nếu chúng ta tự tin rằng
sẽ không còn những cú sốc
tương tự. Có thể thấy chính
sách tiền tệ và tài khóa lúc này
phải cùng phối hợp với nhau
để “tạo tiền” cho nền kinh tế.
Ngoài ra, một lượng tiền lớn
liên quan đến vốn đầu tư công
không thể giải ngân vẫn đang
nằm đâu đó trong hệ thống
ngân hàng và vì vậy không
thể “tạo tiền”.
Nếu đầu tư công có thể giải
ngân, dòng tiền này sẽ có thể
luân chuyển vào nền kinh tế
và được đưa vào vòng quay
tạo tiền của ngân hàng. Nói
nômna, tiền đầu tư công được
giải ngân sẽ đi vào nền kinh
tế, như chi ra cho DN thực
hiện các công trình hạ tầng
và được DN gửi vào ngân
hàng hoặc đem trả nợ để bắt
đầu quay lại ngân hàng như
dòng tiền khả dụng, đưa vào
tiến trình quay tiền.
.
Nếu chỉ dựa vào chính sách
của Ngân hàng Nhà nước và
giải ngân đầu tư công thì liệu
có đủ để giải quyết triệt để vấn
đề “thiếu tiền”?
+ Tôi muốn lưu ý rằng lãi
suất và cung ứng vốn cho nền
kinh tế còn liên quan đến “cảm
nhận” (hay “tâm lý”) của các
ngân hàng đối với những rủi
ro vĩ mô có thể xảy ra. Nếu
rủi ro vĩ mô ở mức độ cao,
các ngân hàng sẽ ngại cho
vay hoặc cho vay thì đòi hỏi
lãi suất cao. Vì vậy, việc tăng
lượng tiền ra nền kinh tế thông
qua các nghiệp vụ của Ngân
hàngNhà nước hoặc giải ngân
đầu tư công chỉ là điều kiện
cần. Điều kiện đủ vẫn là phải
có triển vọng vĩ mô đủ tốt để
ngân hàng chịu cho vay với
lãi suất hợp lý.
Thêm nữa, trong bối cảnh
các DN bất động sản ở VN
hiện nay vẫn đang “khát vốn”,
việc tìm nhiều cách đẩy huy
động vốn trong nền kinh tế,
hạ mặt bằng lãi suất và đảm
bảo DN phi bất động sản tiếp
cận được vốn là chuyện không
đơn giản.
Những yếu tố đã đề cập
phía trên, tức các vấn đề vĩ mô
toàn cầu, thiếu vốn bất động
sản… là những rủi ro tiềm ẩn
và không thể dự đoán chính
xác thời điểm và quy mô. Vì
vậy, chúng ta chỉ có thể hy
vọng tình hình thanh khoản
của nền kinh tế sẽ không quá
khó khăn, chứ không thể hoàn
toàn không có trở ngại. Trong
trường hợp xấu nhất, Ngân
hàng Nhà nước sẽ quay lại
với ba bài toán khó của mình
và khi đó đánh đổi là chuyện
khó tránh.
Vì vậy, yếu tố quan trọng
nhất là phải đảm bảo nguyên
tắc “linh hoạt” trong các chỉ
tiêu vĩ mô. Tôi cho rằng khi
cân bằng giữa các mục tiêu
lạmphát - cung ứng vốn - đảm
bảo ổn định tiền tệ thì nên cân
nhắc liều lượng để đảm bảo
sức khỏe và vậnmệnh của các
DNtưnhânnội địa, nhất là lĩnh
vực sản xuất được đảm bảo.
Bình tĩnh chờ đợi
cơ hội
.
Lạm phát cơ bản đang có
xu hướng tăng, dự báo lên đến
khoảng 4,8%, một phần do giá
nhập khẩu tăng, phần nữa do
tỉ giá đồng USD tăng... Tình
hình lạm phát này có đáng lo
ngại không và vượt qua như
thế nào?
+Đây là vấn đề toàn cầu nên
chỉ có thểmột mặt cố gắng tìm
cách kiềm chế tăng giá trong
khả năng, đồng thời hy vọng
các dựbáo lạmphát sẽ đạt đỉnh
trong giai đoạn đầu năm2023
và giảm dần về cuối năm của
các tổ chức phân tích nhìn về
khuvựcASEANvàVNlàđúng.
Chúng ta cũng biết vì nhiều
vấn đề ở đây liên quan đến
nguồn cungnhưnăng lượngvà
lương thực nênkhông cónhiều
giải pháp để làm. Cục Dự trữ
Liên bangMỹ (Fed) đang tăng
lãi suất với tốc độ nhanh nhất
trong lịch sử, có khả năng đẩy
Cần có những giải pháp vĩ mô hợp lý để ngân hàng không còn tâm lý lo sợ khi cho vay, từ đó tăng
lượng cung tiền với lãi suất phù hợp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất cho doanh nghiệp.
Ảnh: VietNamNet
Có thể là quá sớm
nếu chúng ta tự tin
rằng sẽ không còn
những cú sốc
tương tự.
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook