7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai2-1-2023
ĐẠI BIỂUQUỐCHỘI LÊ THANHPHONG,
N
ăm 2023, để hoàn thành tốt các
mặt công tác, đặc biệt là công
tác giải quyết, xét xử các loại
án, đáp ứng nhiệm vụ chính trị, tòa
án hai cấp TP.HCM tập trung thực
hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất:
Tiếp tục thực hiện đồng
bộ các giải pháp mang tính đột phá để
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
tòa án. Chủ động, tích cực thực hiện
chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương và
TP về phòng chống tham nhũng, tiêu
cực; đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử
kịp thời, nghiêmminh các vụ án tham
nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp
và các vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thứ hai:
Tiếp tục thực hiện nghiêm
túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng và của Quốc hội về công tác
tư pháp, cải cách tư pháp đáp ứng yêu
cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Trong đó, bám sát các chỉ tiêu công
tác của tòa án tại Nghị quyết 96/2019/
QH14, Nghị quyết 33/2021/QH15
của Quốc hội về tổ chức phiên tòa
trực tuyến, Luật Hòa giải, đối thoại
tại tòa án cũng như các nghị quyết,
chỉ thị của Ban cán sự đảng, Chánh
án TAND Tối cao về triển khai thực
hiện nhiệm vụ công tác.
Thứ ba:
Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong tòa án hai cấp
TP; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính tư pháp; xây dựng, củng cố và
hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động của tòa án; việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong các mặt hoạt động
của tòa án là bài toán giải quyết về
biên chế và theo kịp với thời đại công
nghệ 4.0; đặc biệt là việc xây dựng tòa
án điện tử; tăng cường tính hiệu quả
trong công tác xét xử trực tuyến. Tiếp
tục triển khai các phần mềm quản lý;
chuẩn bị các điều kiện để kết nối dữ
liệu theo Đề án 06.
TANDTP.HCM triển khai thực hiện
có hiệu quả một số đề án như: Đề án
đối thoại trực tuyến trong giải quyết
án hành chính; Đề án phiên họp trực
tuyến giải quyết việc áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa người vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc; Đề án tống
đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng
phương tiện điện tử trong tố tụng dân
sự, tố tụng hành chính. Xây dựng và
triển khai một số phần mềm hỗ trợ hoạt
động quản lý, điều hành; khai thác,
sử dụng các tiện ích trên cổng thông
tin điện tử, từng bước cung cấp dịch
vụ công trên cổng thông tin điện tử.
Thứ tư:
Thực hiện đồng bộ, có hiệu
quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ
giải quyết, xét xử, các vụ án kinh
doanh thương mại, yêu cầu tuyên bố
phá sản doanh nghiệp đảm bảo nhanh
chóng, kịp thời, góp phần cùng TP cải
Vụ1nâng cao tiếnđộ,
giải quyết dứt điểm
các vụánkéodài
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an
ninh (Vụ 1) VKSND Tối cao vừa tổ chức hội nghị triển
khai công tác năm 2023. Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó
Viện trưởng VKSND Tối cao, dự và chỉ đạo hội nghị.
Theo báo cáo của Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra án an ninh, năm 2022, vụ đã xây dựng và
triển khai nghiêm các nội dung công tác đột phá, nhiệm
vụ trọng tâm của đơn vị gắn với các yêu cầu, chỉ đạo của
Viện trưởng VKSND Tối cao và thực tiễn, chức năng của
đơn vị.
Cụ thể, vụ tiếp tục nâng cao chất lượng, tiến độ giải
quyết các vụ án, vụ việc. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu
công tác của đơn vị cao hơn so với năm 2021, đã hoàn
thành và hoàn thành vượt 35/35 chỉ tiêu nghiệp vụ.
Năm 2022, yêu cầu của lãnh đạo VKSND Tối cao và
quyết tâm của đơn vị giải quyết dứt điểm các vụ án đã kéo
dài nhiều năm, có khó khăn, vướng mắc trong đường lối
giải quyết, có vụ bị hủy để điều tra lại nhiều lần, có vụ án
đã bị cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội, sau đó cấp phúc
thẩm hủy để điều tra lại. Do đó, lãnh đạo đơn vị, kiểm sát
viên đã tập trung thời gian, tinh thần trách nhiệm, phối
hợp tốt với các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương, địa
phương giải quyết dứt điểm các vụ án.
Đối với vụ án được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, Vụ 1 được
giao thụ lý, giải quyết đối với vụ án lợi dụng chính sách
hỗ trợ công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước phòng
chống đại dịch COVID-19 để trục lợi.
Đây là vụ án được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Vụ
1 đã và đang phối hợp chặt chẽ với Cơ quan An ninh điều
tra Bộ Công an trong hoạt động điều tra, đến nay đã khởi
tố về năm tội danh đối với 38 bị can.
Đơn vị đã tham mưu lãnh đạo VKSND Tối cao và lãnh
đạo Bộ Công an ban hành Hướng dẫn liên ngành 14/
HDLN-BCA-VKSNDTC ngày 20-7-2022 về hướng dẫn
phối hợp xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc,
vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174, Điều 290 Bộ
luật Hình sự…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Quang
Dũng biểu dương kết quả công tác của đơn vị trong năm
2022.
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị lãnh đạo
Vụ 1 tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu
đơn vị, gương mẫu, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với cấp
ủy Đảng, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Đồng thời, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, tăng cường
công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao hơn nữa trình
độ, năng lực của đội ngũ công chức, kiểm sát viên trong
đơn vị.
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao chỉ đạo đơn vị tiếp
tục phối hợp tốt với các đơn vị liên quan nhằm quản lý
chặt chẽ hơn tình hình an ninh chính trị trong phạm vi
cả nước; thực hiện tốt công tác chống oan, sai, bỏ lọt tội
phạm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác nghiệp vụ và phải đảm bảo tính bảo mật của
thông tin.
Đối với những vụ việc có tính chất chính trị nhạy
cảm, đơn vị phối hợp với VKSND địa phương báo cáo
VKSND Tối cao và các cấp có thẩm quyền để có chỉ đạo
giải quyết kịp thời…
Tại hội nghị, ông Dũng đã trao cờ thi đua ngành kiểm
sát nhân dân cho tập thể Vụ 1, cờ thi đua dẫn đầu khối
cho một đơn vị cấp phòng thuộc Vụ 1 và các danh hiệu
thi đua cho các cá nhân thuộc Vụ 1 VKSND Tối cao.
(Theo
vksndtc.gov.vn
)
Ông
Nguyễn
Quang
Dũng,
Phó Viện
trưởng
VKSNDTối
cao, phát
biểu tại hội
nghị. Ảnh:
Vksndtc.
gov.vn
Bước chuyểnmình của
ngành tòa án TP.HCM
Trong năm2023, tòa ánhai cấpởTP.HCMsẽ đẩymạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính tư pháp,
xây dựng tòa án điện tử…
Chánh án TAND TP.HCM
Áp lực khi thiếu thư ký tòa án
Về nhân sự, tôi rất mong được bổ sung thêm thư ký, việc thiếu thư ký đang gây
khó khăn cho hoạt động nghiệp vụ của tòa án. Hiện nay, một thư ký tại TAND
TP Thủ Đức giúp việc cho 3-4 thẩm phán. Trung bình mỗi tháng một thẩm phán
giải quyết bảy vụ. Như vậy, mỗi thư ký phải gánh khối lượng công việc rất lớn,
gần như quá tải.
Về cơ sở vật chất,TANDTPThủĐức tiếp tục hoàn thiện các phòng xử trực tuyến
hình sự, xử lý cai nghiện, nối mạng với UBND TP Thủ Đức.
Năm 2021, TAND TP Thủ Đức giải quyết hơn 3.500 vụ án các loại; năm 2022 sẽ
giải quyết 5.500 vụ và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023. Do đó, việc bắt tay ngay
vào làm việc sau khi kết thúc các kỳ nghỉ tết Dương lịch, tết Nguyên đán là rất
quan trọng bởi chỉ tiêu thi đua của ngành ngày càng cao. TAND TP Thủ Đức sẽ
chú trọng việc giải quyết các án tạm đình chỉ, án quá hạn lâu năm.
Trong năm2023, để hoàn thành tốt cácmặt công tác, đáp ứng nhiệmvụ chính
trị, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế; nâng cao hơn nữa chất lượng công
tác giải quyết, xét xử các loại án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, TANDTP Thủ
Đức tập trung vào các giải pháp sau:
Một là tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
Bộ Chính trị, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp.
Hai là thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, gắn công tác xây dựng Đảng với
xây dựng TAND trong sạch, vững mạnh.
Ba là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động công vụ, xử lý
nghiêm những tập thể, cá nhân có sai phạm.
Ông
NGUYỄN THÀNHVINH
, Chánh án TAND TP Thủ Đức, TP.HCM
Năm 2023, TAND
TP.HCM đẩy nhanh
tiến độ, đưa ra xét xử kịp
thời, nghiêmminh các vụ
án tham nhũng, kinh tế
nghiêm trọng, phức tạp và
các vụ án dư luận xã hội
quan tâm.
thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh, nâng cao
hơn nữa chất lượng phục vụ người
dân và doanh nghiệp. Chú trọng làm
tốt công tác hòa giải, đối thoại trong
giải quyết các vụ án dân sự và hành
chính. Tăng cường tổ chức phiên tòa
rút kinh nghiệm, phiên tòa theo tinh
thần cải cách tư pháp. Nâng cao chất
lượng bản án, quyết định của tòa án,
đảm bảo đúng pháp luật, chặt chẽ, rõ
ràng, khả thi.
Thứ năm:
Tăng cường và chú trọng
làm tốt công tác dân vận trong hoạt
động xét xử; đây là một trong những
nhiệm vụ trong tâm của thẩm phán, thư
ký tòa án hai cấp TP. Dân vận khéo
trong hoạt động xét xử sẽ góp phần
hạn chế việc khiếu nại, tố cáo, tạo sự
đồng thuận giữa các bên. Đẩy mạnh
việc thực hiện phong trào thi đua theo
chủ đề “Phụng công, thủ pháp, chí
công, vô tư”, với phương châm “Gần
dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”.
Tăng cường công tác đóng góp xây
dựng pháp luật, công tác tuyên truyền,
phổ biến và áp dụng thống nhất pháp
luật. Tăng cường áp dụng hiệu quả án
lệ trong công tác xét xử án, chủ động
tích cực đề xuất, kiến nghị xây dựng
và phát triển án lệ.•
Hội đồng xét xử tại một phiên tòa ở TP.HCM. Ảnh: NGUYỆTNHI