001-2023 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai2-1-2023
(Tiếp theo trang 1)
Tiêu điểm
Xuất phát điểm của Việt Nam giai đoạn năm năm theo Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng gặp bất lợi do sức công phá của đại dịch COVID-19 và
tình hình thế giới nhiều biến động như cạnh tranh với nước lớn, xung đột tại
Ukraine và một số điểm nóng khác. Tăng trưởng giai đoạn 2021-2022 của
Việt Nam chỉ đạt 5,18%, tạo áp lực lên mục tiêu tăng trưởng trong ba năm
còn lại. Cụ thể, chúng ta phải đạt tăng trưởng bình quân từ gần 7,5% đến
trên 8,0% trong giai đoạn 2023-2025 mới hoàn thành mục tiêu chung đề ra.
Như vậy, nếu chỉ kỳ vọng vào tăng trưởng của một năm 2023 là chưa
đủ, nhất là khi các dự báo vĩ mô cho thấy quý I-2023, kinh tế Việt Nam vẫn
còn nhiều khó khăn xuất phát từ dư âm của những vấn đề tồn tại từ giai
đoạn trước. Điển hình như chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu vẫn
chưa phục hồi; những mô hình cải cách mang tính thể chế sau dịch vẫn
chưa phát huy hiệu quả; tình hình lạm phát vẫn còn khá đáng lo ngại; sự
tái thiết của các doanh nghiệp còn ở mức thấp; những lo ngại về tình hình
cung tiền và thị trường tài chính - tiền tệ vẫn chưa được dập tắt...
Việc chạy theo những con số tăng trưởng được một số chuyên gia đánh
giá là “đắt đỏ”, bởi để thêm một điểm phần trăm tăng trưởng, Việt Nam sẽ
phải tốn kém rất nhiều trong bối cảnh các nguồn lực còn hạn chế. Vậy nên
chúng ta cần nhắm đến những giải pháp có tính chọn lọc và bền vững.
Thứ nhất, cải cách thể chế vẫn là “bài toán cũ” nhưng cần sự quyết tâm
trong việc tìm lời giải. Bởi thể chế chính là “hạ tầng mềm”, vốn vẫn còn
nhiều không gian cho nước ta cải cách để kỳ vọng tạo ra những “cú hích”.
Làm sao để người dân, doanh nghiệp thuận tiện làm ăn, dễ dàng tiếp cận
các chính sách hữu ích, nhất là khi họ gặp nhiều khó khăn? Làm sao thúc
đẩy sự minh bạch, công bằng theo cơ chế thị trường, đồng thời Nhà nước
can thiệp ở mức phù hợp nhất để giảm thiểu rủi ro do “bàn tay vô hình” của
thị trường tạo ra? Làm sao giảm thiểu sự rườm rà, bất nhất, thậm chí các
biểu hiện dù mang tính thiểu số như quan liêu, tham nhũng trong thực thi
công vụ, giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính cho người dân?
Cạnh đó, nhìn từ công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà
nước thì làm sao để tạo ra cơ chế giám sát không chỉ định tính mà còn
định lượng thông qua việc khuyến khích phân quyền, giao quyền; thu
thập, tổng hợp, phân tích, hiển thị các đầu việc, nhiệm vụ, nhân sự… rõ
ràng (trên các bảng hiển thị - dashboard); tạo cơ chế khuyến khích thông
qua các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI)?
Tất cả câu hỏi này dù không mới và cũng đang được tìm lời giải nhưng
cần phải được giải quyết nhanh chóng hơn, triệt để hơn. Việc lắng nghe
và dũng cảm thay đổi sẽ là nhân tố then chốt để trả lời các câu hỏi “cũ
nhưng khó” lâu nay khi nhìn về khía cạnh thể chế.
Thứ hai, “hạ tầng cứng” cũng rất cần được quan tâm, đặc biệt là cải
cách chất lượng nguồn nhân lực. Các chỉ số tăng trưởng FDI báo hiệu
tin vui khi nhiều ông lớn công nghệ cao, kinh tế số… đang chọn Việt Nam
làm điểm đến. Nước ta cũng đang thúc đẩy kinh tế số và đổi mới sáng
tạo trong nhiều lĩnh vực, không chỉ công nghệ tài chính (fintech) mà còn
nông nghiệp thông minh, du lịch, y tế chất lượng cao… Đó là cơ hội để
chúng ta tạo ra “cú hích” cho nền kinh tế nếu vấn đề nguồn nhân lực
được giải quyết rốt ráo.
Năm 2023 và những năm tới, việc rà soát nhu cầu thị trường lao động,
làm việc với các trường đại học, viện nghiên cứu cùng các cơ quan, tổ
chức liên quan để cung cấp nguồn lao động “hợp thời - hợp thế” là rất
cần thiết. Nguồn nhân lực là “hàng hóa đặc biệt” nhưng vẫn theo quy
luật cung cầu của thị trường. Vì vậy, Nhà nước - doanh nghiệp - nhà
trường sẽ là “tam giác vàng” để nguồn nhân lực Việt Nam, vốn còn rất
nhiều dư địa, có thể phát huy được sức mạnh thực sự.
Thể chế và nguồn nhân lực sẽ là những “bệ phóng” cho tăng trưởng
không chỉ ở giai đoạn 2023-2025 (giai đoạn tăng tốc hoàn thành mục
tiêu Đại hội XIII), mà còn cho những năm tiếp theo.
ĐỖ THIỆN
Bệ phóng
tăng trưởng2023
Cơhội từbên
ngoài vàđộng
lực từbên trong
Mới đây,
tại tọa đàm
“Triển vọng
kinh tế 2023:
Thúc đẩy
tăng trưởng
từ nội lực”
do Trường
ĐH Kinh tế -
Luật tổ chức,
TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ
Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung
ương, đã đưa ra nhiều nhận định
đáng chú ý về cơ hội cho nền kinh tế
Việt Nam (VN) năm 2023.
Trong bối cảnh Trung Quốc (TQ)
dần nới lỏng chính sách “zero-
COVID”, từ mở cửa nền kinh tế,
cơ hội đầu tư và giao thương vào
thị trường tỉ dân này đang dần quay
lại, bù đắp cho những bất ổn từ thị
trường châu Âu và Mỹ được dự báo
là còn kéo dài (ví dụ tình trạng giảm
cầu đơn hàng từ VN). Ngoài kỳ
vọng vào dòng vốn khổng lồ từ TQ,
việc kinh tế của nước này giảm tốc
và đồng nhân dân tệ mất giá so với
đồng USD thì giá đầu vào từ TQ ít
bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Mặt khác, ASEAN, VN có thể là
trung gian cho các hoạt động kinh tế
giữa Mỹ và TQ. Điều này thúc đẩy
sự đầu tư từ TQ và từ các nước khác
đang dịch chuyển khỏi TQ sang VN
gia tăng.
Một số nhân tố khác cũng thúc
đẩy kinh tế VN phục hồi, bao gồm
hoạt động tiêu dùng trong nước phục
hồi mạnh mẽ với tổng mức bán lẻ
tăng 20,5%; hoạt động xuất khẩu 11
tháng đầu năm 2022 tăng trưởng tốt
nhờ kinh tế các nước đối tác chính
phục hồi với cán cân thương mại
hàng hóa cả nước xuất siêu 10,68
tỉ USD; việc giải ngân đầu tư FDI
cũng tăng tốt.
TS Nguyễn Tú Anh cũng lưu ý
VN cần tập trung vào một số động
lực mà lâu nay vẫn chưa được khai
thác. Điển hình như lĩnh vực đầu tư
khu vực nhà nước; tìm cách phục
hồi du lịch (khách quốc tế ước tính
đạt chỉ 3,5 triệu lượt, thấp hơn nhiều
so với 18 triệu lượt hồi năm 2019).
Ngoài ra, cần thúc đẩy các động
lực tăng trưởng khởi động muộn.
Đáng chú ý là có giải pháp để thị
trường trái phiếu doanh nghiệp phục
hồi từ năm 2023, bởi thị trường này
trong thời gian qua gặp nhiều khó
khăn, vẫn còn nằm dưới tiềm năng.
Ngoài ra, hiện chỉ có 4/38 quy hoạch
ngành quốc gia được phê duyệt
nhưng hiện có 15/38 quy hoạch đã
lập xong, đồng thời có 42/63 quy
hoạch cấp tỉnh đã lập xong chờ phê
duyệt. Những động lực này được kỳ
vọng có thể khơi thông những điểm
nghẽn về bất động sản, vốn chịu rất
nhiều tổn thương trong giai đoạn
vừa qua.
trưởng 2023
Tăng trưởng
phụ thuộc nhiều
vào đầu tư công
Một sốbáo cáo, phân tíchdự
báo rằng tăng trưởngGDPnăm
2023 của VN có thể vào mức
khoảng 6,5%-7%vàmột trong
những điều kiện để đạt được
con số này đó là hoạt độnggiải
ngân đầu tư công tốt.
Tuy nhiên, hiện còn nhiều
vướng mắc trong giải ngân
đầu tư công, điển hình nhất
đó là liên quan đến Luật Đất
đai. Việc sửa đổi Luật Đất đai
cần trình qua ba kỳ Quốc hội.
Nhìn tổng thể, có nơi giải ngân
đầu tư công tốt, nơi thì chậm.
Mỹ và nhiều nền kinh tế lớn
vào suy thoái mà lạm phát ở
Mỹ chỉ giảm nhẹ về dưới 8%.
Điều đó cho thấy không có
nhiều giải pháp mà các chính
sách đánh vào tổng cầu có
thể thực hiện. Ngoài ra, về
yếu tố cung, cũng không có
nhiều thứ mà VN có thể làm,
vì vậy phải trông cậy vào các
quốc gia nắm các nguồn cung
ứng chính (như Mỹ, châu Âu
và hy vọng mới nhất chính là
thị trường TQmở cửa trở lại).
Một rủi ro nhiều nhà phân
tích đang lưu ý là nếuTQ tăng
trưởng nhanh hơn dự đoán và
có tâm lý “mua sắm trả thù”
khi mở cửa lại nền kinh tế thì
có thể đẩy lạm phát tăng cao.
Tuy nhiên, với tình hình hiện
tại, khả năng tiến trìnhmở cửa
sẽ không thể nhanh được, do
đó khả năng nhu cầu bùng nổ
ở TQ không phải là kịch bản
chính lúc này.
Vì vậy, khả năng cao là VN
sẽ vẫn có thể khống chế được
lạm phát vào dịp cuối năm
2023. Nhưng trong những
quý đầu năm có thể có những
áp lực khó tránh và không có
nhiều thứ chính sách vĩ mô
có thể làm ngoại trừ chờ đợi.
Đôi khi không đưa ra những
chính sách phản ứng vội vã,
thiếu kiên nhẫn, ngồi yên chờ
đợi đã là một chính sách tốt.
Hướng đến chất lượng
tăng trưởng
. Mục tiêu tăng trưởng cả
giai đoạn2021-20256,5%-7%
bị đánh giá là khá thách thức,
khi giai đoạn 2021-2022 tăng
trưởng thấp, chỉ đạt 5,18%,
do dịch bệnh và biến động thế
giới. Liệu có hướng ra khả dĩ
nào về tăng trưởng trong thời
gian tới?
+ Tăng trưởng 6,5%-7% là
một tham vọng cao trong bối
cảnh rủi ro lạm phát vẫn còn
đó và tăng trưởng ở những thị
trường xuất khẩu chính của
VNnhưMỹ, châuÂu, TQcòn
nhiều khó khăn.
Tập trung vào tăng trưởng
chỉ trong một năm 2023 sẽ
không giải quyết được vấn đề.
Thay vào đó, chúng ta nên chú
ý vào những khuyến nghị của
các tổ chức phân tích về tình
hình kinh tế - xã hội của VN.
Họ khuyến nghị VN nên đẩy
mạnh việc đầu tư vào những
nguồn nhân lực và hạ tầng
“cứng” (thực thể) và hạ tầng
mềm (thể chế).
Những điều này được cho
là còn nhiều không gian để cải
thiệnởVN, đặcbiệt là trongbối
cảnhVNmuốn tậndụng cơhội
thu hút thêmnhiều vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) từ
TQ, Hàn Quốc và Nhật Bản,
cũng như mở rộng thị trường
xuất khẩu qua các hiệp định tự
do thương mại (FTA) mà VN
đã ký. Thay vì cố gắng chạy
theomột con số GDP, tôi nghĩ
VN hãy đặt ra một chiến lược
tăng trưởng hướng vàomột bộ
chỉ số chất lượng tăng trưởng
nguồn nhân lực, hạ tầng cứng
cũng như hạ tầng mềm.
.
Xin cám ơn ông.•
Chính phủ
cần có các hỗ
trợ để doanh
nghiệp duy trì
hoạt động sản
xuất trong bối
cảnh các thị
trườngMỹ và
châuÂu giảm
đơn hàng
nhập khẩu và
chưa có dấu
hiệu gia tăng
nhu cầu trở
lại. Trong ảnh:
Hoạt động sản
xuất chip bán
dẫn tại Trung
tâmThiết kế
vi mạch, Khu
công nghệ cao
TP.HCM. Ảnh:
HOÀNGQUÂN
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHHDatalogic, Khu công nghệ cao TPHCM.
Ảnh: HOÀNGQUÂN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook