001-2023 - page 9

9
KIÊNCƯỜNG
B
an quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình
giao thôngTP.HCM (Ban
giao thông) cho biết năm
2023 sẽ khởi công hàng loạt
dự án mang tính kết nối TP
với vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam như các dự án cao
tốc và đường vành đai.
Khởi công hàng loạt
cao tốc,
đường vành đai
“Năm2023, TPsẽ khởi công
hàng loạt công trình trọng điểm
như đường vành đai 3 vào ngày
30-6, rồi triển khai tiếp đường
vành đai 2, trình chủ trương
đầu tư đường vành đai 4” - ông
Lương Minh Phúc, Giám đốc
Ban giao thông, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM.
Theo ông
Phúc, ngoài các đường vành
đai kết nối với các tỉnh lân
cận, năm tới TP.HCM cũng
sẽ thông qua chủ trương đầu
tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
(kết nối với tỉnh Tây Ninh),
phối hợp với tỉnh Bình Dương
để chuẩn bị cho dự án cao tốc
TP.HCM - Chơn Thành.
“Năm 2023 được đánh giá
là năm đặc biệt vì nó mở đầu
10 năm đột phá trong hạ tầng
giao thông ởTP.HCMvà vùng
trọng điểm phía Nam, vì đây
là năm bắt đầu triển khai hàng
loạt dự án lớn mang tính liên
vùng kết nối như là cao tốc,
đường vành đai, cũng như các
dự án kết nối Cảng hàng không
Tân Sơn Nhất và khu vực cảng
Cát Lái” - ông Phúc nói.
Điển hình nhất cho giao
thông kết nối TP.HCMvới các
tỉnh là TP vừa khởi công dự
án mở rộng Quốc lộ 50 tăng
cường kết nối với tỉnh Long
An và các tỉnh miền Tây, tháo
nút thắt “cổ chai” lớn nhất giữa
TP.HCM đi về phía tây - tây
nam. Dự án này cũng tăng
cường kết nối khu vực cửa
ngõ phía nam TP.HCM với
tuyến cao tốc Bến Lức - Long
Thành, tuyến đường vành đai
3 TP.HCM trong thời gian tới.
Liên kết vùng
gắn với hiệu quả
kinh tế - xã hội
“Những vấn đề hạ tầng đô
thị, những vấn đề liên kết vùng
phải được gắn kết chặt chẽ với
TP.HCM đón đoàn khách quốc tế
đầu tiên của năm mới 2023
Sáng 1-1, Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với hãng
hàng không quốc gia Việt Nam, Cảng hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất tổ chức lễ đón đoàn khách du
lịch đến TP.HCM đầu năm 2023.
Tại lễ đón, du khách trải nghiệm hoạt động truyền
thống ngày tết như biểu diễn thư pháp, vẽ nón lá, làm
tò he, thưởng thức trà, trình diễn nhạc cụ dân tộc…
Ban tổ chức chọn ra sáu vị khách đặc biệt may
mắn trên chuyến bay quốc tế từ Frankfurt, Đức đến
TP.HCM và năm vị khách may mắn trên chuyến bay
từ Đài Loan đến TP.HCM để trao tặng những phần
quà đặc biệt. Phần quà gồm những chương trình trải
nghiệm các sản phẩm du lịch mới trên địa bàn TP
Thủ Đức, voucher miễn vé vào cổng và trải nghiệm
tại Bảo tàng Áo dài TP.HCM.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines và VietJet Air còn
tặng thêm cho các vị khách may mắn các vé máy bay
khứ hồi nội địa hạng thương gia trên những chuyến
bay do hãng khai thác.
Năm 2023, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện nhiều
chương trình để thu hút du khách đến với TP, nâng
cao chất lượng dịch vụ đưa du lịch phát triển vượt
bậc, đạt kỳ vọng đón 5 triệu khách quốc tế đến TP.
TÚ UYÊN
Dự án vành đai 3: TP.HCM sẽ có 70%
mặt bằng trước tháng 6-2023
Sở TN&MT TP.HCM đã đưa ra kế hoạch, phương
án cụ thể nhằm có đủ mặt bằng cho dự án đường
vành đai 3. Mới đây, sở đã có văn bản trình UBND
TP về việc hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thực hiện
dự án thành phần 2: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
đường vành đai 3, đoạn qua địa phận TP.
Việc triển khai kế hoạch thực hiện kế hoạch nhằm
đồng bộ với các địa phương, phát huy hiệu quả đầu
tư khi dự án đưa vào khai thác sử dụng.
Đồng thời, kế hoạch này nhằm đảm bảo hoàn thành
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để bàn giao
mặt bằng phục vụ thi công dự án thành phần 1 (phần
xây lắp) đường vành đai 3. Từ đó, góp phần hoàn
thành cơ bản dự án đầu tư xây dựng đường vành đai
3 TP.HCM vào năm 2025.
Hiện nay, TP đã phê duyệt dự án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư. Các công việc tiếp theo cần triển
khai gồm ban hành kế hoạch điều tra, khảo sát, đo
đạc, kiểm đếm và ban hành thông báo thu hồi đất.
Tiếp đó là lập dự thảo chính sách bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư dự án; Lập dự thảo phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của từng người bị
thu hồi đất.
Bên cạnh đó là lập phương án hỗ trợ đào tạo,
chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người
dân bị ảnh hưởng. Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến của
người dân về dự thảo chính sách, phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
Tiếp theo là báo cáo, đề xuất xác định hệ số điều
chỉnh giá đất tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
dự án; phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, ban hành quyết định thu hồi đất, phê duyệt
phương án bồi thường, tái định cư trong tháng 4 và
tháng 7-2023.
TP.HCM phấn đấu thực hiện đúng tiến độ thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao 70%
diện tích mặt bằng để khởi công trước ngày 30-6-
2023 đúng theo nghị quyết của Quốc hội và bàn giao
100% mặt bằng trước ngày 31-12-2023.
Sở TN&MT phát huy vai trò phó trưởng Ban
thường trực Ban chỉ huy dự án thành phần 2 sẽ chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành TP, chủ đầu tư dự án
để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Từ
đó, tham mưu TP theo quy định phù hợp thực tiễn
địa phương.
Đồng thời, chủ động thực hiện, đôn đốc các sở,
ngành, quận, huyện thực hiện công tác chuẩn bị quỹ
đất, nhà tái định cư cho dự án. Song song đó là thực
hiện công tác kiểm duyệt bản đồ vị trí khu vực thu
hồi đất để thực hiện dự án theo từng đợt.
Đồng thời kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để báo cáo
trưởng ban chỉ đạo, trưởng ban chỉ huy.
ĐÀO TRANG
Năm2023, nămđặc biệt
củagiao thông liên vùng
TP.HCM
Ngoài các đường vành đai kết nối với các tỉnh lân cận, năm tới TP.HCM
cũng sẽ thông qua chủ trương đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
TP.HCMđã triển khai thực hiện cắmmốc giải phóngmặt bằng đường vành đai 3 để chuẩn bị thực hiện
dự án năm2023. Ảnh: ĐÀOTRANG
Năm 2023, TP.HCM hoàn thành
nhiều dự án dang dở
Ban giao thông cho biết năm 2023, TP sẽ hoàn thành dự án
cầu Long Kiểng (quận 7) vào cuối năm. Đồng thời, ban cũng
sẽ tiếp nhận 15 mặt bằng từ các dự án dang dở được người
dân chờ đợi rất lâu trong thời gian qua như các cầuTăng Long,
Nam Lý, Ông Nhiêu (TP Thủ Đức); Ông Bồn, Rạch Đĩa (huyện
Nhà Bè), Phước Long (nối quận 7 với huyệnNhà Bè), hoàn thành
cầu Vàm Sắt 2 ở huyện Cần Giờ…
“Năm 2023, TP sẽ
khởi công hàng loạt
công trình trọng
điểm như đường
vành đai 3 vào ngày
30-6, rồi triển khai
tiếp đường vành đai
2, trình chủ trương
đầu tư đường vành
đai 4” - ông Lương
Minh Phúc, Giám
đốc Ban giao thông,
trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
.
hiệu quả kinh tế - xã hội, nó
rất quan trọng. Ví dụ, chúng
ta muốn phát triển một tuyến
đường thì không chỉ xây dựng
con đường đó là xong, mà phải
quan tâm đến quy hoạch hai
bên con đường để phát triển
theo mô hình TOD” - TS khoa
học-KTS Ngô Viết Nam Sơn
đánh giá về giao thông liên
kết vùng.
Theo ông Sơn, ai cũng biết
phát triển giao thông thì phải
làm theo mô hình TOD (mô
hình phát triển đô thị gắn kết
với giao thông công cộng, tạo
điều kiện cho việc gia tăngmật
độ dân cư) nhưng rất ít trường
hợp làm theo mô hình TOD
đúng nghĩa.
“Những tuyến đường phải
gắn kết với hạ tầng xã hội kèm
theo. Cách làm cũ khiến chúng
ta cứ loay hoay giải quyết vấn
đề kẹt xe. Ví dụ như tuyến
metro số 1, làm đúng theo
mô hình TOD thì trên tuyến
này có cả hệ thống xe buýt kết
nối, có bãi xe, có hệ thống hạ
tầng xã hội như nhà cao tầng,
trường học, chỗ làm việc…
chứ không phải làm metro
chỉ để giải quyết vấn đề kẹt
xe” - ông Sơn phân tích thêm.
Đồng tình, ông Trần Ngọc
Chính, Chủ tịch Hội Quy
hoạch phát triển đô thị Việt
Nam, cho rằng đã phát triển
TP.HCM thì phải quan tâm
đến phát triển vùng. Trong đó,
hạ tầng là quan trọng nhất của
TP.HCM, là “cơ thể sống” để
TP phát triển nhưng đến nay,
ngoài đường vành đai 1, rồi
đường vành đai 2 dang dở thì
TP chưa hoàn thiện được hệ
thống đường vành đai.
“Đường vành đai 3 sắp tới
sẽ triển khai rồi chuẩn bị là
đường vành đai 4, khi hoàn
thiện các đường vành đai này
thì chúng ta sẽ kết nối được
hệ thống giao thông từ ngoài
với TP. Đặc biệt là đường vành
đai 3 đang rất được người dân
quan tâm, có đường vành đai
3 sẽ kết nối giao thông TP
được đi các nơi” - ông Chính
nêu thực tế.
Theo ông Chính, đã nói tới
giao thông thì phải nói đến
kết nối mà TP hiện rất thiếu
đường vành đai, cao tốc để
kết nối. “Chúng ta phải làm
sao để TP.HCM tăng tính
kết nối, kết nối mang tính
quốc gia và quốc tế như câu
chuyện chúng ta đang làm
sân bay Long Thành. Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam
là 30.000 km
2
cho tám tỉnh.
Chúng ta phải quan tâmđến hạ
tầng kết nối như hàng không,
đường sắt, đường bộ…” - ông
Chính nói.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook